Thứ Hai, 28 tháng 2, 2011

Cười cho hết ngày cùng của tháng 2, tại sao không??? (ST: Đạt)

Video clip cũ nhưng làm ai cũng phải cười. Tại sao không post lện???

Trôĩ lại gặp nhau

12g15', chở con tới trường. Thấy chuông reo, hiện tên "Hùng Mập". Dừng xe, ghé đít, bật máy (tuy đang vội), nghe: "Bác nói chuyện với bác "thông gia"...". Nghĩ bụng "thông gia chó nào?"... Gió ào ào, cố mới nhận ra giọng Thắng "ngớ": "Đến ngay 30 Phạm Ngọc Thạch". "Mới vào à?". "Ừ!". Tắt máy. Chuông lại reo, vẫn máy Hùng Mập nhưng giọng Quang Thắng: "Đến ngay đi! Học sinh "Câm điếc Xã Đàn" à mà không nhận ra giọng bạn già?". "Xong ngay!".
Phi đến nơi mới biết là quán của Quân "Hải quan". Đã thấy Thắng "ngớ", Hùng "mập", Tạ Sơn, Thắng "Hưởng". Lát sau là Đoàn Khánh. Toàn quân ta cùng 2 thằng em là Pilot của VNAir. Lại chuyện Trỗi, chuyện HN... "Uốn" nhiều quá, cả bia lẫn R.
Bạn nào là "quan" đi làm lúc 14g. Nhậu tới 15g30' thì "kết". Giục bố Thắng "ngớ" ra xe phi sân hay cho kịp giờ.

Ngày Thầy thuốc VN: Có 1 người bạn

Anh em Trỗi ta đều đã trên dưới 6 "xọi", người đã nghỉ hưu về vui với con cháu, số còn lại cố gắng làm việc cho hết "date". Cơ bản là: họ đều là những công dân có ích cho xã hội.
Trong số đó, có 1 anh bạn mà tôi nhớ mãi. Trong 1 cuộc nhậu, anh ta có nói với T.S và tôi: "Cuộc đời mỗi người có 1 cách phấn đấu; riêng tôi, tôi sẽ phấn đấu để sao chăm lo sức khỏe cho bạn bè, thầy cô trường Trỗi được nhiều nhất". Nói thì dễ nghe lắm (ai nói thế cũng được!), nhưng làm được  nhiều việc tốt đúng như anh nói thì không dễ. Hiện, anh làm sếp 1 bệnh viện ở TPHCM.
Sau tết, nhắn tin cho anh: Thầy giáo Trần Sinh suy thận nặng, cấp cứu từ Cần Thơ lên TP sẽ đến bệnh viện của anh. Anh dặn: "Yên tâm đi!".
Ngay sớm hôm sau, anh có mặt thăm thầy. Tại phòng cấp cứu, thầy nhận ngay ra anh và bảo: "Cứu sống thầy, nghe con!". "Dạ, đó là trách nhiệm của trò, thầy ạ!". Coi như xong!
Chỉ 2 ngày lọc máu, sức khỏe thầy tiến triển tốt. "Chú ngủ ngon, ăn được rồi, con ạ". Sau hơn tuần chữa trị, thầy được chuyển ra điều trị ngoại trú. Sáng nay, anh lại nhắn tin: Đã lo xong phòng cho thầy nằm, mà miễn phí.
Thật cảm động! Chẳng biết nói gì hơn ngoài 2 từ "Cảm ơn!". Bạn Trỗi ta thế đó!

Đọc cho vui (N.TV - BRD)

Vừa qua tạp chí Spiegel thực hiện một cuộc kiểm tra trên 1/4 triệu người về các lĩnh vực Lịch sử, kinh tế, chính trị. hiểu biết chung.... Có những kết quả rất bất ngờ: sự hiểu biết của nhiều người Đức còn dưới cả mức đủ điều kiện để nhập quốc tịch.
Dưới đây là vài câu hỏi trong lĩnh vực hiểu biết chung.
1- Người đàn bà này có họ gì ?

Lại chuyện xăng tăng giá (ST: Đạt)

1. Sao sếp không về xem bão giá,
Từ mấy ngày qua chới với luôn.
Tiền lương vừa lãnh cầm đi chợ,
Bão giá quây quanh mặt xanh dờn.

CHUYỆN ÍT BIẾT VỀ CHÁU ĐÍCH TÔN CỦA LƯU CHỦ TỊCH (1)

Bài đăng trên blog của Cao Cẩm Quỳ đã được thầy Phạm Đình Trọng dịch và gửi Bantroik5. Xin chân thành cảm ơn thầy và trân trọng giới thiệu!

Anh ta có tên là Lưu Giao Sa (tên Nga là A-liô-sa, còn gọi là Sa), ngày nhỏ có tên Liêu Liêu.

A. Chuyn v đi gia đình h Lưu
Bà Hà Bảo Trân, vợ cả của Lưu Thiếu Kỳ, sinh năm 1902 trong 1 gia đình nghèo, gốc Hồ Nam. Năm 1922, bà tốt nghiệp trường nữ ở Hàng Dương, rồi về Trường Sa, ở với Mao Trạch Đông và Dương Khai Tuệ (vợ Mao).
Lưu Giao Sa, cháu nội cụ Lưu
Mùa thu 1922, Dương giới thiệu Hà cho Lưu Thiếu Kỳ. Đến tháng 4-1923 thì kết hôn và sinh được 3 người con: chị cả Lưu Ái Cầm và 2 em trai Lưu Doãn Phú, Lưu Doãn Nhược. Đến 1934, Hà Bảo Trân hi sinh ở Vũ Hoa Đài, Nam Kinh.

Chủ Nhật, 27 tháng 2, 2011

Bài viết hay về Ma Văn Kháng của anh Nguyễn Lân Dũng (ST)

Hai cái ông nổi tiếng này hóa ra cùng là cựu học sinh Lư Sơn, Quế Lâm. Trên blog của anh Dũng có bài về nhà văn Ma Văn Kháng. Mạn  phép anh Dũng link sang đầy. Mời anh chị em cùng đọc!

Quanh chuyện xăng tăng giá (ST: Đạt)

Xăng tăng giá cũng có nhiều chuyện tiếu lâm để nói
------------------------------
Cập nhật tin tức thị trường sau khi giá xăng tăng lên 19K / 1lit.
Lập tức:
- Phở từ 20K lên 30K,
- Thuốc lá Vinataba 15K lên 20K,
- Trà đá 2K lên 5 K,
- Cổ phiếu chết đứng,
- Giá xe đạp lên cao ,
- Các trung tâm mua sắm giảm doanh thu trầm trọng, riêng mặt hàng dành riêng cho phụ nữ vẫn chưa được cập nhật! .

THƯƠNG NHỚ HOA TRÚC ĐÀO (Trần Đình Ngân)

Thiên hạ ai cũng công nhận - QuếLâm là đất địa linh nhân kiệt. Đối với Việtnam , QuếLâm càng là vùng đất để một thế hệ những người Cách mạng, những cán bộ cấp Đảng và Nhà nước, những trí thức Nhà khoa học, những Tướng lĩnh Chỉ huy quân đội ...nhớ tới nơi khởi đầu, nơi nhen nhúm những hoài bão vì nước vì dân của mình . Đành rằng , sự phát triển của mỗi người không đều nhau , nhưng ai đã qua cái lò này thì đều kiêu hãnh , mình đã có một thời QuếLâm .

2 bác Phan, Ngân bên hồ trước nhà hiệu bộ, Giáp Sơn


Trước nhà bát giác còn được giữ. Có ảnh nhỏ "cu" Ngân chụp 1955, trước khi xuống Nam Ninh.












Thứ Bảy, 26 tháng 2, 2011

CLB HN Phương Nam, ra quân trận đầu

Chiều qua, CLB HN Phương Nam có trận đầu xuân với Thành Nam. Nhìn tương quan lực lượng thầy đội bạn khỏe, trẻ, đầu hơn. Nào Tuấn "thần", Hùng "râu" và Thùy (em ruột danh thủ Thêu Thể Công), Thiện Quang (CATP)... Ta thì thiếu quân và yếu tuyến giữa (mỗi chú Ninh cầm cương).
Vừa vào 15', đội bạn mở tỷ số. Chú Quyết nhà ta chịu khó chạy và ghi bàn hòa 1-1. Kết thúc hiệp 1, tỷ số 2-2. Sang hiệp 2, ta bồ sung thêm Công và dẫn trước 3-2, 4-3. Bạn gỡ 4-4.
Cuối hiệp 2, Việt "béo" đá phạt góc. Thấy bóng đi không căng, thấp. Ngày tròng vòng 5m50, Quyết đánh đầu ngược, bóng giội xuống đất. Thủ môn Thành Nam thấy bóng chậm nên lừng chừng, chưa bắt. Công nhà ta nhanh như điện, từ ngoài vòng 5m50 bất ngờ lao vào, co chân sút bóng bay ngược, cháy lưới. Bàn thắng này được bình là bàn thắng đẹp nhất.
Tỷ số 5-4 nghiêng về CLB HN Phương Nam.

Nỗi buồn chứng khoán (Huỳnh Úc)

Em ơi ! Buồn làm chi
(Xin phép cụ Hoàng Cầm)

Em ơi ! Buồn làm chi
Anh đưa em về, đừng ngồi đó nữa
Sàn giao giao dịch một màu đỏ lửa
Nhiều mã giảm đi
Kịch sàn xuống giá
Mũi tên nghiêng nghiêng đi xuống trường kỳ.

Trao đổi: Suy nghĩ theo Đạo Phật thế nào cho đúng?

Anh Nguyễn Viết Tiến sáng nay có tâm sự: Hôm nọ có một người quen kể lại chuyện thương tâm của một người bạn: con anh ta bị chết. Vì yếu con nên anh tin rằng con họ đã về Tây Phương cực lạc , rồi anh ta bỏ việc , suốt ngày đi chùa lễ Phật để mai kia Phật cho họ về Tây Phương với con , thật là khổ nhưng cũng thật si mê. Dân chúng bây giờ cũng rất si mê , hôm 14-15/1 âm lịch vừa rồi ở chùa Phúc Khánh (Ngã Tư Sở ) hàng ngàn người dân đội mưa , đứng ở ngoài đường dài hàng mấy trăm mét để lế Phật.
Không biết làm sao cho chúng sinh hiểu được Đạo Phật?

     ĐÔI LỜI CÙNG CÁC VỊ GỌI LÀ “PHẬT TỬ”

Dân chúng hiện nay thi nhau đi chùa lễ Phật , nhất là khi Nhà nước những năm gần đây cũng ra sức chấn hưng Đạo Phật xây dựng nhiều chùa to , đền lớn . Những người đi lễ thì mong mỏi “cầu gì được nấy” cho nên họ dâng lễ to , lễ lớn nhưng họ có biết rằng : “Phật không cho ai cái gì , Phật cũng không lấy của ai cái gì” .


Chị Sui (ST: Đạt k8)

Chưa tới sáu mươi mà tôi hên quá, có tới những hai chị sui nhỏ tuổi hơn tôi nhiều. Còn hên hơn nữa là cả hai anh sui đều đã đi bán muối mấy năm nay rồi, để lại hai chị phòng không chích bóng, ngó thấy muốn ứa nước mắt, thiệt tội nghiệp vô cùng.
Có những lúc phởn chí, tôi ngâm lên bài thơ Chị Sui, giọng ngâm trầm ấm rỉ rả trong canh vắng, nghe hay hơn ông Nguyễn Ngọc Ngạn trong Thúy Nga Paris rất nhiều:
- Đêm nằm bên vợ nhớ chị sui
Thấy tình cảnh chị luống ngậm ngùi
Ước ngày nào đó tôi góa vợ
Ghé thăm nhà chị chắc là dzui...

Thứ Sáu, 25 tháng 2, 2011

Vài suy nghĩ về ngày 17-2-1979 (Trần Kháng Chiến)

Hôm 19-2-2011, tôi  theo dõi chương trình truyền hình trực tiếp kỷ niệm 60 năm  ngày bế mạc Đại hội đại biểu  lần thứ II của Đảng Lao động VN  tại Tuyên Quang. Trong một đoạn phim tư  liệu của Đại hội lịch sử này, trên chủ tịch  đoàn thấy Bác Hồ và cạnh Người là  ông  La Quý Ba -  ủy viên dự khuyết BCH TƯ ĐCSTQ, đại diện TƯ ĐCSTQ  bên cạnh TƯ Đảng ta. Lúc đó TQ là đồng minh gần gũi nhất của cuộc  kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta.
Mỗi chúng ta,những cựu học sinh VN tại Lư Sơn ,Quế Lâm, Nam Ninh  đều là nhân chứng lịch sử của mối quan hệ đồng minh hữu nghị, gắn bó Việt, Trung  trong thời kỳ này.
Ngày 17-2  qua blog  bantroi5.blogspot.com  của các cựu học sinh Trường thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi (đóng tại Quế Lâm vào các năm 1967-1968),  tôi  đọc  bài của ông Dương Danh Dy - nguyên bí thư  thứ  nhất Đại sứ quán VN tại Bắc Kinh từ 1977, thời đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh. Tác giả trình bày lại sự kiện  TQ tiến hành cuôc chiến tranh đánh VN  vào ngày 17-2-1979, để mỗi chúng ta thấy được diễn biến của mối quan hệ Việt - Trung  của giai đoạn đó một cách khách quan hơn, suy nghĩ về quan hệ Việt - Trung trong giai đoạn mới một cách nghiêm túc hơn.
Về cuộc chiến tranh này xin có mấy dòng bổ sung.


Y học thường thức: Địa chỉ chữa Gout tốt (Phong- con cô Thục)

Em Phong là con của cô Thục và chú Bút, năm nay đã 41. Vợ chồng Phong có 2 con trai - 1 học chuyên Toán ĐHQG TPHCM, 1 học lớp 6. Trước em làm ở Liên đoàn Địa chất VN, nay đã ra ngoài mở doanh nghiệp tư.
Nghe tin các ông anh Trỗi bị Gout nhiều, em nói: "Em cũng bị và được thầy Mạnh ngoài HN chữa, nay đã khỏi. Em xin bày cho các anh địa chỉ tìm đến thầy. Hy vọng sẽ tốt".
Vốn có nghề trắc địa ảnh nên em lập bản đồ điện tử GPS, hướng dẫn các anh đến tận nhà thầy Mạnh. Thôi thì bị bệnh thì vái tứ phương, biết đâu đấy "hợp thầy hợp thợ" lại khỏi thì quá là... phiền!!!
Vì có trục trặc chuyển ảnh lên bài nên tạm đưa địa chỉ:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y BÙI ĐẮC MẠNH
ĐỘI 1, TRANH KHÚC, X. DUYÊN HÀ, H. THANH TRÌ, HÀ NỘI
ĐT: 04.38614346, 0904029669
(Hướng dẫn: Đi theo đường Pháp Vân lên cầu Thanh Trì, đến đầu cầu thì rẽ phải đi dọc theo đường đê sông Hồng. Tới biển bào 3,5km QL1A, qua trạm bơm tới cổng làng Văn Uyên, hỏi Nhà thuốc Đông Y của thầy Mạnh).
Xin cảm ơn Phong!
Mời anh chị em ta nếu ai bị Gout hãy thử đến địa chỉ này!

Trò của thầy Thanh đã đoạt giải

Cháu Mý - đúng như bác Quang "xèng" động viên - đã đoạt giải 3 đôi nữ. Vậy là thêm chiếc huy chương đồng thứ 6 trong bộ sưu tập huy chương của mình.

Song Thy nhận giải 3 đôi nữ

Trao giải đôi nữ
Ngoài ra, đúng như chú Quang Thắng nói "đi thi thắng thua không quan trọng mà vui là chính, lại kết "thêm bè thêm đảng" và quan trọng là giá trị nhận là bao nhiêu", đôi Song Thy nhận giải thưởng "hiện kim" 280.000đ. Bảo Thy nhanh tay bóc phong bì ra "Chia nhé!". Tiếc là không đủ số lẻ để chia đều nên Bảo Thy cầm luôn 150, còn Anh Thy chỉ nhận 130. Mẹ cười: "NO vấn đề. Vui là chính!'. Còn Anh Thy vẫn thế, không "cử động" lắm với tiền bạc nên cũng chỉ "cười như Liên Xô"(!).

Giỗ chú Bút

Chiều qua giỗ đầu chú Bút, chồng cô Thục. Cô mời khách, trong đó có thầy trò trường Trỗi. Tiếc là thầy Vọng, thầy Trọng đều đang ốm. Mấy bạn gái k8 có việc nên tạt qua sớm thắp hương rồi về. Sau là Dương Minh và tôi, rồi Đạt k8. Chị Quyên đến trước nên bị "ghép bàn". Cô dành cho cánh ta 1 bàn trên gác. Em Phong thay mặt mẹ tiếp khách. Muộn hơn là 2 bạn gái k7 Thu Hồng, Bùi Chinh.
Chị Quyên ăn xong, vì lâu không ngồi với anh em ta mà ở lại lên ngồi cùng. Quân ta ngồi với nhau có đủ chuyện để tán. Lính Trỗi, biết rồi đấy, cả trai lẫn gái, luôn trực diện, thẳng thắn nêu chính kiến của mình. Nói chung là vui.
Ra về, cả nhóm dồn lên xe Dương Minh để ra bãi taxi. Hai chúng tôi đưa bà chỉ cả về tận nhà.

Tản văn: Tiếng cu gáy

Sáng. Trời lành lạnh. Đưa con đi học, về, ra sân sau tưới cây. Chợt nghe có tiếng chim “cúc cù cu cu… cúc cù cu…”. Ồ, có con chim cu đang gáy đâu đây? Ngước nhìn lên cây ngọc lan thì chỉ thấy toàn lá là lá. Xanh mít. Chắc không phải. Ngó quanh, khi nhìn sang gác thượng nhà bên cạnh, trên nóc bồn nước inox Đại Thành thấy có chú chim cu, lông màu nâu sáng, đứng chót vót trên nóc bồn, cần mẫn gáy “cúc cù cu cu… cúc cù cu cu…”. Bên cạnh chả thấy cô nào. Hay là do vướng tầm mắt?
Nhớ lần ngồi với Duy Đảo ở Café Anh Đỗ. Tầm 9g, cũng nghe tiếng cu gáy. Hay thế! Ngó  quanh, phát hiện ra trên gác mái nhà đối diện có 1 cặp cu. Chúng đang vừa gáy vừa nhẩn nha nhặt nhạnh mồi. Chắc đây là “lãnh địa” của cặp chim cu này? Nghe chúng gáy mà lòng dạ thấy ngẩn ngơ.
Giờ, ở SG, chỉ trong những phố nhỏ, ngõ nhỏ, vắng tiếng xe cộ, mới còn cái hạnh phúc được thưởng thức tiếng cu gáy hay tiếng lích chích của những chú sẻ tìm mồi. Ở nhà, mỗi lần rửa bát, vợ dặn đừng vứt đi những hạt cơm thừa, để rồi vứt ra sân cho chim sẻ nó về.
Thèm khát cuộc sống tự nhiên, hoang sơ làm sao!

Thứ Năm, 24 tháng 2, 2011

Xung đột giữa Lưu Thiếu Kỳ và Mao Trạch Đông (Wikipedia)

Vào đầu những năm 1960, mặc dù Mao Trạch Đông vẫn còn giữ chức Chủ tịch Đảng, trách nhiệm chính trong sự thất bại của cuộc Đại nhảy vọt đã buộc ông ta phải giam mình khỏi những vấn đề thường nhật của nhà nước và chính phủ. Nhiều chính sách Đại nhảy vọt của ông ta bị đảo ngược, các tác động tiêu cực của chúng giảm nhẹ và dần dần biến mất. Trong số những cải cách của Lưu Thiếu KỳĐặng Tiểu Bình thì việc xóa bỏ phần nào tình trạng sản xuất tập thể được xem là thực dụng và hiệu quả hơn. Trong suốt quá trình này, Lưu Thiếu Kỳ đặt ra cụm từ nổi tiếng, "Mua tốt hơn tự sản xuất, và cho thuê tốt hơn so với đi mua". Điều này đã mở ra một biên giới mới trong kinh tế Trung Quốc và đối lập với lý thuyết "tự cung tự cấp" của Mao Trạch Đông.

Gặp thầy giáo cũ

Sáng nay hẹn anh Ba Hưng đi viếng chị Trần Thị Lợi (1940-2011)- vợ anh Trương Bá Hạp, nguyên giáo viên ĐH Bách khoa TPHCM. Còn anh Hạp là giáo viên Linh kiện điện tử và Độ tin cậy (ĐHQS) đầu những năm 70. Đến nơi thì gặp mấy thầy giáo cũ ở trường. Sau khi cùng vào viếng, chúng tôi ra ngồi nói chuyện mãi.

Thầy Lưu Nhành vẫn sôi nổi như ngày nào

Anh Ba Hưng cùng thầy Hạp
Anh Lưu Nhành đi cùng vợ là chị Phương Anh (nguyên trung cấp kĩ thuật phòng thí nghiệm Lý thuyết mạch). Anh Nhành vốn là học sinh miền Nam, chuyển tiếp 2 Bách khoa và từng dạy Kỹ thuật Xung-Số. Anh có nhiều tài lẻ và đam mê văn nghệ (từng là thủ lĩnh đội văn nghệ trường sau 1975). Với học viên chúng tôi, anh sống rất tình cảm, thân ái, được  anh em quý.
Cùng từ Bách khoa về với anh Nhành có anh Nguyễn Quang Vinh, người nhỏ con nên có tên gọi "Vinh con". Ông anh dạy các đài radar dẫn đường, nhìn vòng... cùng bộ môn với anh Thông.
Về học hành thì anh Hưng và tôi cùng là trò của mấy anh, sau lại cùng là đồng nghiệp và chơi với nhau suốt tới giờ. Nay tuy đã ngoài 6 "sọi" nhưng mấy ông anh vẫn liên kết trong 1 tổ hợp sản xuất, dịch vụ điện, điện tử. "Phải hoạt động, phải làm việc không thì chóng già lằm, Q ạ!".
Riêng anh Hạp đã 73 nhưng hôm rồi mời họp mặt 45 năm trường Trỗi vẫn có mặt (từng là thầy của nhiều lính Trỗi ở QS mà); tất niên năm rồi còn cầm măng-đô-lin biểu diễn, tay vẫn chạy thoăn thoắt như ngày ở trường...
Dân ĐHQS lứa chúng tôi bao nhiêu năm vẫn chân tình như thế. Muốn giới thiệu lại mấy gương mặt thầy giáo thân quen của lính Trỗi ở ĐHQS đã hơn 40 năm nay.

Bài viết về gia đình Lưu Thiếu Kỳ (Cao Cẩm Quỳ)

Trên blog của Cao có bài viết về gia đình họ Lưu - vị lãnh tụ tài ba, lận đận nhưng được nhân dân TQ rất mến mộ. Tiếc rằng trình độ tiếng Hoa quá phọt phẹt nên không hiểu gì. Xin mời thầy Trọng ra tay!!!
Bài viết tại đây!!!

Giới thiệu về đất nước và con người Triều Tiên (ST: Tôn Gia Quý)

Mời các bạn vào đây!!!

Phóng sự ảnh: Bạn Trỗi xuyên Việt về thăm Quy Nhơn (Nhất Trung)

Ở Quy Nhơn ít lính Trỗi nhưng lần nào các bạn đến cũng được tiếp đón thịnh tình. Nhất Trung, Thủy "bều" "nuôn nà lòng cốt". Không những thế blogger Nhất Trung luôn có những phóng sự ảnh kịp gửi về cho BBT.
Xin trân trọng giới thiệu những hình ảnh "lóng hổi" nhất ngày hôm kia và sáng qua.
Mạnh Dũng k4 (phải) và Vũ Trung k8

Thủy, Dũng - 2 tên k4 - đang bốc phét

Tiệc ngon và vui quá!

Cạnh Bùi Việt Sơn k8 là Kiếm Nhị (giữa) từ SG ra

Sùng Hải (áo đỏ) khỏe hơn nhiều khi đi với bạn Trỗi

Buổi sáng trước khi chia tay

Anh giai Nhất Trung để lại nhiếu ấn tượng "xấu" cho đoàn

Tại nhà hàng BĐ15 ven biển... Vui thế rồi lại phải chia xa

Đêm qua nghỉ tại Nha Trang, sáng nay phi SG.
Có thể xem bài, ảnh của Mạnh Dũng gửi về cho Bantroik4.

Thứ Tư, 23 tháng 2, 2011

Tuyệt tác toàn T (ST: Đạt k8)

Trần Thị Thu Thủy tên thật Trần Thị Thơ, trú tại thôn Tám, Trảng Tranh, Tỉnh Thừa Thiên.

Thuở thiếu thời, trí tuệ thì thường thôi, tuy thế, tính Thủy thật thà, thủ thỉ thù thì, thỏn thà thỏn thẻn, thật thương! Tới tuổi trăng tròn, Thủy tròn trặn, tươi tắn, trắng trẻo, tay tròn trĩnh, tóc thơm thơm, thật tuyệt!
Thủy tuyệt trần, tôi tả thì thô thiển. Thôi thì tàm tạm thế.
Trai tráng trong thôn Tám, từ trai tơ tới tuổi tứ tuần, từ tuổi tứ tuần tới tuổi thất thập, thoạt trông thấy Thủy, tất thảy tấm tắc trầm trồ:
“Trời! Trắng tựa tuyết!”
“Thon thả thế!”
“Tóc thật thướt tha!”
“Ti to thế! Tròn thế!”
“Tác tuyệt! Tuyệt tác"





Cũ mà như... mới

Nhớ lại "đầu ra”  của sinh viên quân sự
Nguyễn Tấn Lộc
Học viên khóa 7 Radar
Là nhng sinh viên đi hc ca nhng thp niên 1970, WC hi đó chưa phi có các h xí t hoi như bây gi. Đó ch là nhng h xí xm đơn gin, ch đ chân  là hai viên gch đt chênh chếch quanh cái l tròn được khoét ra t cái sàn bê tông đy trên ming h phân. Trong nhà v sinh ba bãi các mu giy báo, giy v bao xi măng, hiếm lm mi có vài mu giy pơ -luya, phân vung vãi do mt s người có th vì vi do “Tào Tháo đui”, vi do sp đến gi vào lp hoc có th do ý thc chưa cao… vì vy các bác lao công phi rt vt v mi dn sch được nhng khu WC. khoa tôi hc, khu WC là đin hình cho s ba bãi y. Là lính Vĩnh Phú nên cũng bị ảnh hưởng của thơ Bút Tre (Trưởng ty Văn hóa tỉnh). Nên có chuyện bằng thơ thế này:
Thấy WC quá bẩn, bác lao công đã dùng phn màu đ viết lên tường my câu thơ nhc nh sinh viên:
Gii quyết đúng ch
Th giy vào b
Di hát hai ô. ( H2O = nước ) 

Đoàn xuyên Việt k8 đã đến đâu???

Trưa qua 22/2, đoàn đã đến Đà Nẵng. Giám đốc Trí "tẩu" tiếp khách ngay tại cơ quan. (Vũ Trung nói: nó muốn tiết kiệm chi phí nên không ra nhà hàng). Nhưng thầm nghĩ, ấy là cũng muốn giới thiệu cơ ngơi với anh em Trỗi, mặt khác cũng muốn khoe bạn Trỗi với lính lác?! Chắc vậy quá???
Kiếm Nhị từ SG bay ra đón đoàn và nhập tour luôn. Từ trưa đã ý ới báo anh Thủy "bều" và Nhất Trung ở Quy Nhơn. Bs Thủy từ đèo Cù Mông cũng gọi về đặt trước chổ cho khách.
Chiều tối, đoàn được dự đại yến tiệc. Chắc mệt vì đi đường và uống nhiều nên anh em lăn ra ngủ sớm. Riêng Bùi Việt Sơn thì thức đến cùng hầu chuyện bác Trung. Sơn gọi vào: "Trỗi Quy Nhơn ít người nhưng quá tình cảm, để lại nhiều dấu ấn cho bọn đàn em".
Sáng nay, anh em Quy Nhơn chiêu đãi đoàn ở nhà hàng của Binh đoàn 15, ngay bên bờ biển. Ăn sáng nhưng cũng có tí R "thông đường". Giọng ông Nhất Trung vang hết điện thoại này tới máy khác: "Phải qua Ngọ mới đề-pa được". "Ấy nhưng nhớ lấy an toàn làm đầu nhé!". "Yên tâm!".
Anh em Quy Nhơn cũng đã "chập" chương trình với bạn Trỗi Nha Trang.
Chúc đoàn "sheng lu yi bing!" (thượng lộ bình an!) và tới đâu cũng vui như ở nhà!!!

Thứ Ba, 22 tháng 2, 2011

Những việc làm và thú vui cổ quái (ST)

Những công việc kỳ cục nhất hành tinh

Đó là những công việc mà người lao động có thể thỏa sức khoe và tận dụng “vốn trời cho” hết mình 1 cách “chuyên nghiệp”.







Tin vui

Mạnh Hùng k5 kính mời các bạn cùng khóa đến dự tiệc cưới con trai:
- Địa điểm: Trung tâm hội nghị quốc tế, 6A Chu Văn An, Ba Đình, HN.
- Thời gian: 17g ngày 26/2/2011.
Hân hạnh được đón tiếp!

Anh Huân với Đại tướng (Bee)

Anh Trịnh Nguyên Huân, anh cả của LS Trịnh Thúc Doanh k5, được chọn về giúp việc cho Võ Đại tướng đã 35 năm. Ngày ở ĐHQS, anh đã thể hiện nhiều tài năng "câm-kì-thi- họa". Và với Đại tướng từ 1976, là thư kí, anh đã làm gì???

Thứ Hai, 21 tháng 2, 2011

Cựu thứ trưởng Bộ Ngoại giao nói gì về chiến tranh biên giới 1979 ??? (BBC)

Ộng Trần Quang Cơ, người được đề cử thay Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch, nói gì???

Ảo thuật hay!!! (ST: Đạt k8)

Màn biểu diễn đầu năm của nghệ sĩ xiếc TQ! Quá hay!

Khóa 8 xuyên Việt (Tăng Tiến)

Sáng nay 21/2/2011, từ HN, đoàn xuyên Việt gồm Vũ Trung, Sùng Hải, Bùi Việt Sơn và Hải "Tám" đã xuất phát bằng xe con. Đoàn sẽ qua Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang và TPHCM - nơi có những thầy, bạn Nguyễn Văn Trỗi sinh sống.
Chúc đoàn đi an toàn, vui vẻ và được sống trong tình cảm thân thiết của bạn Trỗi!

Cười (ST: Đạt)

Không quen hạ cánh cùng máy bay
Máy bay đang hạ cánh, một hành khách tỏ vẻ bồn chồn, cô tiếp viên hỏi:
- Ngài cảm thấy mệt ư?
- À, tôi chịu được... có lẽ do chưa quen.
- Chắc đây là lần đầu tiên ngài đi máy bay?
- Vâng... à không, đây là lần đầu tiên tôi hạ cánh cùng máy bay, tôi là lính dù.

"Loạn bàn" về ngày 17/2 (Qx)

 Hay! Một đề tài quá hay để mà "lọan bàn". Đúng ý "bọ"!
 @ To Tranbachai :
- Thực ra cái dấu"?" của tôi ở đây rất đơn giản, chẳng có gì phức tạp cả.
Khi đọc bài này, của tác giả Dương Danh Dy  - một nhà ngoại giao khá nổi tiếng thời bấy giờ, tôi có cảm nhận rằng : Bài viết rất hay, trung thực và cung cấp nhiều thông tin mà mình chưa được biết, trong đó chỉ ra đâu là bạn, đâu là thù mà thiết tưởng ai đọc cũng thấy rõ.
 Khi đọc đến đoạn trích dẫn lời Mao dặn đoàn cố vấn TQ sang giúp VN kháng Pháp và hành động dâng hương của Chu trước đền thờ Hai bà Trưng, tôi không tin Mao và Chu lại "vô tư" như vậy và tự hỏi : Không hiểu tác giả có "ngụ ý" gì mà đưa vào đây? Tác giả chắc hẳn phải hiểu rõ bản chất con người của Mao và Chu chứ, chỉ có tác giả mới trả lời được câu này.

Tân Mão 2011 có nhiều đặc biệt (ST: Đạt k8)

Năm nay có 4 ngày đặc biệt như sau: 1/1/11, 1/11/11, 11/1/11, 11/11/11.
Ngoài ra, nếu bạn lấy 2 số cuối của năm bạn sinh, cộng với số tuổi của bạn vào năm nay (2011) thì nó sẽ thành... 111  !!!!

Chủ Nhật, 20 tháng 2, 2011

Lời cảm ơn của thầy Mai Duy Vọng

Sáng nay, thầy điện thoại và nhắn post lên mạng nội dung như sau:
"Thầy Vọng đã ra viện hơn tuần nay, sức khỏe dần bình phục.
Thầy xin có lời cảm ơn chân thành đến bạn bè, đồng nghiệp cùng các em học sinh trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi đã giúp đỡ cấp cứu vào viện, đã đến thăm hỏi, động viên, úy lạo và gọi điện thoại, gửi tin nhắn chúc mau khỏi bệnh.
Đặc biệt xin cảm ơn các em lính Trỗi cùng y bác sĩ Viện quân y 175 đã trực tiếp chăm sóc sức khỏe thầy những ngày qua!".

Giải bóng bàn học sinh phổ thông TPHCM

Anh Thy ngày ở HN được vợ chồng bác Hồng Thanh dạy bóng bàn. Về TP, cháu vẫn tập ở CLB Bình Thạnh. Cứ rời trường là tạt qua CLB gần đấy tập vào các chiều thứ 3, 5, 7. Cũng muốn thông qua luyện tập vừa để tăng cường thể lực, vừa tạo bản lĩnh và tham gia sinh hoạt cộng đồng.
Từ chiều thứ 5 rồi bắt đầu giải tại CLB Hoa Lư. Vòng ngoài là giai đồng đội, đấu loại trực tiếp, đôi Bảo Thy-Anh Thy bị thua. Nhưng các thầy hy vọng vào đánh đôi. Đối thủ sáng nay là 2 bạn ở Q3 mà 1 tay vợt là Phương Anh - bạn Anh Thy từ ngày học mẫu giáo.

CLB bóng bàn Bình Thạnh

Các đội về thi đấu

Chăm "gà"


Làm văn (tiếp)

- Đề: Tả chuyện trong gia đình.
Em gái của em hồi đi học lớp 1 hay lớp 2 gì đó nhưng dốt lắm không biết chữ gì hết. Một hôm bố mẹ kiểm tra bắt nó đọc bài anh Kim Đồng xem. Nó không biết đọc nhìn cái hình có anh Kim Đồng chạy có con chim bay trong hình nó đọc là: “ Anh Kim Đồng đi liên lạc . . . vụt chim . . . vụt chim “.
- Đề: Tả ông nội.
Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: Cơm chín chưa bây ?

Thứ Bảy, 19 tháng 2, 2011

Trận đá khai xuân

Chiều qua, tại sân QK7, CLB HN Phương Nam đã có trận khai xuân. Lính lác ít, được chục tên, đá ngay sau gôn. Tết nhất ăn nhậu nhiều, bì cả người. Cũng đá 2 hiệp, chạy bở hơi tai nhưng ra được mồ hôi.  Tỷ số 9-8.
Sau đó về Đất Tiên Sa uống bia. Bố con Hưng Chiến ra ăn tết ngoài HN, mang về 1 chú ngan quay (mua đúng trên Hàng Buồm). Ngan HN quay thơm, ngon hơn hẳn trong này.
Tuần sau đá với CLB Doanh nhân Sài Thành.

NHỮNG ĐOẠN VĂN PHONG PHÚ ĐẾN NGẨN NGƠ (ST: Đạt)

Xin trích từ những bài văn có thật, đã đăng trên Phụ san Làng cười, Xuân Tân Mão 2011. (Có chuyện đã post nhưng tết nhất cứ cười cho sướng!).

- Đề: Em hãy phân tích tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện “ Vợ nhặt” của nhà văn Kim Lân.
Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng thưởng thức rất nhiều loại lòng như lòng lợn, lòng gà, lòng vịt, . . . chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng mẹ.

Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

Điều chưa biết về cụ Vũ Đình Hòe (ST)

Xin đọc thêm về nhà trí thức cách mạng họ Vũ!

Nhớ lại đêm 17 tháng 2 năm 1979

Dương Danh Dy gửi cho BBCVietnamese.com từ Hà Nội
Tháng 9 năm 1977, tôi được lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam cử sang làm Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, chuyên làm công tác nghiên cứu.
Quan hệ hai nước Việt Trung, từ lúc tôi ở trong nước đã xấu, lúc này càng xấu đi từng ngày.
Dòng “nạn kiều” dưới sự kích động của nhà đương cục Trung Quốc vẫn lũ lượt kéo nhau rời khỏi Việt Nam, một phần về Trung Quốc một phần đi sang các nước khác.

Lời tự thán của Cụ Rùa Hồ Gươm (Huỳnh Úc)


Hỡi ơi
Hồ nước này có tự ngàn năm
Dâu bể đã từng, đạn bom đã trải
Thế mà ngày nay
Màu nước mịt mù đen đúa
Chỉ vì rác thải xuống hồ
Đứa con gái trần trụi tô hô
Cao hứng nhảy xuống hồ để tắm
Đức phu quân cầm con dao quắm
Đuổi phu nhân chạy nhắng quanh hồ
Than ôi
Nhân tình thế thái suy đồi
Ô nhiễm môi trường sinh thái
Nhìn những sự đời ngang trái
Nên ta mới phải đau lòng
Cho nên
Ta muốn đổi tên thành Hoàn Mã Tấu
Thay cho cái tên đẹp đẽ Hồ Gươm
Viết đến đây lai láng lệ tuôn
Lòng tủi, mắt mờ, good bye thôi nhé!

Giỗ chạp quanh năm không bằng ngày Rằm tháng giêng

Ông bạn già Phan Nam đã order trước, "Trưa thứ 5 lên vườn ở Củ Chi gặp mặt đầu xuân". "Với ai đấy?". "Bọn đàn em mới". Ừ thì đi, với lại dễ đến 5 năm nay chưa trở lại đất này.
Từ Bia Tiger lên cảnh quan thay đổi nhiều, đường xá mở rộng, cầu đang xây mới. Khu xưởng của hắn tọa lại trên khuôn viên gần 5000m2. Rộng rãi, nhiều cây, có cả ao cá. Mỗi tội hơi hôi vì xí nghiệp chế biến cao su bên cạnh thả mùi. Vậy mà tiệc ngoài trời, dưới bóng cây doi (trong Nam kêu là "mận") với "thịt bò 1 nắng Hun-xen", gà đồi xé phay (nhớ lại ngày xưa cái món này do cán bộ tập kết Nam bộ "chuyển giao công nghệ" ra miền Bắc) cùng cháo gà và R, bia cũng "qué xé đẽ"! Đến 2g thì về.
Chú em Thái mời bằng được ra dự khai trương Bia Tiệp Gold Malt. (Giật mình hình như cánh k4 cũng họp mặt ở Gold Malt 34 Trần Phú? Cùng group chăng?). 6g có mặt. Quân ta có Tạ Sơn, Phan Nam và anh giai Ba Hưng cùng Đoàn Khánh. Anh em đội bóng Số 10 có mặt khá đông. Uống bia đầu năm, ai có việc thì đi. Vui. Tới 9g thì về.
Ăn nhậu quần quật. Mệt.

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2011

Chuyện cười: Ăn bún ốc sau tết (Tiến "gù")

Ở Miền Bắc có thói quen: sau những ngày Tết ăn thịt, uống rượu nhiều nên người ta hay đi ăn bát bún riêu hoặc bún ốc cho mát ruột.
Có một người chột mắt phải đeo mắt giả, sau Tết  anh ta cũng đi ăn bún ốc. Chẳng may con mắt giả rơi vào bát bún lúc nào không biết, tưởng đó là một con ốc nhồi to nên anh ta nuốt luôn.
Hôm sau mắt giả bị mắc kẹt ở hậu môn, anh không đi đại tiện được bèn vào bệnh viện. Bác sỹ bảo, nằm lên giường để khám. Vừa cúi xuống để nhìn thì tay bác sỹ đã ngất xỉu. Đến khi tỉnh dậy, bác sỹ nói với mọi người: "Cả đời tôi toàn nhìn hậu môn, đến hôm nay lại bị hậu môn nhìn mình. Hãi quá!!!".

Chuyện "dạy thêm cưỡng bức", bạn ta nói gì???

Bạn ta vừa có ý kiến về HỌC THÊM CƯỠNG BỨC - nỗi khổ của học sinh và cha mẹ.

Chuyện về 2 cụ Lê Quảng Ba, Hoàng Sâm (Kiều Mai Sơn)


Trước đó, từ cuối mùa đông năm 1939, đầu năm 1940, Lê Quảng Ba và Trần Sơn Hùng (tức Thiếu tướng Hoàng Sâm) được giao nhiệm vụ bảo vệ căn cứ địa cách mạng. Những câu chuyện này và nhiều “huyền thoại” khác về họ vẫn được kể bên bếp lửa đỏ của người Tày, người Nùng, người Dao ở Việt Bắc…




Thoát xác (4) (ST: Đạt k8)

MỜi xem!!!

Thứ Tư, 16 tháng 2, 2011

Thoát xác (3) (ST: Đạt k8)

Mời xem!!!

Đam mê của 1 bạn trẻ

Kiều Mai Sơn, 1 bạn trẻ mê tư liệu lịch sử. Chẳng hiều ai giới thiệu mà Sơn tìm gặp tôi. Chú, cháu có vẻ tậm đầu ý hợp, từ đó Sơn gặp đuợc chú Hoàng Chương, gia đình cụ Bồ Xuân Luật, cụ Chu Văn Tấn... và Sơn đã viết những mẩu chuyện về các cụ lão thành cách mạng ấy. Tôi cảm ơn Sơn đã làm được những việc mà người đi truớc chưa làm hết. Sau đây là bài viết về cụ Lê Quảng Ba.




KỈ NIỆM 70 NĂM NGÀY CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MÌNH VỀ NƯỚC (28/1/1941 – 28/1/2011)

THIẾU TƯỚNG LÊ QUẢNG BA – NGƯỜI BẢO VỆ LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC VỀ PÁC BÓ

Kiều Mai Sơn



Tròn bảy mươi năm về trước, ngày 28/1/1941, Tết Tân Tị, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã vượt cột mốc 108 biên giới Trung Quốc – Việt Nam địa phận thuộc xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng để về nước lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người dẫn đường bảo vệ và đưa lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc cùng đoàn cán bộ cách mạng gồm các đồng chí Phùng Chí Kiên, Hoàng Văn Lộc, Thế An, Đặng Văn Cáp về nước ngày ấy là đồng chí Lê Quảng Ba.
Tôi đang loay hoay đi tìm thân nhân của Thiếu tướng Lê Quảng Ba thì được ông Hoàng Văn Chương – con trai cụ Hoàng Văn Kiểu, Uỷ viên Dự khuyết BCH Trung ương Đảng khóa III (1960), Bộ trưởng đầu tiên của Bộ Lâm nghiệp (1976), Trưởng Ban Dân tộc Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc của Chính phủ (1979 - 1982) – cho biết: Cụ bà Lê Quảng Ba là hàng xóm với gia đình ông.
Vậy là tôi tìm đến khu tập thể Trung Tự quanh co vào một chiều muộn.
Bà quả phụ Lê Quảng Ba tên thật là Hoàng Thị Đào. Hai cụ cùng là người dân tộc Tày, cùng quê Sóc Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Trong căn buồng nhỏ trên gác hai, bên cạnh bàn thờ đặt di ảnh Thiếu tướng  Lê Quảng Ba rất giản dị, trên tường là Huân chương Hồ Chí Minh của cụ ông, bằng chứng nhận Có công với nước của cụ bà và bức ảnh cụ bà tặng lại những kỉ vật của Thiếu tướng Lê Quảng Ba cho Bảo tàng Quân sự. Năm nay đã sắp bước sang tuổi 90 nhưng cụ bà vẫn còn khỏe mạnh và minh mẫn. Giọng quê hương bao năm không đổi thay, nhà cách mạng lão thành Hoàng Thị Đào đã cung cấp cho tôi những tư liệu cần biết.


Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

Văn Cả "Hói" sắp khai trương Khu du lịch sinh thái Chiến Thắng

Ngày 26/2/2011, nhằm ngày 24 tháng giêng, từ 10g sáng, anh em Văn Chiến, Văn Thắng sẽ khai trương "Khu du lịch sinh thái Chiến Thắng", thuộc thôn 1, xã Đông Mỹ, huyện Thanh Trì, ngoại thành HN.
Cảnh quan khu du lịch lộng nắng, gió, mát mẻ, ngay bên hồ rộng hơn 1ha với nguồn nước sạch có thể bơi lội và  câu cá. Là nơi tổ chức dã ngoại tốt cho gia đình và tập thể, lại không xa trung tâm.
Huớng dẫn cách đi: Theo đường Giải Phóng, qua ngã 3 rẽ vào Văn Điển đi về huớng Ngọc Hồi thêm 3km thì rẽ trái vào đường Ngũ Hiệp, hỏi hồ Chiến Thắng. Khu du lịch xin vui lòng đón tiếp!

Mời bạn Trỗi và gia đình có nhu cầu, liên hệ: Văn Thắng (01633087228).

Ca sĩ Tuấn "mèo" - trò của thầy Đức (VNEx)

Mời bạn cùng đọc!

Thoát xác (2) (ST: Đạt)

Mời xem!!!

Thơ tình (Huỳnh Văn Úc)


(Bài gửi nhân Valentine day 2011)

Hắn có bằng kỹ sư ngành Thiết bị điện, là nhân viên bảo hành của Công ty trách nhiệm hữu hạn chuyên kinh doanh Thiết bị điện gia dụng. Là những mặt hàng gì? Thì đại khái là nồi cơm điện, lò vi sóng, máy hút bụi, bếp từ...Nhân viên bảo hành của một công ty cỡ như thế mà cũng cần đến kỹ sư được đào tạo chính quy ư? Chứ sao! Sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp, hắn đã cậy cục xin vào làm ở một số cơ quan nhà nước nhưng nghe đến mức lương thì hắn thất vọng ghê gớm. Tôi không rõ là bao nhiêu nhưng theo lời hắn thì chưa đến hai triệu. Vì vậy sau khi được Công ty chấp nhận đơn xin việc hắn đi làm với mức lương thử việc bốn triệu hai. 


Thứ Hai, 14 tháng 2, 2011

Đàn anh k1 "khai pháo" đầu xuân (Thanh Tường)

CHÚC MỪNG NĂM MỚI
KHOÁ 1 VUI VỚI CÁC KHOÁ: K2, K9,CA SĨ TCCT, K3, K4, K5.
K1 đón anh Hùng "thổ" từ HN vào(10/2010)

Nhậu tại Lẩu Cá Kèo (Sư Thiện Chiếu) có đàn em K4, K5

Đội hình K2 (Kỳ Trung, Việt Hải, Chính "lu", Sao Mai...) cùng góp mặt từ ngày Jodee Beer còn mở

Tết này K1 vui tại gia

Lại... lại K1

Ra về làm 1 "bô" chung































Vậy có thơ rằng: 
TUỔI GIÀ MÀ SỨC CHƯA GIÀ,
NHẬU HOÀI VỚI BẠN, BỊ "A" (TRƯỞNG)  LA ỜI ỜI 

GẶP KHI LÁ RỤNG CÀNH RƠI,
"BỊ" DANG TAY ĐỠ, KHÔNG LỜI THỞ THAN 

NHỮNG KHI TRĂNG TỎ GIÓ NGÀN,
"BỊ" VUỐT TÓC BẢO: "SAO NGOAN QUÁ CHỪNG???"


Valentine, chắc gì bạn đã biết??? (Dân Trí)

Yêu nhiều nhưng chắc gì đã biết về xuất xứ của Ngày Valentine? Hãy xem đây!!!

Và xem tâm sự của Trần Phong!
Tôi nhớ mãi phút giây huyền diệu
Trước mặt tôi em đã hiện lên,
Như hư ảnh mong manh vụt biến,
Như thiên thần sắc đẹp trắng trong.

(Pushkin) 

Suy đi cũng phải nghĩ lại

Bee đăng tải ý kiến của ông Đặng Hùng Võ về vụ bản đồ VN bị sai lệch. Mời xem!!!

CÂU CHUYỆN THOÁT XÁC (ST: Đạt)

Thoát Xác theo cách gọi của pháp môn huyền thuật, đó là khả năng của nhà thực hành tâm linh xuất hồn ra khỏi thể xác, hay còn gọi là di hồn, đi thiếp v.v...
Nhưng đối với một người bình thường, Thoát Xác là hiện tượng chết lâm sàng, hồn đã lìa ra khỏi xác, chết đi sống lại. Sau khi sống lại, có thể kể lại rõ ràng những gì đã thấy, đã nghe, đã trải nghiệm.
Hiện tượng này được gọi là Kinh nghiệm Cận tử (NDE - Near Death Experience).
Tham khảo:
http://www.after-death.com/Pages/Res...fterDeath.aspx

Trong kinh sách chúng ta cũng đã từng nghe kể về nhiều câu chuyện Kinh nghiệm Cận tử, một thế giới thần linh, thế giới vô hình với nhiều cảnh vật rất khác lạ với trần gian.
Video sau đây do cụ bà Trần Thị Sinh kể lại, sẽ giúp chúng ta có thêm tư liệu mới nhất về Kinh nghiệm Cận tử do một người chưa từng tu tập, thậm chí chưa từng tin về một thế giới sau khi chết.
Phần lý giải hiện tượng của cụ Trần Thị Sinh có thể chưa hoàn toàn chính xác, nhưng chúng ta trân trọng những kinh nghiệm do cụ được mắt thấy, tai nghe và chia sẻ với chúng ta. Chân thành cám ơn tư liệu của cụ Trần Thị Sinh.
Mời xem video clip (1)

Có bạn mới đầu năm

Sáng qua nhận đuợc nhắn tin lạ, chúc mừng năm mới. Vội hỏi: Ai đấy! thì được trả lời: Cháu là lính Học viện KTQS, con cháu của k14 lính Đập Neo, Đoàn Đào. Vậy là 2 chú cháu bốc phét trên điện thoại, toàn nhắn tin.
Khi biết cháu là học viên gái và học... k42 (thua anh em ta gần 40 khóa), đã phái thốt lên: "Mẹ ơi, trẻ thế!". Anh chị em ta là k5 còn cháu thì... sém 45!
Chuyện là, các em lính k14 hè 1979 (thuở "Tiếng súng đã vang trên bầu trời biên giới...) đã tập trung về vùng Thanh Miện, Hải Duơng huấn luyện truớc ngày lên Quân sư, Quân y và các truờng Sĩ quan... Địa chỉ "Đập Neo, Đoàn Đào" trở thành "cơ sở cách mạng" của các em k14. "Đi dân nhớ, ở dân thuơng" mà!
Còn tôi thì không chỉ dạy k14 Học viện mà còn thân với các em như trong nhà (cho tới tận bây giờ). Năm 2009, các em k14 đã về Đập Neo, Đoàn Đào tổ chức hội ngộ sau 30 năm nhập ngũ và xây nhà văn hoá, đặt bia kỉ niệm, lập quỹ khuyến học... cho địa phuơng. Tôi cũng đuợc mời dự. Một việc làm đầy ý nghĩa, tri ân địa phuơng, nhân dân nơi đã cưu mang mình ngày gian khó. Hội ngộ thật vui!
Cháu Thuỷ lại sinh ra ở Đập Neo, Đoàn Đào. Lớn lên đi học và nay đầu quân học k42  "Quân sư". Cũng vì chơi với các chú k14 mà biết thầy của k14 và chúc thầy năm mới. Đúng là duyên kì ngộ!

Chúc mừng ngày Valentine 14/2

Sống trên đời không có cuộc sống gia đình, không có cuộc sống đôi lứa là 1 sự bất hạnh lớn.
Nhân Valentine 2011, xin chúc cho các đôi nhân tình có cuộc tình đẹp mãi, chúc cho từng gia đình của bạn Trỗi chúng ta và bạn của bạn Trỗi..., nhất là các phu nhân trẻ TRẺ MÃI KHÔNG GIÀ, LUÔN NGỌT NGÀO NHƯ SÔ-CÔ-LA VÀ THƠM NỒNG NÀN NHƯ NHỮNG NỤ HỒNG VỪA HÉ NỞ!

Chủ Nhật, 13 tháng 2, 2011

Khôi phục Bantroik5sg???

Bạn Đạt bột k8 và nhiều bạn sưu tầm và gửi chúng tôi những tập tin có chứa ảnh rất hay. Nhưng post lên trên blogspot thì không được. Chuyên gia IT Tuấn Linh k3 cũng bầy mẹo nhưng mất nhiều thời gian. Nhớ là ngày xưa vnweblog thực hiện việc đăng tải này. Vì vậy chúng tôi đã thử đưa 1 clip lên.
OK liền nhưng phải:
- DOWN-LOAD sau là
- OPEN nhé!
Vậy Bantroik5sg - Bantroik5 (1) - sẽ là nơi giới thiệu các clip ảnh hay, có nhạc nền cho chúng ta. Các bạn có clip hay thì cứ gửi về.
Mời các bạn vào lại Bantroik5sg và xem những bài Test mới nhất!

Tết nhất đi Đền Đô, Bắc Ninh (Dũng Tiến k5)

(Tin ghi trực tiếp):
Sáng này, nhằm ngày chủ nhật cuối tết, tôi cùng vợ đi thăm thú Đền Đô. Vừa là tâm linh, vừa là du lịch dã ngoại nhưng không xa Tp. Dọc đường 5, rẽ đi Lạng Sơn thêm ít cây là đến.
Lễ hội đông vui. Gặp ông bạn TN của chúng ta cũng đi thăm đền. Bắt tay và thăm hỏi, chúc tết nhau. Bạn kể ông già tết này đã 92 nhưng sức khỏe yếu. Cầu mong cho ông và phụ huynh của lính Trỗi ai còn sống luôn khỏe.
Lễ tết mà gặp đuợc nhau là qúy!

Chuyện về vụ tai nạn hi hữu của thầy Trọng

Chiều qua lại thăm thầy, nhấm nháp từng li rượu vang, thầy kể lại chuyện tai nạn truớc tết… Theo kế hoạch, ngày 8 tết cả nhà sẽ bay ra bắc, về Nam Định mừng thọ bà ngoại 100 tuổi. Ở VN ta, nguời thọ 100 như cụ cũng là hiếm.
Ở TQ từ xưa đã có câu “Nhân sinh thất thập cổ lai hy” và có cả câu “Nhân sinh bách tuế vi kỳ” (Người thọ 100 tuổi là điều kì lạ). Thầy đã chọn 4 chữ “BÁCH TUẾ VI KỲ” để thêu bức truớng lớn 1m x 1,2m mừng thọ cụ.

Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2011

Thăm võ sư Trần Sinh

Chiều nay vào thăm. Thầy nằm Khoa Cấp cứu tích cực, ngay giữa Viện 175. May có Ngọc, con thầy và em gái nên đuợc vào thăm ngay.
Thầy đang lọc máu (không thay thận) nên nằm trong phòng vô trùng hoàn toàn. Khi vào phải đội mũ, mặc áo, mang bọc chân. Thầy tỉnh táo. Lên đây khá hơn, cả 2 đêm ngủ được (khi dưới Viện 121 Cần Thơ thì thức trắng 4 đêm nên mệt). Cấp cứu đúng tuyến nên cũng tiện.
Ngay sáng thứ 5, giám đốc Phục Quốc xuống thăm. Thầy nhận ra trò ngay. Cũng là thuốc an thần cho thầy. Hàng ngày chỉ được vào thăm lúc 5g sáng và 5g chiều.
Thầy Sinh gửi lời thăm thầy, bạn Trỗi.

Cho những ai mê bóng đá: Những cú đá... ác

Viếng cụ Vũ Đình Hòe (Trần Kháng Chiến)

Chín giờ sáng 10-2-2011,  tại Nhà Tang lễ TP HCM, 25 Lê Quý Đôn,   đoàn đại diện các cựu học sinh  trường Thiếu nhi Việt nam tại Quế Lâm, Khu Học xá trung ương tại Nam Ninh (gồm chị Nguyễn  KimTuyên , anh Trần  Đức Cung , chị Thiên Hương, anh  Huỳnh  Quang  Bùi lớp 6,  các anh Công Kỳ, Minh Đức, Duy Khắc  cùng phu nhân, Việt Cường, Đo Đồng lớp 5 và Kháng Chiến  lớp vỡ lòng) đã đến viếng cụ giáo sư Vũ Đình Hoè - nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc gia giáo dục, Bộ trưởng Bộ Tư pháp của Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa do Cụ Hồ Chí Minh đứng đầu vào 2-9-1945.
Giáo sư Vũ Đình Hoè là thân phụ của các cựu học sinh Trường thiếu nhi Việt Nam Vũ Thượng Khanh lớp 6, Vũ Tấn Khiêm lớp 6, Vũ Tử Kính lớp 1.  Với tình cảm Quế Lâm, chúng tôi thay mặt các thầy, cô, các bạn chia buồn với gia đình và thắp  nén nhanh tưởng nhớ cụ Vũ Đình Hòe.  Cụ Hoè được an táng tại nghĩa trang TP HCM (Thủ Đức).



Phong lan đã nở

Ông bạn Các-bin gần nhà có đam mê trồng phong lan. Nhà anh ta treo đầy những giò phong lan trên dàn hoặc gắn trên những thân cây. Hoa phong lan nở quanh năm. Năm ngoái chú em tôi tặng lẵng phong lan nhập khẩu từ Đài Loan. Hết tết, hoa tàn, định vứt đi. Vậy là Các-bin xin về dưỡng. Ít tháng sau, hắn bảo: "Phong lan mày cho tao đã dưỡng ra hoa rồi!". Hay thế!

Thấy nhà tôi mới sửa lại, có sân vườn rộng, hắn khuyên nên trồng phong lan. Quả thật chuyện trồng lan của tôi hoàn toàn “ngỗng”. Toàn “trồng” ngoài chợ, tết đến thì ra mua về chơi. Hết tết thì vứt. Nay nghe khuyên cũng sướng nhưng chả hiểu mô tê gì. Hắn bảo: “Tôi sẽ bày cho ông. Chơi phong lan hay phết!”. (Nghĩ bụng, chả hiểu có phải bên ấy nhiều lan quá, muốn chuyển qua bên này?).
Và rồi, nào mua chậu lớn về, mua thêm xi và đá 4x6. Tự hắn chở sang mấy thân cây: “Toàn thân hồng xiêm đấy, tao mua tận trên Bình Dương và cất trên sân thuợng, nay cho mày. Kinh nghiệm của tao nuôi lan trên loại thân cây này tốt hoa lắm”. Rồi chủ nhật, hắn sang cùng làm. Tay bay tay vữa như thợ xịn. Vậy là mấy thân cây được dựng đứng vững trãi trên chậu, “định vị” bằng bê-tông tươi.



Người lớn: Lính cũng... tinh nghịch (Tiến "gù")

NGHỊCH NHƯ LÍNH

Hồi đó chúng tôi đóng quân bên bờ sông Kỳ cùng , vào những năm 60 của thế kỷ trước, núi rừng Việt bắc – Lạng sơn còn nguyên sơ , đẹp đẽ lắm . Sông Kỳ cùng vào mùa đông nước cạn , chúng tôi có thể lội qua được ( chỉ với một điều kiện: phải cởi quần đùi ). Hai bên bờ sông là những bãi nổi, ở giữa sông là cát, đá cuội và những khóm cây gioi nước mọc rải rác. Nhà ăn của đại đội làm ngay sát bờ sông . 



Trẻ con tinh nghịch (ST: Nguyễn Thái Sơn k5)

Đầu năm, Thái Sơn đã gửi Bantroik5 1 video clip vui.
Mời bạn vào xem!!!

Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

Chuyện thật ở chiến truờng qua lời kể của CCB Phạm Vũ Nhân

Ngồi uống với nhau chai bia Mỹ Budweiser, bác Phạm Văn Nhân - 1 cây văn nghệ của lính Truờng Sơn xưa - thật thà kể: "Đây là chuyện có thật mà mình trực tiếp là ngừơi trong cuộc...
Ngày ở rừng, chiến tranh ác liệt nhưng cũng phải có những phút giậy thư giãn. Phòng Tham mưu Cục 2 tiền phuơng tổ chức hội diễn. Cũng "cây nhà...", làm gì có đàn địch. Nhưng may là có cái radio Orionton của Hung có chế độ tăng âm (dùng cho sinh hoạt đại đội). Nhét mấy quả pin Con thỏ to tổ bố, thử chức năng tăng âm. OK, tốt. Vậy là có máy phóng thanh.
MC (được tuyển ở Phòng) lên giới thiệu: "Sau đây, ca sĩ không chuyên Trần Văn A lên hát bài "Bóng cây Kơ-nia", nhạc Phan Hùynh Điểu, lời thơ...!".
Đ/c A bẽn lẽn buớc lên. Lần đầu tiên trong đời được cầm mic, lại hát trước đám đông, A run run đưa mic lên ngang miệng:
- Buổi - buối - buồi... buồi... buồi...
Anh chị em ngồi dưới cười ồ. Sếp giật mình, chỉ thẳng tay vào mặt trợ lí tuyên huấn: "Thằng này hát gì mà... mà... Tắt, tắt ngay phóng thanh!". Trợ lí chạy lên, định giật mic trên tay A. A xoay người che:
- Không... không có... có đàn... em phải thử giọng truớc... Không, sợ... sợ vào cao quá, hát không lên nổi... Buồi...buồi... buồi... Buôi sáng em làm rẫy, thấy bóng cây Kơ-nia. Bóng toả che ngực em...
Lúc bấy giờ anh em lại vỗ tay rào rào...".
Rồi bác Nhân khẳng định: "Chuyện có thật 100%! Nếu không tin thì...".

Lại chuyện thủ truởng Bảo (Vũ Tự Cường, giáo viên HVKTQS)

Góp thêm một chuyện về Tướng Bảo  

Tốt nghiệp bằng đỏ Đại học Quân sự Liên xô 1972 , sau hai năm công tác tai Bộ tư lệnh Pháo binh, tôi có lệnh về  Vĩnh yên  tập trung  để ôn thi đề cương Phó tiến sỹ. Khóa học gồm hơn 30 học viên nhưng cuối khóa chỉ có hai người được gọi về Hà nội làm thủ tục đi Liên xô nhập học. 
Đại học kỹ thuật Quân sự   thời Tướng Bảo, đang trong giai đoạn tuyển chọn người tài . Học viên vào trường là những thí sinh có điểm tốt nghiệp phổ thông cao nhất. (Đấy là chưa kể đến "lớp tinh hoa " (anh em giáo viên vẫn đùa là "patremu strany" - vì cụ Bảo nói "họ là những vì sao đất nước," còn các bác giáo viên nhà ta nói chại bằng tiếng Nga "Tại vì sao đất nước?") gồm những thủ khoa của các tỉnh thành trong cả nước ) .
Thầy giáo của các học viên trên , đương nhiên cũng phải là những người tài đức vẹn toàn  và  đang được kén chọn ! – Tất nhiên, lớp tập trung Nghiên cứu sinh là dịp tối ưu để nhả trường bổ sung nguồn giáo viên có trình độ cao.