Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011

Chợ Long Biên đêm giá lạnh (VNExpress)

Nhớ mãi anh giai nói: Nếu ta không còn xúc động truớc những người lao động nghèo khổ thì không còn phải là ta!
Hãy xem họ đã làm gì để mưu sinh trong đêm đông giá lạnhnày ở HN.

Cổ vật trong lăng mộTần Thuỷ Hoàng (Bee)

Mời xem tại đây!!!

Ngày hôm nay 14/1

Sáng đưa con đi học. Trời mát lạnh. Có lẽ chỉ 20 độ. Mù nhiều. Ngoài HN sáng nay chắc lạnh lắm?
Về nhà đang hí húi lên mạng thì có điện thoại cháu Phuơng, trò của DMĐ: "Cháu đang uống cà phê ngày cầu mới xây Hoàng Hoa Thám, khu cư xá Miếu Nổi". "OK, chú ra liền". Đi có 10'.
Hai chú cháu bốc phét. Năm nay, 4 trò hệ đại học của thầy DMĐ (Phuơng, Ary (con NSND Y Moan), Thanh Nga, Thuỷ) đuợc giữ lại truờng. Cả 4 về 2 nhà hát thực nghiệm. Bọn này trẻ, đuợc "hầu" thầy Đức nên học được nhiều điều và có thêm nhiều mối quan hệ. Tôi qúy tính năng động và sống chân thực của cháu.
Đưa Phuơng về thăm nhà. Lúc ra về trời hửng nắng. Đúng là sáng sớm cứ có sương mù là báo hiệu trưa nắng hửng. Về, có ngay bài "huởng ứng" đề nghị của ông Phúc Chiến. (Nghĩ bụng, chỉ chuyên gợi ý làm khổ người khác!!!).

Chuyện "Em Ngà", viết theo gợi ý của Phúc Chiến (KQ)

Hè 1968, khi mới chân ướt chân ráo tới Hưng Hoá, vừa tháo ba lô khỏi vai là lính Trỗi đi “ba-tui” ngay. Vòng ra sau doanh trại thấy có phố nhỏ với hàng phuợng vĩ vẫn còn đỏ hoa. Lạ thật, ở cái thị trấn bé nhỏ vùng bán sơn địa này mà cũng có dãy phố nên thơ đến thế? Lang thang chơi, khát nuớc liền tạt vào nhà dân. (Chắc cũng là thói quen dân vận!). Bác chủ nhà niềm nở mời nuớc rồi thăm hỏi. Truớc khi về, bác dặn “nếu không học thì ra chơi cho đỡ buồn, vì bác quá hiểu tâm trạng của kẻ xa nhà”. (Sau mới biết gia đình bác là Việt kiều từ Tân Đảo về năm 1960, đã từng nhiều năm tha phương).
Vậy là nhóm Phan Nam, Tấn Lợi, Lê Bình, Phước Ngọc và tôi... cứ rảnh là lại ra chơi. Khi đó đang học lớp 9. Cứ hết giờ học lại đi tắt khu niêm cất xe máy công binh, ra cổng sau, sang nhà bác. Căn nhỏ có mặt quay ra phố (gọi là phố cho oai, đó là con đường nhỏ dẫn từ thị trấn đi vùng núi Thanh Sơn, Thanh Thuỷ). Phía sau có sân, vườn trồng mấy cây hồng xiêm.

Quả trứng gà và việc quản trị rủi ro (N.TV)

Có một người Đức lớn tuổi tâm sự : Hồi nhỏ trước bữa ăn, tôi cùng với bố mẹ tôi và cả gia đình cùng làm dấu thánh và mời đức chúa Giesu đến dùng bữa cùng gia đình. Trên bàn toàn là những thứ trong tự nhiên do Chúa ban tặng. Con gà , con lợn cũng ăn thức ăn tự nhiên, toàn là những thứ của Chúa cả. Nhưng bây giờ tôi chẳng dám mời chúa đến dùng bữa nữa. Tất cả là sản phẩm của công nghiệp nuôi trồng và chế biến.
Đúng thế, ngày nay con lợn con gà đều ăn thức ăn do con người tạo ra. Và vì thế như là tự nhiên, chúng ta phải chấp nhận vô vàn rủi ro do thức ăn mang lại.


Nghề chơi cũng lắm công phu!!!

Ngồi Café Anh Đỗ thấy chủ quán Đỗ Nghĩa mang ra 1 lô bật lửa Zippo bày lên bàn. Cái lớn, cái nhỏ, cái màu trắng mạ, cái màu vàng… Chú Hạnh họa sĩ cũng móc chiếc Zippo gài ở thắt lưng ra khoe: “Em cũng mới "thửa" được cái Zippo này”. Cái của chú vàng cóong, có hẳn mác nổi, sơn màu đỏ. Đẹp!
-        Này, sao lại hộp quẹt to và hơi dày, còn lại có những cái nhỏ hơi mỏng?
-        Anh không biết à, cái nhỏ mỏng dùng cho quý bà; có thể nhét vào ví đầm, không nhét túi quần như ta. Con cái lớn cho đàn ông, có thể bỗ bã, nhét ngay trong túi quần bò. Móc ra cho dễ.
-        À, ra thế, nghề chơi đúng là... lắm chuyện!