Thứ Hai, 16 tháng 4, 2012

Trần Độ - Tác phẩm

"Trần Độ - Tác phẩm" với 3 cuốn sách dày vài nghìn trang đã xuất bản, nhưng số lượng không nhiều.
Từ hôm nay, BT5 đã link blog "Trần Độ - Tác phẩm" vào Danh sách blog để bạn đọc nào - quý trọng ông cùng những tác phẩm văn học ông để lại - có thể đọc.
Xin cảm ơn!

Quà tặng của Hương Thảo qua VGT

Đêm qua hết phần Thời sự, tôi đã cố chờ xem vòng bán kết Vietnam's Got Talent. Nhưng cơ mà, cả ngày đã quá mệt (tuy rằng là chủ nhật) nên tôi vừa chờ vừa thiếp đi. Khi được người nhà đánh thức, tỉnh lại thì chỉ còn xem được lời chào của Thảo. Tiếc ngẩn ngơ.
Vậy mà không. Ngay sáng nay đã nhận được mail của bạn tôi cùng đường link về tiết mục của Thảo. Đã xem. Xúc động thực sự. Chỉ biết nói là QUÁ HAY!
Mời các bạn cùng thưởng thức!

Vui đầu tuần: Cả nhà toàn "ai" (ST: Vắn CCTQĐ)

Cả nhà toàn "ai" (iPod, iPhone, iPad), còn bố thì: "I pay".

May mà không mất “cò” (ND)

Hắn nhớ lại... Năm 1983 được điều chuyển từ Cam Ranh vào TpHCM, về trường 479. Nhớ có “anh giai” ngày học ở Đại học Quân sự, nay công tác ở Cơ sở 2, đóng trong khu vực sân bay, không xa cổng Phi Long (nay là đầu đường Cộng Hòa) nên đạp xe vào chơi.
Trưa đó anh giai rủ xuống bếp ăn cơm đơn vị. Chả hiểu sao đau bụng ngay. Chạy xuống khu vệ sinh công cộng thì bẩn quá (WC của lính mà!), thế là chạy ra bãi cỏ sát hàng rào kẽm gai, đi theo kiểu “quận công”.
Mới tiếp quản chưa được chục năm nên xung quanh vẫn hoang tàn, cỏ dại mọc đầy. Xả xong, thấy nhẹ cả người. Nhìn ngay trước mặt giữa đám cỏ gừng có sợi dây điện là lạ, hắn tí tóay nhặt lên xem. Không ngờ đó là sợi râu của mìn phát ngang do Mỹ gài quanh khu vực sân bay, phòng Việt Cộng đột nhập. Vậy là mìn bị kích nổ. Bùm!
Nghe tiếng nổ, anh giai phi ra thì thấy hắn nằm vật, máu me bê bết dưới chân. Vội chở đi cấp cứu. Nhưng may thế nào mà “cò” không bị dính miểng đạn, còn nguyên. Chả thế chục năm sau còn sinh ra được cô con gái, nay đã lớn đùng, xinh gái.
Chuyện gần 30 năm sau mới dám kể nhưng xin được giấu tên nạn nhân.  

Những bóng hồng trong thơ nhạc - Kỳ 10: Chiều nay sương khói lên khơi... (ST: Đạt)

Bìa bản nhạc Thuyền viễn xứ - Ảnh: H.Đ.N
Trong những ca khúc đầy tâm trạng hoài hương, mang nỗi buồn man mác như: Làng tôi (Chung Quân), Hướng về Hà Nội (Hoàng Dương), Quê mẹ (Thu Hồ), Làng tôi (Văn Cao), Ngày về (Hoàng Giác)... thì Thuyền viễn xứ của Phạm Duy dù có buồn nhưng giai điệu khác hẳn: lạ hơn, sang trọng hơn...
Bạn thân của tôi, nhà báo Trần Thanh Bình, có một giọng hát khá tốt cho nên trong những lúc ngà ngà cuộc bia thường được đề nghị hát giúp vui (không đề nghị... cũng hát), và hầu như lúc nào anh cũng cất lên: “Chiều nay sương khói lên khơi. Thùy dương rũ bến tơi bời. Làn mây hồng pha ráng trời. Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người. Thuyền ơi, viễn xứ xa xưa. Một lần qua dạt bến lau thưa. Hò ơi, giọng hát thiên thu. Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về...”(Thuyền viễn xứ). Giọng hát nghiệp dư của Trần Thanh Bình chỉ cỡ đó, nhưng cũng đủ làm xuyến xao tâm hồn người nghe, nói chi được thưởng thức tiếng hát của những danh ca như Thái Thanh, Sĩ Phú.

Khổ thân thằng mõ ! (Huỳnh Úc)


Mẹ Đốp bị mất trộm con gà. Cha tiên nhân cái quân ăn trộm tàn ác, con gà mái hoa mơ chỉ còn đẻ độ một hai trứng nữa thì ấp. Rồi độ hai mươi ngày sau sẽ có một đàn gà con lích chích theo gà mẹ kiếm ăn. Càng nghĩ càng tức, mẹ Đốp vớ lấy cái nón đội lên đầu rồi đi ra đường, con đường chạy ngang qua trước đình làng rồi cất tiếng chửi:

" Bố cái thằng chết đâm, cha cái con chết xỉa ! Mày day tay mặt, mày đặt tay trái, nỡ ăn cắp của bà đây con gà.  Này bà bảo cho chúng mày biết: thằng đứng chiếu ngang, thằng sang chiếu dọc, thằng đọc văn tế, thằng bế cái hài, thằng nhai thủ lợn… Con gà nó ở nhà bà là con gà. Nó bị bắt trộm về nhà mày thì thành con cú, con cáo, nó sẽ mổ mắt, xé xác ông, bà, cha, mẹ, vợ , chồng, con cái nhà mày đấy… ây… ấy ! Mày mà ăn con gà nhà bà thì ăn một miếng chết một đứa, ăn hai miếng chết hai đứa, và ăn cả con gà đó sẽ chết cả nhà cả ổ nhà mày…ày. Cha tiên nhân ông nội, ông ngoại, ông dại, ông khôn, đồng môn chi rễ nhà mày nhá!..."

Lao động chân tay dơ lắm! (ST: Thủy k42)

"Mẹ ơi, người chú đó dơ quá ! Con không dám đến gần chú ấy”.
Khi bạn tôi đến chỗ sữa xe thay nhớt đã nghe được từ miệng một cô bé ước chừng 6 tuổi nói. Thật ra cô bé cái gì cũng không biết, tôi không trách bé, chỉ trách mẹ của bé mà thôi. Vì mẹ của bé đã nói với cô bé một câu, điều đó đã thật sự làm tổn thương đến trái tim và ước mơ của người thợ: “Sau này con nhớ chăm chỉ học hành, không thôi mai mốt con sẽ đi làm khổ công, lao động chân tay, toàn thân đều dơ dáy và hôi, đáng sợ lắm biết không con!”.