Chủ Nhật, 1 tháng 4, 2012

Tiếp chuyện thầy Hòe

Tiếp theo chuyện về thầy Hòe bữa trước, nay mời AE xem tiếp phần 2 tại đây.

HOÀNG SA – TRƯỜNG SA LÀ CỦA VIỆT NAM (Đoàn Phú Hòa, Czech)


Tôi phải thừa nhận một điều là khi đọc bài  “Không thể chậm trễ” được đăng trên báoTiền Phong hôm thứ sáu vừa rồi thì dù có uất lắm nhưng tôi không hề ngạc nhiên. Ở trườnghợp này, nếu không phải là cháu học sinh mà là một nhân viên ngoại giao Việt Nam nào đó đương đầu với nữ học sinh Trung Quốc nọ thì chắc cũng chỉ có phản ứng bằng cách bỏ bữa cơm  là cùng chứ không đủ lý luận để tranh cãi vì có được hướng dẫn gì đâu (nếu không nói là không dám tranh luận).

Sài Gòn mưa bão như chưa từng có

Từ trưa nay, mưa bắt đầu nặng hạt, gió giật. Trên HTV cảnh báo, bà con không nên du lịch, dã ngoại ra vùng Cần Giờ, tránh nguy hiểm. Các lực lượng PCCC, cứu hộ, CA, dân phòng túc trực. Lâu lắm mới thấy có trận mưa bão lớn, sớm như trận này.
Xem TV, thấy sân Thanh Hóa hay HN ngon, khô ran, chẳng mưa gió gì; còn sân Thống Nhất thì như 1 bể nước. Nước mưa cản hết các đường bóng.

Khúc hát Hoàng Sa - Ballade pour Hoangsa (André Menras) - ST: ĐB

 Hoàng Sa, Việt Nam, vết thương bầm tím
Cá mập phương Bắc đã quay lại
Cướp đảo, cấm biển
Ăn thịt dân chài ta.
Điệp khúc :
Bạn ơi, hãy trừng mắt nhìn con cá mập
Hãy nhìn thẳng vào nó
Bạn ơi, ta đâu sợ
Ngày sau sẽ ra sao

TỨ BẤT TỬ TRONG TÂM THỨC VIỆT NAM (ST: QV)

Lời dẫn của tác giả: Nhân ngày Giổ tổ năm Nhâm Thìn 2012, xin giới thiệu lại bài viết về Tứ Bất tử của Nguyễn Xuân Diện viết năm 1996. Trong các vị "Tứ Bất Tử" có 3 vị hiển thánh từ thời Hùng Vương, và đặc biệt, 2 trong 3 vị là con rể của Vua Hùng.

Trong tín ngưỡng thờ bách thần của người Việt, “hoặc có vị là tinh túy của núi sông, hoặc có vị là nhân vật linh thiêng, khí thế lừng lẫy về trước, anh linh còn mãi về sau” (Lời tựa sách Việt điện u linh), nhưng có 4 vị thần được dân gian tôn vinh là Tứ bất tử. Đó là bốn vị linh thiêng trường sinh bất tử trong thần điện Việt Nam. Mọi người vẫn cho rằng đó là Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đồng Tử, Thánh  Gióng và Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Thực ra, trong lịch sử đã đã diễn ra không phải hoàn toàn như vậy, và trong chúng ta không phải ai cũng biết Tứ bất tử là những ai và có từ bao giờ.   

Nhớ những ngày ấy... (2) (Trần Thắng)


Cha, con gặp nhau ở B2, xuân 1972.
Đường Trường Sơn, xe ta qua (11/1971 - 12/1971)
    Tôi không còn nhớ hôm lên đường là ngày mấy tháng 11, có lẽ từ ngày 10 đến 15/11 gì đó. Hồi này Mỹ tạm ngừng ném bom miền Bắc, nên xe chạy trên quốc lộ 1 khá nhanh và trưa hôm đó do chạy “tung tăng” thế nào đó mà đã có 1 xe lao xuống ruộng, may mà không sao.   Đến tối chúng tôi đến Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Chuẩn bị một ngày chúng tôi bắt đầu vào tuyến lửa. Tôi không nhớ là ở đâu nhưng trên đầu chúng tôi thường xuyên có tiếng máy bay. Rồi bắt đầu vào đường Trường Sơn. Tiếng máy bay to hơn, nhiều hơn và có cả tiếng bom, tiếng súng. Lúc này vẫn đi ban ngày, đi theo con đường dã chiến được san ủi qua núi qua đèo. Xe đi khá vất vả, lái xe thật sự căng thẳng. Chiều tối đến trạm nghỉ, chúng tôi mới biết đoàn xe chúng tôi có sự cố, một xe lên dốc bị tụt, lái xe quay đít xe lao vào taluy đường cho xe dừng lại, nhưng xe bị lật và cứ thế quay tròn. Bị thương gần hết. Vậy là ở lại mất 1 xe. Cái cảm nhận về 1 chuyến đi khó khăn đang rõ dần.

Cảnh báo: Tủ lạnh với những nam châm... (ST: ĐB)

  KHẨN CẤP VÀ RẤT QUAN TRỌNG... THÔNG CÁO BÁO CHÍ!

Giáo sư Perez Vicente Tortosa Đại học Almería - Tây Ban Nha: "Tôi giải thích rõ ràng để cảnh báo với bạn về mức độ nghiêm trọng của sự việc. Khi bạn đã đọc các nội dung, tất cả mọi người có thể hành động phù hợp.