Thứ Hai, 13 tháng 12, 2010

Cười: CHUYỆN CÁI QUẦN CON (Sưu tầm)

1. Cô P. nổi tiếng là xinh ở chung cư. Sáng sáng hay ra mua cháo sườn cho con. 
Sáng hôm đó, cầm bát ra mua. Bà bán cháo ngạc nhiên thầy cô mặc cả quần con ra ngoài mà không hay. Muốn nhắc nhưng lại thôi vì sợ cô giận không ra mua cháo nữa. 
Hóa ra đêm qua vui vẻ với chồng, sáng ra mặc lại quần mà không để ý.

2. Lại có chuyện cô H. bạn của cô P. 
Sáng đó vào chợ Đồng Xuân, cô cứ thấy vương vướng dưới chân. Cúi xuống thì thấy chiếc quần con. Trời mùa đông chả lạnh, cô mặc thêm cái quần len. 
Sau đêm vui vẻ với chồng, sáng dậy xỏ chân vào quần mà không để ý, quần con chỉ được xỏ mỗi một bên chân. Thế là…

Trở về với đời thường (Ghi theo lời kể của Phan Nam k5)

Đi xe ôm (1)
Hôm thầy trò ngồi với nhau, thầy Trọng hỏi: “Chuyện Nam đi xe ôm ở tập 1 có đúng như thế?”. Hắn cười: "Gần đúng thôi, thầy ạ! Nó thế này này…
… Sau ngày bị kỉ luật ở QK4, em phấn đấu vào lại Đảng. Vào xong em xin ra quân ngay. Ông bà già em khi này đã vào sống trong TPHCM.
Bán cái xe Honda Dame 50 và đồ đạc ở Vinh được 1 chỉ rưỡi, em đưa vợ con đi tầu Thống Nhất vào thành phố. Thấy em vào, ba em nói: “Mày vào đó hả con? Mình mày thì tao có thể nuôi được, nhưng còn vợ và con mày. Đất thì nhiều, mày phải tự lo việc mà kiềm tiền nuôi vợ con".
Vợ em nghe kể lại đã khóc: “Thế thì chết mất, anh ạ. Sống sao được trong SG?... Thôi, hay ra quay ra đi, rau cháo có nhau”. Khi đó con Trà nhà em mới hơn tuổi, bé tí. Em cũng nản quá. Nhưng nghĩ, mình từng là thằng lính, có bằng kĩ sư; còn người ta không lính, không bằng còn sống được. Chả lẽ mình buông tay?
Hôm sau cầm vàng của vợ đi mua ngay 1 chiếc Honda Dame. Hết chỉ mốt. Cầm 4 phân về cho vợ, Chương khóc: “Tiền hết sạch rồi, hả anh?”. “Bậy nào, có phương tiện là có tiền sống”.
Ngày đó vào sân bay khó lắm, có 1 cổng duy nhất. Bọn xe ôm cứ đứng trực ngoài cổng. Khách ra là mơi, bám. Sáng hôm ấy đổ đầy bình xăng, em phi ra cổng. Lố nhố toàn bọn xe ôm, mặt mày giữ dằn. Em đứng ra 1 góc. Một thằng bặm trợn nhất thấy có lính mới ra, đi lại, hất hàm:
-          Ê, mày ở đâu ra vậy? Làm gì?
-          Ở gần đây. Thất nghiệp, ra chạy xe ôm nuôi vợ con.
-          Này, chạy cũng phải có luật nghe!
-          Luật gì, anh Hai? – Em vẫn nhã nhặn.
-          Luật rừng! Phải nộp thuế cho đại ca, cho tao, hàng tháng, phải phục dịch tao…
-          Lính tráng, làm đ. đủ tiền (em văng tục luôn) nuôi mồm thì nộp thuế cái đ. gì?
-          A, thằng này Bắc kỳ. Mày dám bảo ai là lính tráng? Lính cũng phải theo luật.
-          Thật không? – Em gằn giọng.
-          Chứ không à? Ê, bọn bay đâu, lại đánh chết bà thằng chó này đi! Thằng này láo.
Vừa nghe nó nói vậy, em vạch bụng lấy ra con chó lửa. (Bố mày ra quân nhưng không quên giữ lại khẩu K59 gọn nhỏ).
-          Có hàng nóng, chúng bay ơi! - Cả bọn tán loạn, dắt xe chạy biến, chỉ sợ ông lính này nhá cò súng là toi đời.
Em chỉ theo thằng “bang trưởng”: “Bố mày tha tội chết hôm nay! Lần sau thì…”.
… Sáng hôm sau, em lại phi xe ra cổng. Bọn nó cứ thấy em là giạt ra xa, sợ “anh Hai Bắc kỳ có hàng nóng". Thấy chúng sợ mấy hôm, em cười cười, vẫy lại: “Thôi, vào đây, trật tự mà cùng làm, cùng sống. Đừng ăn hiếp lẫn nhau làm gì”. Anh em lập lại trật tự tự quản.
Có biết đường đi lối lại SG đâu, giá cả cũng không. Em cứ vừa chạy vừa hỏi đường. Khách trả bao nhiêu thì trả, có hôm được thưởng cả 1 vé. Rồi sắm thêm kính dâm, bản đồ du lịch SG…
Cũng chỉ hành nghề này hơn tháng thì thôi".

Chuyện thầy Lã Khắc Tiệp dạy Sinh vật (Quang Việt k5 kể)

-          Ra dHội trường ngoài HN vui không? Có gặp nhiều thầy cô? – Quang Việt hỏi.
-          Có, thầy Khoát (Hóa) này, thầy Tá Điền (Lý), thầy Cao Thưởng (Văn)… cả thầy Tiệp…
-          A, thầy Lã Khắc Tiệp mà ta hay gọi là A-phan-ty vì thầy hay kể chuyện tiếu lâm trong giờ.
-          Ừ, thầy giờ già, nhỏ con nhưng vẫn hóm. Thầy sống ở Nam Định.
Việt tiếp: “Xin kể các ông nghe chuyện này liên quan đến thầy. Ngày bọn nghịch ngợm chúng tôi phải tập trung về Phân hiệu 4 ở Thạch Thất. K5 có tôi, Lượng “vẩu”, k6 Hồng Lồi, Quốc Bình, k7 có Vũ Anh, Thế “đùn”… Về "trại" mà không bỏ đuợc tính nghịch ngợm. Thầy Tư, thầy Tiệp được bác Quỳnh phân công về dạy và phụ trách…
Chúng tôi hay vẽ bậy lên sách vở của nhau, lên bàn học, lên vách tường những hình tam giác và ghi bên cạnh chữ “l...”.  
Hôm đó có tiết Toán. Thầy Tiệp vào lớp, chưa dạy ngay mà nói:
-          Các em vẽ những hình lên sách vở, lên bàn, lên tường nhưng có hiểu cái gì không?
Cả bọn nhao nhao:
-          Không ạ! Không ạ!
-          Vậy thầy dành ít phút đầu giờ giảng về cái ấy.
Cả bọn trợn mắt nhìn nhau.
“Nam giới có cái gì các em quá biết. Bộ phận sinh dục của nam hay nữ đều có 2 chức năng tiểu tiện và sinh sản. Cái tam giác các em vẽ không ra cái gì cả. Một tam giác mà đỉnh cắm xuống đất, có 1 cái vạch, rồi râu đâm ra tua tủa... Nó không phải thế mà như thế này cơ. (Thầy vừa nói vừa vẽ lên bảng). Đây là bộ phận… đây là nơi… đây là…”.
Và rồi thầy giảng rất tỉ mỉ, chi tiết về bộ phận sinh dục nữ. Thậm chí còn hay hơn cả bài giảng của thầy Hóa (dạy Sinh cho bọn cùng lớp ở Hưng Hóa). Giờ học của thầy chúng tôi vỡ ra nhiều điều về giải phẫu sinh lí.
Và, điều lớn hơn từ sau giờ đó, cả bọn không còn vẽ bậy.

Gặp Nông Lập Phu và GS Hoàng Tranh qua điện thoại

Tối thứ bảy, Nông gọi vào từ HN: "Em sang dự giao lưu thanh niên 2 nuớc tại HN. Sau đó đi Hạ Long rồi về Nam Ninh. Các anh chị trong đoàn sang Quế Lâm, Nam Ninh hồi tháng 5 có khỏe không? Anh Minh Đức, Phan Nam, Đông Nhân... Cho em hỏi thăm. Em sẽ gọi cho anh Minh Đức...". Vẫn cái giọng đặc HN.
Nông và GS Hoàng Tranh cùng sang đợt này. Lần tháng 10 Hội truờng Trỗi, Nông lấy làm tiếc vì bận mà không sang đuợc. GS vẫn đang tiếp tục biên tập cuốn sách "Truờng Nguyễn Văn Trỗi ở Quế Lâm", kịp xưất bản trong năm tới.
Sáng qua bác Đoàn Mạnh Giao cũng đến dự giao lưu tại HN.

Học múa Ballet (Bee)

Ballet là loại hình nghệ thuật vận động hình thể cao cấp nhất. Và các nữ sinh viên múa Ballet ở TQ đã phải học như thế này!!!

Cốc vang nóng mùa đông (NH.Tinhvi, BRD)

Dịp này ở đây khắp nơi mở chợ Noel ở ngoài trời . Trời tuyết lạnh, nhạc réo rắt vui tươi , không khí nhộn nhịp; đi chơi chợ ,uống một cốc vang hâm nóng, thấy thật là thích thú.
Ngày 7-12 -2010 là ngày PISA chính thức công bố kết quả nghiên cứu về giáo dục ở 34 nước và thành phố lớn. Theo đó Thượng Hải, Hàn Quốc, Phần Lan đứng đầu danh sách. Nước Đức có tiến bộ chút đỉnh so với 3 năm trước tuy nhiên nó không đủ khiến cho ai vui mừng được. Có một điều là cũng đúng trong ngày này đồng loạt các báo giấy và báo mạng đều đăng về "hiện tượng Việt Nam" (như là một điều để các nhà giáo dục Đức suy nghĩ?). Tôi chọn một bài báo mạng có ảnh rõ và đẹp để dịch ra đây.
Với tôi, khi đọc bài báo này, tôi có cảm tưởng như là được uống một cốc rượu vang hâm nóng giữa chợ Noel.
 
Học sinh Việt Nam luôn đứng đầu trong các trường Gymnasium *
(Dịch từ LVZ online ngày 07-12-2010)
 



Dresden. Em học sinh nữ Kim Hoan Vu (Vũ Kim Hoàn ?) có rất ít thời gian. Em là học sinh xuất sắc nhất lớp, em chơi Klavier và là hướng dẫn viên du lịch trong bảo tàng tranh cổ bằng năm thứ tiếng : Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Việt Nam.
Rất tự tin , em kể về các thành tích của mình trong các kỳ thi ngoại ngữ, lấy học bổng và trách nhiệm của em trong vai trò là người phát ngôn* * của lớp và của khối. Em luôn thấy mình có trách nhiệm khi nhận những việc này- nữ học sinh 16 tuổi nói. Em là một trong rất nhiều học sinh Việt Nam xuất sắc ở CHLB Đức, những học sinh đã vượt xa các bạn học người Đức của mình .
Kim Hoan đang học lớp 10 ở trường Romain-Rolland-Gymnasiums Dresden. Em đến Đức khi 3 tuổi. Bố mẹ em lúc nào cũng phải làm việc rất nhiều. Em bảo không muốn bố mẹ lại phải thêm lo lắng khi con lại còn mang điểm xấu về nhà.Lúc đầu em chịu rất nhiều áp lực."Nếu em có một điểm 2 toán thì đối với mẹ em đấy là một thảm họa, trong khi em cho rằng một điểm 2 là cũng tốt rồi". Để cho khỏi quên nguồn gốc , em nói chuyện với bố mẹ và thường xuyên nhất là với chị gái bằng tiếng Việt.
Là một người nước ngoài, Kim Hoan nói, em không muốn mình trở thành gánh nặng của nước Đức. "Em muốn cống hiến một chút gì đó vì chúng em đã được phép sống tại nơi này". Cũng vì lẽ đó màem rất cần cù trong học tập và hay giúp đỡ các bạn khác làm bài tập. Cha mẹ em từ rất sớm đã dạy em không nên tiêm nhiễm những thói hư tật xấu. Kim Hoan chẳng phải là trường hợp cá biệt. Phải lục lọi trí nhớ một lúc thật lâu em mới thấy có một người đồng huơng không học Gymnasium. Em không phải là học quá gạo so với các bạn cùng lớp. Chỉ là có cách học khác thôi.“ So với bạn gái thân nhất của em thì em còn lười hơn nhiều“.
Trên toàn cộng hòa liên bang Đức có 59% học sinh Việt nam học Gymnasium, Trong khi đó học sinh Đức chỉ là 43%, ông Olaf Beuchling nhà nghiên cứu khoa học giáo dục nói. Ông lấy các con số này từ các số liệu của cơ quan thống kê liên bang. Beuchling đang nghiên cứu tại ĐHTH Leipzig , đối chiếu các nghiên cứu về giáo dục và đã nhiều năm theo dõi thành tích học tập của các học sinh Việt nam.
Tại Sachsen, nơi có đông người Việt Nam thì khoảng cách với học sinh Đức lại còn lớn hơn. Tại đây có đến ¾ học sinh Việt Nam học Gymnasium, trong khi đó đối với học sinh Đức vẫn là 43%. Tất nhiên con số này có thể dễ dàng thay đổi vì có nhiều học sinh Việt Nam nhập quốc tịch và do đó số này được tính là người Đức.
Giáo dục ở Việt Nam có một vị trí rất khác so với Đức, ông Beuchling nói. „ Ai được học hành thì có thể thăng tiến và là niềm vinh dự của gia đình“..Từ nhiều cuộc phỏng vấn với các học sinh Việt Nam. Ông biết rằng nhiều học sinh chịu áp lực rất lớn. Và do đó có không ít các em gặp vấn đề tâm lý.
Bố của Minh Tuan Hoang (Hoàng Minh Tuấn?) cho con đi học từ sớm. „ Con phải thật chăm học và phải luôn luôn học giỏi hơn các bạn khác“, bố em nói.Cậu con trai học lớp 7 ở một trường Gymnasium của Dresden và học hành rất tự giác.. Em là một trong những học sinh nhất lớp. .“Tổng kết cuối năm vừa rồi, điểm trung bình của em là 1,3“, em học sinh Việt Nam tự hào nói.
Các đồng hương của Hoàng ngày nay ở Sach sen phạm tội cũng ít hơn hẳn những ngày đầu mới thống nhất nước Đức, Hoàng ,chủ tịch hội người Việt Nam tại Dresden nói. Nhiều nhà tuyển dụng còn gác lại các hồ sơ xin việc mang tên Việt Nam..“ Nếu con cái của chúng tôi không giỏi hơn người khác thì chúng sẽ thiệt thòi“.
Ở trường Gymnasium Dresden Bertolt-Brecht đặc biệt là có rất nhiều học sinh Việt Nam theo học. Có khoảng 70 trong tổng số 800 học sinh có nguồn gốc Việt Nam, thầy hiệu trưởng Marcello Meschke nói. Thầy công nhận rằng các học sinh Việt Nam có tác phong học tập rất tốt : Các em rất quan tâm đến thành tích cá nhân của mình. Ai trong các em mà muốn tốt nghiệp thì người đó cũng phải làm Abitur*** một cách hoàn chỉnh và tốt nhất. Ở đây tôi chưa hề biết có em nào bị trượt .
-------------

Chú thích: -Ảnh : Kim Hoàn Vũ
*:Lớp 1 học sinh chưa có điểm. Điểm số từ lớp 2 đến lớp 4 được tính để nếu đủ điểm thì lớp 5 hs mới được vào trường Gymnasium, sau đó học đến lớp 12 rồi làm tốt nghiệp (Abitur ),lên đại học. Nếu không thì sẽ học hệ 9 năm hoặc 10 năm, sau đó vào các trường học nghề.. Nghĩa là có thể nói, nếu lớp 2 học hành không cẩn thận thì đã không thể vào đại học.
**:Ở Đức không có lớp trưởng, chỉ có người phát ngôn. Bác Trần Đình Ngân đã có một bài rất hay viết về chuyện này và sau đó đăng trên Vietnamnet.
*** Abitur là kỳ thi tốt nghiệp lớp 12 của các trường Gymnasium. Học sinh từ lớp 11 đã được tính điểm và điểm Abitur cũng chỉ là một trong những điểm được tính nhưng có hệ số cao hơn. Điểm trung bình từ lớp 11 cho đến Abitur là cơ sở để xét tuyển vào đại học. Làm cách này học sinh không bị rơi vào cảnh học tài thi phận.