Mời đọc!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
- Nghệ thuật từ... lõi cuộn giấy vệ sinh (ST: Đạt Bột)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014
Cười: Kẻ lười biếng nhất
Một chủ nông trại có 10 người làm công nhưng không có người nào năng nổ như ông ta muốn. Ông bèn nảy ra một kế mà ông tin là sẽ trị cho họ bỏ tật lười biếng. Một hôm, ông bảo:
- Các anh này, tôi có việc dễ dàng thoải mái cho người nào lười biếng nhất nông trại này. Người nào lười nhất bước ra phía trước?
Ngay tức khắc chín người trong nhóm cùng bước lên. Ông chủ trại đầy hy vọng hỏi người còn lại:
- Tại sao anh không bước ra phía trước cùng những người khác?
Người này đáp:
- Mất công bước lên quá.
Thác nước của những câu chuyện cổ tích
Đôi khi nhìn ngắm những bức hình phong cảnh, có thể bạn sẽ nghĩ “nơi này không thể có thật”, khung cảnh thác nước Izvorul Bigăr ở Rumani chắc chắn sẽ phải thốt lên như thế.
Thác nước Bigar ở Rumani trông đẹp như khung cảnh chỉ có thể xuất hiện trong truyện cổ tích.
Sự kết hợp của một vách đã phủ đầy rêu xanh cùng với một dòng suối ngầm đã tạo nên khung cảnh đẹp như tranh vẽ này. Những tia nước ngầm chảy xen lẫn trong rêu xanh khi dội xuống phía dưới tạo nên khung cảnh của một bức tranh cổ tích.
Chào ngày mới (Quang Việt)
Mỗi
buổi sớm mai thức dậy,
Ta
lại mỉm cười với ta.
Hân
hoan đón chào ngày mới,
Mang
niềm vui đến muôn nhà.
Chào
những áng mây ửng đỏ,
Như
em, má đỏ hây hây.
Chào
ngọn gió lành man mác,
Nhẹ
lay động những nhành cây.
VẪN TRỜI VIỆT NAM (Vũ Cao Phan)
Anh Vũ Cao Phan thì nhiều bạn đọc BT5 đã biết. Tháng 5-2014 khi tôi có dịp sống ở Hà nội thì anh Phan có chuyến công du Trường sa. Từ Trường sa trở về, Phan gửi cho tôi bải viết "Vẫn trời Trường sa". Đọc bài của Anh Phan, là bạn bè nên tôi tán thêm: "Tiếng gà ở Trường sa thì nghe có vẻ đất liền quá, nhưng, bầy chó (mà quân số nhiều ngang lính đảo) cuồng chân vì thiếu đất phi, phải lao xuống biển bơi một vòng ra cọc phòng thủ rồi lũ lượt quay lại thì thật là đảo xa, thật là Trường sa...". Chưa thấy Phan bình tiếp thế nào, hôm tiễn tôi ra sân bay Nội Bài, Phan tiêng tiếc tặng tôi kỷ niệm quí của chuyến đi Trường sa "Tao chỉ có một cái ảnh này!"...
Xin gửi bài viết của anh Phan lên BTk5 để các bạn cùng đọc, gửi theo kỷ niệm mà anh Phan tặng tôi để bạn đọc của Báo liếp cùng thưởng thức. (Trần Đình, Berlin).
VẪN TRỜI VIỆT NAM
Tặng các bạn trong đoàn công tác số 11 Trường Sa
Tôi
chợt thức giấc. Vì một tiếng gáy gà rất gần.
Mình đang ở đâu nhỉ? Sống quen phố thị rồi, thảng hoặc
mới nghe tiếng gà mỗi dịp về quê hay đi công tác xa. Đang ở đâu? Giật mình tỉnh
hẳn: Trường Sa!
Hoa bàng vuông - kỉ niệm chuyến đi tặng bạn. |
Suốt
mấy ngày bập bềnh trên sóng, chật chội khung giường hầm hập nóng không dễ ngủ
thì lại có được một đêm như đêm qua. Văn nghệ, giao lưu với bộ đội trên đảo đến
khuya, kịp ngả lưng xuống thì thông thống gió lành biển Đông ùa vào mát xa mát
gần, mát da mát thịt, làm sao không ngủ quên trời quên đất được!
Tiếng
gà. Thì tiếng gà chứ sao! Quen thuộc như từng nghe ở Châu Thành hay Thạch Hà vậy.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)