Thứ Tư, 10 tháng 7, 2013

Dự án Underground (tầu điện ngầm) lớn nhất ở Mỹ (ST: ĐB)


Một dự án tàu điện ngầm có quy mô cực lớn (East Side Access Project) đang được tiến hành ở New York, kết nối Long Island với phía Đông vùng Manhattan. Sâu dưới lòng đất, các đường hầm tàu điện đang mở rộng từ Sunnyside, Queens đến một ga mới Long Island Rail Road được đào bên dưới ga Grand Central.

Dự án này bắt đầu khởi công từ năm 2007, với chi phí ước tính là 6,3 tỉ USD và hoàn thành vào năm 2013.Tuy nhiên,hiện chi phi ước tính đã nâng lên 8,4 tỉ USD và ngày hoàn thành được dời tới năm 2019. Khi hoàn thành, đường tàu này sẽ có thể thực hiện 24 chuyến/giờ vào giờ cao điểm, rút ngắn thời gian đi lại từ Long Island, và mở ra đường đến phi trường quốc tế John F. Kennedy từ phía Đông Manhanttan.

Sau đây là những hình ảnh quá trình thi công dự án East Side Access Project, sâu bên dưới khu vực Queens và vùng Manhattan.

[IMG]


Ảnh chụp công trường ngày 12/02/2013, với 2 đường hầm dẫn vào một hang lớn bên dưới ga Grand Terminal (ga trung tâm New York) nơi sẽ là phòng đợi trong tương lai cho các chuyến tàu đến và đi tuyến Long Island Rail Road. Toàn bộ dự án này sẽ được hoàn thành vào năm 2019.

Chuyến đi xa và những bạn hiền 2 (KC)


     Tôi có anh bạn thân rất yêu quý Việt Nam, tên là Cao Cẩm Quỳ, người quận Tam Thuỷ,  Tp Phật Sơn, tỉnh Quảng Đông. Khi biết tôi đến Quế Lâm, anh mời tôi về thăm Quảng Châu, thăm Phật Sơn. Anh báo cho biết, tại  Tam Thuỷ một tập thể các cưu chiến binh tham gia “kháng Mỹ viện Việt” (1966-1970) đang chờ đón tôi, một cựu chiến binh  Quân đội nhân dân Việt Nam thời chống Mỹ, một bộ đội Cụ Hồ.
Đến thăm mộ Liệt sĩ Phạm Hồng Thái.
Tôi và  anh Tân đi xe lửa từ đến Quảng Châu. Anh Cao  ra  ga đón chúng tôi về khách sạn. Trong ngày đầu tiên tại Quảng Châu - thành phố lớn thứ ba Trung Quôc, địa phương có nhiều quan hệ với cách mạng Việt  Nam, Cao Cẩm Quỳ đưa chúng tôi đi tầu điện ngầm (cho biết), thăm tháp truyền hình Quảng Châu, thăm công viên bên bờ Châu  Giang, viếng Nghĩa trang Hoàng Hoa Cương - nơi yên nghỉ của liệt sỹ Phạm Hồng Thái. Nghĩa trang này do  Tổng thổng Trung Hoa Dân quốc Tôn Trung Sơn ký quyết định xây dựng, là nơi yên nghỉ của 72 liệt sỹ trong cuôc cách mạng Tân Hợi 1911. Nghĩa trang là một công viên rất đẹp. Năm 1954, Chính phủ Trung Quốc  đưa hài cốt Liệt sỹ  cách mạng Việt Nam  Phạm Hồng Thái về an táng tại đây. Khi chúng tôi đến viếng, bên mộ còn vòng hoa tươi của Chủ tịch Trương Tấn Sang. Nhân dân Quảng Châu  trong hơn 60 năm qua chăm sóc rất chu đáo phần mộ này.

Chú vẹt giỏi (ST: Đạt)

Mời xem và nghe chú nói.