Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Nghe bạn hát !


Thế giới này phẳng thật !!! (KQ)

Chủ nhật trước nhận được email:
Anh Quốc ơi, em là Chí, bạn học cũ của Nghị và Võ Hùng cùng Chí Hòa ở trường Việt Đức - Hà Nội. Em có đến chơi  nhà anh ở 99 Trần Hưng Đạo nhiều lần, nhưng chắc anh không nhớ đâu. Em muốn có e mail của Nghị, anh cho em nhé.
Cảm ơn anh nhiều. - Em Chí


Hơn 40 năm rồi nhưng sao quên được. Tôi trả lời ngay: em là Ngụy Hữu Chí - con GS Ngụy Như Kon Tum, cố hiệu trưởng Đại học Tổng hợp. Và ngay hôm sau nhận được hồi âm:
Vậy là anh nhớ đúng rồi. Em còn nhớ lúc anh em mình nói chuyện ở sân nhà 99. Nhưng nhìn ảnh không nhận ra, bây giờ anh mập ghê. Nghị thì em cũng xem ảnh rồi, nó hầu như không thay đổi, vẫn là Nghị Phệ, Trung thì tóc bạc ghê. Em cũng vậy. 
Em hiện đang sống ở Munich. Vừa nói chuyện với Võ Vịt xong. Em đang xem các bài của anh viết trên blog.
Thôi em lại bận đây có gì em sẽ viết tiếp khi có thời gian. Anh hồi này còn làm bên Viễn thông không? Em sẽ xem tiếp bên Blog của anh rồi mới nói chuyện được?


Cứ nhớ mãi cái câu ông bạn già Tôn Gia Quý: Thế giới này phẳng thật!

Chút Tào Lao 2

11. Ăn hột mít luộc có thể gây mất đoàn kết nội bộ và nghi ngờ lẫn nhau!
12. Không có gì làm anh em ta xa cách. Chỉ... hôi nách là xa cách anh em.

Ảnh màu hiếm có về miền Bắc Việt Nam đầu thế kỷ 20 (ST: ĐB)


Là con người mơ mộng và có tư tưởng quốc tế hóa, ông chủ ngân hàng người Pháp Albert Kahn (1860 – 1940) tin rằng mình có thể tăng cường sự giao thoa văn hóa và hòa bình giữa các dân tộc qua nghệ thuật nhiếp ảnh.
Năm 1909, Kahn bắt đầu thực hiện dự án “kho ảnh về cuộc sống của con người trên trái đất” để ghi lại những hình ảnh từ nhiều địa điểm khác nhau trên thế giới bằng hệ thống chụp và xử lý ảnh bằng kính màu màu – phương pháp chụp ảnh màu đầu tiên trên thế giới.
Albert Kahn đã cử các nhiếp ảnh gia của mình tới hơn 50 quốc gia trên thế giới. Đội ngũ của ông đã thực hiện tổng cộng 72.000 bức ảnh, tạo thành bộ sưu tập lớn nhất từ trước tới nay trong giai đoạn “sơ sinh” của ảnh màu. Họ đã chụp những bức ảnh màu đầu tiên ở các quốc gia xa xôi đối với phương Tây thời đó, trong đó có Việt Nam.
Năm 1929, sự sụp đổ của phố Wall buộc Kahn phải ngừng dự án. Mặc dù ngân hàng bị phá sản sau cuộc Đại suy thoái nhưng bộ sưu tập của ông vẫn “đứng vững”. Ông qua đời năm 1940 và để lại cho thế giới một bộ sưu tập ảnh màu vô cùng quan trọng, một cuốn lịch sử sống động nhất về cuộc sống con người đầu thế kỷ 20.
Sau đây là một số hình ảnh về Việt Nam trong các năm 1914 - 1916 trong bộ sưu tập của Albert Kahn, được giới thiệu trên trang BELLE INDOCHINE của Pháp.
Một ông đồ bán chữ ở Hà Nội, 1915

Nghiên cứu 'Binh thư' của Đại tướng (kỳ 6): Từ 'đánh chắc' tới 'vây, lấn, tấn, phá, triệt, diệt'


 
(Thethaovanhoa.vn) - Với những gì diễn ra tại Điện Biên Phủ, phương châm "đánh chắc, tiến chắc" của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được tổng kết thành nghệ thuật đánh công kiên của VN suốt hàng chục năm sau bằng 6 chữ "vây, lấn, tấn, phá, triệt,  diệt". Nhưng, như lời Đại tướng, việc lựa chọn phương châm ấy chính là quyết định khó khăn nhất trong sự nghiệp cầm quân của ông.
"Khẩu quyết 6 chữ" trên có thể được diễn giải bằng các bước triển khai nối tiếp trên thực tế: Vây chặt, Lấn sâu, Tấn công không ngừng, Phá hủy công sự địch, Triệt viện binh và tiếp tế, Tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm hoặc cụm cứ điểm. "Tác giả" của nó được cho là Lê Trọng Tấn, lúc đó là Đại tá, tư lệnh của 1 trong 4 đại đoàn tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.
Nhưng, trước khi có được sự tổng kết độc đáo ấy, hàng loạt chỉ huy cao cấp đến sát giờ mở màn vẫn tuyệt đối muốn chọn phương án "đánh nhanh, thắng nhanh" cho chiến dịch.
Pháo binh của ta oanh kích tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ảnh Tư liệu