Thứ Tư, 17 tháng 4, 2013

Ý kiến Bạn đọc


Hoan nghênh Báo liếp bạn Trỗi 5: Ngoài những bài vui vẻ, giải trí, nhạc không lời rất hay còn có nhiều bài văn nghệ khác như thơ, nhạc, ảnh  tự sáng tác... Đặc biệt có những bài khảo cứu công phu và bổ ích như:
- Giải mã gene người Việt cổ
- Người Hmông và những ngộ nhận lịch sử
- Ai là tác giả thiết kế cầu Long Biên?
v.v...
Mong bản báo có thêm món ăn mới - ngon và bổ.
Bạn đọc: Phạm Quân
---------
Như vậy BT5 đã sắp có số lượt bạn đọc ghé thăm là 300.000. Xin chân thành cảm ơn các CTV và bạn đọc đã yêu mến BT5!

Aline - 'Ngồi hội họa người tình' do Clayderman chơi (ST: HP)

Ngày ở Đại học QS, chúng tôi hay hát cùng Dương Minh Đức bài này. Hôm nay nghe lại mà nhớ quá!
Mời cùng nghe!

Bạn đến thăm nhà (KQ)

Cô cháu học viên k42 ngoài HN hẹn: Cháu vào SG có việc, sẽ đến thăm bác. Thời buổi ai cũng bận rộn, dành cho nhau những phút giây thăm hỏi lả quý.
Tối ấy vội vội vàng vàng từ trận thi đấu của CLB Hà Nội Phương Nam thắng CLB Vì Nhân về, vừa dừng xe ở cổng nhà thì thấy cháu được anh Nam học viên k33 chở tới. Thật may. Anh Nam với "bà cụ thân sinh ra Mý nhà tôi" thì quá là "đặng thái thân" nên cô, cháu vui vẻ đủ chuyện.
Cô cháu k42 là lính (giờ lại là trung úy) nên cũng "nhập đề" nhanh. Cái quý của bộ đội là thế, chả vậy mới "đi dân nhớ, ở dân thương". Chuyện học hành, thi cử, chuyện Học viện, chuyện làm việc ở cơ quan mới... "Cháu đang viết quy chuẩn về các thiệt bị y tế trong toàn quân...", cháu kể. Mới ra trường chưa được 1 năm mà cô sĩ quan trẻ rất trưởng thành. Chúc cháu thành công trong cuộc sống và sự nghiệp.
Các bạn có biết cháu là ai? Cũng là tay bút của BT5 đấy.

NGƯỜI HMONG VÀ NHỮNG NGỘ NHẬN LỊCH SỬ (Quốc Việt)


Các nhà nghiên cứu sử học Mỹ đã rất ngạc nhiên thấy tư liệu của người Pháp viết về Việt Nam từ năm 1940 về sau, nhất là từ 1949 về sau đã bị viết lại, sai lệch nhiều. Tại sao lại sai lệch?

Sau thất bại của chiến dịch Lea 1947 vồ hụt chính phủ Hồ Chí Minh tại Việt Bắc, năm 1948 thực dân Pháp đưa cựu hoàng Bảo đại đang du hí ở Hồng kong về làm Quốc trưởng và "hoạ sĩ" Linh mục Trần Hữu Thanh - Giám tỉnh dòng Chúa cứu thế Việt Nam, (sau cộng tác với CIA làm tuyên uý Biệt kích Mỹ)  "vẽ ra" quốc kì của Bảo đại, với nền cờ màu vàng đất, theo "Ngũ hành" chỉ "hành Thổ" nói về mảnh đất ở giữa, ở trung tâm tức là phần đất miền Trung (xứ An Nam bù nhìn của nhà Nguyễn được Pháp ban cho),  có 3 sọc đỏ với 2 ý nghĩa (1) Chỉ quẻ Kiền, tức là Trời, ám chỉ nhà Vua, màu đỏ là "hành Hoả";  theo "Ngũ hành tương sinh" thì Hoả sinh Thổ, "ám chỉ" Quốc gia này do nhà Vua sinh ra; và vẫn sợ mọi người không hiểu, ông Thanh còn cho vẽ thêm một con rồng lộn quanh 3 sọc đỏ để khẳng định đó là ông vua Bảo Đại, nhưng người Pháp bỏ đi. (2). 3 sọc đỏ còn là biểu tượng của đất nước Công giáo với Chúa 3 ngôi do Bảo đại là vị vua Công giáo đầu tiên của Việt Nam (Xem trang web Tiểu sử linh mục Trần Hữu Thanh).

Ai là tác giả thiết kế cầu Long Biên (ST: Đạt)


(hoinhavanvietnam.vn) Năm 2000, nhân kỷ niệm 990 năm Thăng Long – Hà Nội, rất nhiều báo chí viết về Hà Nội và đề cập đến cầu Long Biên. Không rõ từ nguồn tư liệu nào mà hầu hết một số tác giả các bài báo viết về cây cầu này đều cho rằng Gustave Eiffel là tác giả của chiếc cầu này. Tuy đã có một bài viết để đính chính những thông tin này, nhưng ngày 10 tháng 6 năm 2001, trong chương trình Đường lên đỉnh Olympia của VTV3 cũng có một câu hỏi về Gustave Eiffel và ở dữ kiện thứ hai để cho học sinh đoán lại nói “Ông là người đã thiết kế và xây dựng cầu Long Biên – Hà Nội”. Đây là một sự nhầm lẫn đáng tiếc. Để các bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về lai lịch của cây cầu và tác giả của nó, chúng tôi xin cung cấp thêm cho bạn đọc một số thông tin lấy từ tài liệu lưu trữ.

Nhắc lại cho vui: Đối đáp kinh dị (ST: HP)

 
Trong giờ sinh học, thầy giáo đang giảng bài thì có hứng và ra 1 vế đối:
“Con bò cạp cạp con bò cạp, cạp đúng chỗ bò mà bò đúng chỗ cạp”
Một học sinh ấp úng, thầy mời đứng dậy, cậu học trò đối :
“Thầy sinh vật vật cô sinh vật, vật đúng chỗ sinh mà sinh đúng chỗ vật”
Thầy đỏ mặt tía tai, một học trò khác tiếp lời:
“Anh tiểu thương thương chị tiểu thương, thương đúng chỗ tiểu mà tiểu đúng chỗ thương”
Anh học trò khác thêm vào chút xíu:
"Anh cà phê cà chị cà phê, cà đúng chỗ phê mà phê đúng chỗ cà
Đối đáp quá chuẩn phải không các bác?