Sự kiện này diễn ra vào ngày 19/2/1945.
Theo báo cáo của đại tá quân đội Nhật Bản Yasu Yunuko vừa được giải mật, “đơn
vị chỉ còn 20 lính và 3 sĩ quan trở về được từ vùng đầm lầy ngập mặn Ramree”.
Trong trận chiến ác liệt trên đảo Ramree
thuộc Myanmar,
đoàn biệt kích của Nhật Bản đã bị lực lượng lính thủy Anh dẫn dụ vào vùng đầm
lầy ngập mặn nơi sinh sống của hàng nghìn con cá sấu. Ủy ban đặc biệt của
Tòa án Quân sự đã mở cuộc điều tra…
1- Người lính Nhật sống sót sau vụ tấn
công của cá sấu.
Tháng 2/1945, quân đội Nhật Bản - đồng minh của nước Đức phát xít trong
Thế chiến II đã thực hiện các cuộc phản công ở tất cả các vị trí chiến lược,
bao gồm cả cái gọi là mặt trận phía Tây - Nam. Vị trí then chốt trên mặt trận
này là đơn vị pháo binh tầm xa đặt trên cao điểm Johan ở đảo Ramree của Myanmar.
Đây chính là nơi xuất phát những cuộc tấn công rất hiệu quả vào các tàu đổ bộ
của Anh. Để bảo vệ căn cứ pháo binh, Nhật đã điều đến đảo Ramree một đơn vị đặc
biệt tinh nhuệ của quân đội - Đoàn Biệt kích số 1, đơn vị hoàn hảo nhất để
chống lại lực lượng bộ binh cơ động của đối phương.