Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ... (Tiếp theo và hết)
- 7 triệu chứng không ngờ của bệnh tim (ST: ĐB)
- HN cũng đang chuyển mình?
- Điện ảnh thứ bảy: Nghệ thuật phim (Cao Bắc)
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ qua chuyến đi đầu tiên (2)
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ... (4)
- Gặp mặt các bạn yêu thơ của Báo liếp
- Bác Hồ cười trước lúc đi xa (ST: CCB Trần Đình Ngân, Berlin)
- VN ta theo đánh giá của thế giới???
Thứ Hai, 20 tháng 2, 2012
Nguyễn Quang Bắc, người đi tìm cây Báng cho Đình Bảng
Mời vào Tuổi trẻ Online!
Ca khúc thiếu nhi Nga: Ở trường cô dạy em thế! (ST: Viên Thạch)
Nhớ ngày từ Berlin bay về Mat năm 1988, được nghe cháu Minh Trang, con anh Chiến, hát bài này. Nay cháu đã là mẹ của 1 con.
Khi xem các em biểu diễn, tôi đã chảy nước mắt.
Mời thưởng thức!
Khi xem các em biểu diễn, tôi đã chảy nước mắt.
Mời thưởng thức!
Tàn mà không phế (ST: QV)
Một tấm gương sáng. Mời đọc!
Bài viết dành cho Đại tá Ca (Nguyễn Quang Vinh) - ST: Đạt
Tướng
công an Phạm Chuyên, nguyên Giám đốc Công an Hà Nội, nguyên Đại biểu
Quốc hội gọi Cu Vinh uống bia hơi. Ông đón Cu Vinh như một người anh cả
đầy thương mến.
Bạn bè của ông nghe nói có Cu
Vinh thì đến cả, ai cũng vui vì chẳng mấy khi gặp được Trưởng thôn, mà
lại là trưởng thôn Khoai Lang. Hì hì.
Ca khúc hay góp vào tuyển tập "Các bài hát Nga" (Thủy k42)
Tình ca du mục (tiếng Nga: Дорогой длинною) là một bài hát do nhạc
sĩ Boris Fomin (1900-1948) sáng tác với phần lời của nhà thơ Konstantin
Podrevskyi.
Giai điệu của
bài hát được hàng triệu người Brasil chấp nhận, mặc dù phần lớn trong số họ
không biết về nguồn gốc bài hát cũng như tên và lời bài hát gốc; bài hát đã
được người dẫn chương trình Silvio Santos của truyền hình Brasil sử dụng trong
nhiều năm trong Show de Calouros.
Bản lời Việt
quen thuộc "Tình ca du mục" không rõ tác giả, nên không thể sử
dụng trong các chương trình chính thức.
Nỗi cay đắng tâm can (Trần Đình Ngân-Berlin gửi bạn bè, chiến hữu)
Tôi có chú em ruột Trần
Đình Tuấn là chiến sỹ biên phòng. Trong ngày đầu tiên khi cùng 32 chiến sỹ của đồn biên phòng
Phong Thổ (trên đồi Yên ngựa) có lệnh phải chiến đấu đến cùng, không được rời một tấc đất của Tổ quốc! Trước sức tấn công tràn lấn của hai trung đoàn
quân Trung Quốc vào ngày 17-02-1979, Tuấn và nhiều đồng đội đã hy sinh.
32 năm đã qua đi, vết thương đau tưởng đã lành!
Hài cốt Em, gia đình chúng tôi đã chuyển về quê, đặt bên cạnh phần mộ Cha Mẹ.
Tưởng nhớ Em, mẹ tôi khi còn sống dặn cả nhà:
Hàng năm giỗ Tuấn vào ngày Dương lịch 17-02
để cả gia tộc cùng với dân tộc không quên ngày đau thương, không quên
món nợ truyền đời.
Ngày 17-02-2012, như 32 năm qua, gia đình chúng
tôi có giỗ. Cả gia tộc quây tụ bui ngùi tưởng nhớ đến người đã vì chí trai mà
mãi mãi không về.
Còn Tổ quốc và nhân dân của Tuấn? Xin các bạn đọc
bài thơ của anh Huỳnh Úc, một chiến hữu đồng nghiệp với tôi ở Học viện KTQS, giờ đã
nghỉ hưu.
Cảm ơn Huỳnh Úc! Hôm nay với em Tuấn thì anh Úc là Nhân dân và Tổ Quốc của
Nó rồi.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)