Thứ Sáu, 11 tháng 2, 2011

Chuyện thật ở chiến truờng qua lời kể của CCB Phạm Vũ Nhân

Ngồi uống với nhau chai bia Mỹ Budweiser, bác Phạm Văn Nhân - 1 cây văn nghệ của lính Truờng Sơn xưa - thật thà kể: "Đây là chuyện có thật mà mình trực tiếp là ngừơi trong cuộc...
Ngày ở rừng, chiến tranh ác liệt nhưng cũng phải có những phút giậy thư giãn. Phòng Tham mưu Cục 2 tiền phuơng tổ chức hội diễn. Cũng "cây nhà...", làm gì có đàn địch. Nhưng may là có cái radio Orionton của Hung có chế độ tăng âm (dùng cho sinh hoạt đại đội). Nhét mấy quả pin Con thỏ to tổ bố, thử chức năng tăng âm. OK, tốt. Vậy là có máy phóng thanh.
MC (được tuyển ở Phòng) lên giới thiệu: "Sau đây, ca sĩ không chuyên Trần Văn A lên hát bài "Bóng cây Kơ-nia", nhạc Phan Hùynh Điểu, lời thơ...!".
Đ/c A bẽn lẽn buớc lên. Lần đầu tiên trong đời được cầm mic, lại hát trước đám đông, A run run đưa mic lên ngang miệng:
- Buổi - buối - buồi... buồi... buồi...
Anh chị em ngồi dưới cười ồ. Sếp giật mình, chỉ thẳng tay vào mặt trợ lí tuyên huấn: "Thằng này hát gì mà... mà... Tắt, tắt ngay phóng thanh!". Trợ lí chạy lên, định giật mic trên tay A. A xoay người che:
- Không... không có... có đàn... em phải thử giọng truớc... Không, sợ... sợ vào cao quá, hát không lên nổi... Buồi...buồi... buồi... Buôi sáng em làm rẫy, thấy bóng cây Kơ-nia. Bóng toả che ngực em...
Lúc bấy giờ anh em lại vỗ tay rào rào...".
Rồi bác Nhân khẳng định: "Chuyện có thật 100%! Nếu không tin thì...".

Lại chuyện thủ truởng Bảo (Vũ Tự Cường, giáo viên HVKTQS)

Góp thêm một chuyện về Tướng Bảo  

Tốt nghiệp bằng đỏ Đại học Quân sự Liên xô 1972 , sau hai năm công tác tai Bộ tư lệnh Pháo binh, tôi có lệnh về  Vĩnh yên  tập trung  để ôn thi đề cương Phó tiến sỹ. Khóa học gồm hơn 30 học viên nhưng cuối khóa chỉ có hai người được gọi về Hà nội làm thủ tục đi Liên xô nhập học. 
Đại học kỹ thuật Quân sự   thời Tướng Bảo, đang trong giai đoạn tuyển chọn người tài . Học viên vào trường là những thí sinh có điểm tốt nghiệp phổ thông cao nhất. (Đấy là chưa kể đến "lớp tinh hoa " (anh em giáo viên vẫn đùa là "patremu strany" - vì cụ Bảo nói "họ là những vì sao đất nước," còn các bác giáo viên nhà ta nói chại bằng tiếng Nga "Tại vì sao đất nước?") gồm những thủ khoa của các tỉnh thành trong cả nước ) .
Thầy giáo của các học viên trên , đương nhiên cũng phải là những người tài đức vẹn toàn  và  đang được kén chọn ! – Tất nhiên, lớp tập trung Nghiên cứu sinh là dịp tối ưu để nhả trường bổ sung nguồn giáo viên có trình độ cao.


Tết nhất ở Phật Sơn quê hương Cao

Các bạn có thế vào đây xem những hình ảnh anh Cao cùng ba mẹ và gia đình ăn tết ở Phật Sơn. Cụ ông đã ngoài 90 từ Quế Lâm về quê ngày tết là quý lắm. Xem xong cũng thấy cái trật tự của xã hội nước bạn ngay trong những ngày lễ tết. Không bát nháo, lộn xộn như ở ta.

Người sống và người chết... gần nhau trong tấc gang (ST: Đạt)

Hãy xem cảnh ăn, ngủ, thậm chí cả make love ngay... nghĩa trang. Ở ta ngay nghĩa trang Bình Hưng Hoà TPHCM chắc cũng thế!!!