Thứ Năm, 6 tháng 12, 2012

Nhật ký hành trình Về lại QL: Đoàn đã về tới HN

Chiều nay 5g30, Việt Hằng gọi điện thông báo: đoàn đại biểu của trường sang QL dự kỉ niệm 80 năm ĐHSPQT đã về tới HN. Sáng nay ĐHSPQT cho xe đưa tận cửa khẩu, sau đó 3 trường đi xe riêng của mình về HN. Cánh trường Bé ghen tị: sao các bác có những người bạn hay thế! Đến đâu cũng tặng quà của trường và sách Lưỡng quốc "Tướng quân Nguyễn Sơn Hồng Thủy"
Sau đó là điện thoại của thầy Thăng: "Chuyến đi thắng lợi hoàn toàn, em ạ. Thực hiện được hết chương trình đề ra. Bạn tổ chức kỉ niệm cực hoành tráng. Lưu Đào, Cao Cẩm Quỳ, Mã Quân, Mã Vy nhiệt tình theo đoàn. Đoàn có đêm giao lưu và ăn lẩu tại resort của GS Đỗ Kiếm Tuyên. Chiều 2/12 đã đến thăm khu trường ở Phong Khẩu, nhiều nhà cũ còn được giữ lại, nhưng cảnh vật thay đổi do xây dựng mới nhiều... Ngày cuối cùng, GS Tuyên, Tần Hiểu Khiết, 1 bác sĩ và 1 thạc sĩ trẻ tiễn đoàn đến tận biên giới. Trung tâm VN học của họ hoạt động hay lắm, ta nên qua đây làm cho nhân dân TQ hiểu hơn về VN ta".

Cái ĐƯỢC của cuộc đời (ST)


Bài hát của Dan Balan (ST: Hạnh Phúc)

Giải Zolotoi Gramophon năm 2011 trao cho Dan Balan (Moldovia) và Vera Brezjneva (Ukraine) bài ''Những mảnh vỡ của giọt lệ'' (do Dan Balan sáng tác).
Mời nghe ca khúc qua song ca Dan Balan và Vera Brejneva!

Tôm khô TQ, ghê qúa! (ST: ĐB)


Tôm đang được nhuộm màu.
Tôm đang được nhuộm màu. Kinh hãi công nghệ nhuộm màu tôm khô

Tôm sau khi được nhuộm, sẽ được phơi giữa thanh thiên bạch nhật. Người ta có thể vô tư giẫm lên để cào tôm, giúp tôm nhanh khô.



Hãy đón đọc sự kiện Kinh hoàng thực phẩm để cảnh giác trước những thực phẩm bẩn đang lan tràn hiện nay. Nhìn loạt ảnh này, ít ai có thể hình dung đây là những công đoạn chế biến để có những con tôm khô có màu vàng đỏ, óng đẹp bắt mắt, thịt chắc, "vị ngọt tự nhiên"… thường được xem như quà đặc sản.

BIA MỘ (Huỳnh Văn Úc)




Đại nhảy vọt là cái tên đặt cho Kế hoạch 5 năm lần thứ hai 1958-1963 của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Ý tưởng kế hoạch này của Mao Trạch Đông là sự phát triển nhanh chóng và song song của nông nghiệp và công nghiệp Trung Quốc. Về nông nghiệp Mao chủ trương tập thể hóa một cách sâu rộng hơn, các hợp tác xã sẽ được sát nhập thành các Công xã nhân dân khổng lồ. Quyền sở hữu đất đai được xóa bỏ hoàn toàn, thu nhập của nông dân được tính bằng công điểm. Mọi tài sản bất kể là thứ gì đều trở thành công hữu. Bếp núc của gia đình cũng bị xóa bỏ, đến bữa già trẻ lớn bé đưa nhau đến ăn ở nhà bếp của công xã. Ăn thật no, thật ngon, thật sạch, mỗi bữa có bốn món thức ăn. Vào cuối năm 1958 trong toàn quốc đã thành lập 25.000 công xã với qui mô mỗi công xã có 5.000 hộ gia đình. Về công nghiệp Mao xem sản xuất thép là cột trụ chính. Ông ta quy định rằng trong vòng 15 năm kể từ Đại nhảy vọt sản lượng thép của Trung Quốc sẽ vượt qua nước Anh. Thép được sản xuất ra từ sắt vụn như nồi, xoong, chảo, dao, rựa ở các lò nung thép sân vườn, người người nấu thép, nhà nhà nấu thép. Nông dân bỏ bê sản xuất nông nghiệp để nấu thép kiểu sân vườn. Để cung cấp nhiên liệu cho các lò nấu thép sân vườn cây rừng bị đốn chặt bừa bãi. Kể cả bàn ghế và đồ đạc bằng gỗ trong nhà đều quăng vào lò nấu thép.

Vợ chồng già (ST: KC)


Về hưu rảnh rỗi cả ngày
Cụ bà đổi tính nên hay nói nhiều
Thôi thì cụ nói đủ điều
Trời mưa trời nắng, từ chiều tới khuya
Trách ông già: vẫn không chừa
Tính tình gàn dở, khó ưa quá trời
Lỗi ông cụ nhớ thật dai
Lâu lâu lại nhắc một vài tật xưa
Ði đâu hai cụ chung xe
Cụ ông cầm lái cụ bà chỉ huy
Hãy nhìn đèn đỏ đằng kia
Ông mà vượt nó hồn lìa thế gian
Lái xe cốt giữ an toàn
Chạy nhanh lái ẩu là tan thân già
Những ngày hai cụ ở nhà
Ðứng ngồi quanh quẩn vào ra đụng đầu
Truyện trò chỉ được vài câu
Thế là các cụ bắt đầu sùng lên
Bà rằng: ông dở chứng điên
Ông rằng: bà mới vô duyên trên đời
Hôm nao khó ở trong người
Không gây nhau thấy buồn ơi là buồn
Gây hoài riết trở thành quen
Gây xong lại nắm tay em cười hòa
Cãi nhau cái thú người già
Không gây không cãi, cửa nhà buồn tênh.