Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Sonat Ánh trăng của Beethovel (ST: Thu Thủy)

Ánh trăng đi về đâu trong đêm thanh vắng? Ánh trăng trải lòng ai những phút cô đơn? Trăng rơi trên sông một nỗi buồn cô độc, đẹp mà bí ẩn, xa xôi và đau đớn. Ai đã một lần nghe ánh trăng rót vào lòng như từng giọt buồn rơi qua bản sonata không bao giờ cũ với thời gian, để thấy sóng lòng cuộn dâng, khi êm ái thiết tha, khi mãnh liệt tuôn trào, khi khắc khoải và khi òa vỡ một nỗi niềm không thể gọi tên? Bạn đã bao giờ nghe chưa, bản sonata cho piano số 14 của Beethoven ấy, mà sau này được phổ biến với cái tên "Sonata ánh trăng"? Hãy nghe đi, và sẽ thấy, trăng không chỉ là trăng, trăng tràn ngập cả một cõi lòng đang dậy sóng.
"Sonata ánh trăng" gợi lên một thứ tình cảm dịu êm như ánh trăng tan trên mặt hồ lặng sóng, khiến người nghe lắng mình vào thế giới của giấc mơ và hồi ức tuy chứa đựng nỗi buồn đau nhưng không tuyệt vọng, nếu không muốn nói là lột tả được khát vọng hướng đến một điều gì đó tốt đẹp hơn từ trong đau khổ.
Dường như "Sonata ánh trăng" nghe hay hơn trong đêm, và đó phải là một đêm thanh vắng.  Tôi lặng lẽ chiêm ngưỡng cái đẹp u uẩn của một cuộc tình cô liêu thấm đẫm ánh trăng. Ôi, ánh trăng… Ánh trăng phủ trên mặt nước lấp lánh sáng, ánh trăng len qua vòm lá đẫm sương đêm, ánh trăng đổ xuống một căn gác buồn cô tịch, ánh trăng đọng lại trong một đôi mắt dõi theo phía chân trời… Kìa một đôi tay chìa ra đón lấy ánh trăng như hứng lấy cả một trời hy vọng. Mỗi lần nghe là một lần trải nghiệm với vẻ đẹp mê đắm và khao khát mãnh liệt giữa tận cùng bát ngát ánh trăng.
Xin mời các bạn cùng thưởng thức!

Chuyện muộn về Tết Đoan Ngọ (ST)

Ngày mai mồng 5 tháng 5, gọi là tết Đoan Ngọ. Những ngày này trời thường oi nồng. Trước đây vào ngày này, ông lang vườn thường dậy trước 5h sáng đi hái cây thuốc. Đến chỗ có cây thuốc phải căm hơi (nín thở) cách cây thuốc 7 bước chân. Hái cây thuốc xong rồi ra 7 bước mới được thở. Làm như thế thì thuốc khi dùng mới hiệu nghiệm.

Có lần tôi đã thấy bố cắt về cả một lượm lúa, bó gọn rồi gác gác bếp. Hạt thóc lấy ngày hôm ấy được sao rang cháy xém rồi đun sôi làm nước uống chữa cảm sốt.

Cấu tạo vật chất (Cao Bắc)


Cấu trúc của hạt Proton..
Từ khi loài người biết cấu tạo của vật chất từ 5 chất :Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ cho đến khi cuối thế kỷ 19 trên một trăm nguyên tố, bắt đầu từ nguyên tố Hydro (H).
Đến những năm 70s chúng ta biết cấu tạo của vật chất là gồm các nguyên tử, trong các nguyên tử là hạt nhân, bay quanh là các điện tử, và cấu tạo các hạt nhân là gồm các Neutron và Proton.
Đến cuối thế kỷ 20 , với đủ các lý thuyết : lực mạnh, lực nhẹ, “con giun”(worm),vv , các nhà khoa học quantum vật lý phát hiện ra cấu tạo của Proton là bởi các hạt cơ bản khác, trong đó 99% là bởi 2 “hạt cơ bản” Quark trên (up Quark), với điện tích là +2/3 e, và 1 “hạt cơ bản” Quark dưới (down Quark), với điện tích là -1/3 e.
Neutron cấu tạo bởi 1 hạt cơ bản Quark trên (điện tích +2/3 e) và 2 hạt cơ bản Quark dưới (điện tích -1/3 e).
Để tìm hiểu những điều mà chỉ có thượng đế mới biết, tức là cấu tạo của những “hạt cơ bản” này là gì?, khối liên hiệp châu Âu đã xây dựng “máy đập phá” hạt nhân LHC (Large Hadron Collider) tại Thụy Sĩ, máy có đường chu vi là 27km, bắt đầu hoạt động từ đầu năm 2010 đến nay. Trước khi máy này hoạt động có những người đòi cấm máy hoạt đông vì nhỡ tạo ra “black hole” (vật liệu cực kỳ nặng, có thể hút được cả ánh sáng vào) và chất này sẽ hút cả thế giới vào đó, làm thế giới này biến mất!, nhưng quyết định cuối cùng là vẫn đưa máy vào hoạt động và đã được 2 năm nay.
Vậy cấu tạo của những những hạt Quark là gì ? có thể vài năm nữa các bạn sẽ biết.