Đã là canh chua thì tất nhiên cái thứ làm chua là quan trọng nhất. Đó là me, mà tốt nhất là trái me vừa chín còn tươi, còn không thì me xanh hay me ngâm…. Tóm lại phải là me chứ nếu dùng các thứ khác như dấm, mẻ, sấu, khế, lá giang … thì vứt. Đó lại là loại canh khác rồi. Me được cho vào chén dầm với nước ấm (để không làm chín mất hết chua) chắt ra nước loại bỏ vỏ và hạt rồi cho vào nồi nước sôi. Cái thứ nước me này nên để lại một ít để sau này còn nêm nếm nếu chưa thật đủ chua.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Thông bíu !!!
Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011
Canh chua (HMk6)
Ở Nam bộ có món canh chua thật tuyệt vời. Chỉ cần gọi “canh chua” là đủ (hay một số người miền bắc còn gọi là “canh chua Nam bộ”) bởi nếu cái thứ canh có vị chua mà không phải như sẽ trình bày ở đây đều có tên một cách rõ ràng như: canh chua lá giang, canh chua mẻ, canh chua sấu …. Còn “canh chua” là thế này:
Có 1 con đường
Từ Q3 sang Q. Phú Nhuận qua cầu Nguyễn Văn Trỗi là con đường mang tên nhà cách mạng Lê Văn Sỹ. Con đường này nối dài tới tận đầu Q. Tân Bình.
Lê Văn Sỹ tên thật là Võ Văn Sỹ. Ông tham gia cách mạng ở Nam bộ từ rất sớm. Khi hoạt động bí mật, ông đổi họ Lê. Vợ ông là chị của bà Ngô Thị Huệ (vợ ông Nguyễn Văn Linh). Anh Võ Minh là con trai của ông bà. Sau đó ông hy sinh.
Năm 1947, ông Lê Hiến Mai vào Nam bộ công tác, gặp và kết hôn với bà vợ ông Sỹ. Các con của ông Sỹ được sống trong sự đùm bọc của gia đình mới.
Hôm rồi gặp anh Võ Minh. Là bạn học ngày ở Đại học Quân sự, lại là hàng xóm từ ngày ở Trần Hưng Đạo nên chúng tôi rất quý nhau. Phải chục năm nay mới gặp lại nhau. Tay bắt mặt mừng. Anh hỏi thăm cánh bạn học cũ và hẹn gặp nhân kỉ niệm 45 năm Học viện KTQS sắp tới.
Lê Văn Sỹ tên thật là Võ Văn Sỹ. Ông tham gia cách mạng ở Nam bộ từ rất sớm. Khi hoạt động bí mật, ông đổi họ Lê. Vợ ông là chị của bà Ngô Thị Huệ (vợ ông Nguyễn Văn Linh). Anh Võ Minh là con trai của ông bà. Sau đó ông hy sinh.
Năm 1947, ông Lê Hiến Mai vào Nam bộ công tác, gặp và kết hôn với bà vợ ông Sỹ. Các con của ông Sỹ được sống trong sự đùm bọc của gia đình mới.
Hôm rồi gặp anh Võ Minh. Là bạn học ngày ở Đại học Quân sự, lại là hàng xóm từ ngày ở Trần Hưng Đạo nên chúng tôi rất quý nhau. Phải chục năm nay mới gặp lại nhau. Tay bắt mặt mừng. Anh hỏi thăm cánh bạn học cũ và hẹn gặp nhân kỉ niệm 45 năm Học viện KTQS sắp tới.
Của ngon vật lạ miền Tây 2 (Đàm Thơ)
BÁNH CỦA NGƯỜI NGHÈO
Như có lần đã nói, với người nghèo, bánh trái là món ăn xa xỉ. Làm lụng vất vả cốt sao ngày hai bữa đủ no là tốt lắm rồi. Nhưng trong những ngày cơ cực đó, người phụ nữ Nam bộ vẫn muốn làm một cái gì khác thường để thể hiện tình cảm của mình đối với chồng con. Thế là rất nhiều thứ bánh trong khả năng có thể ra đời.
Trải hơn thế kỷ qua nó vẫn tồn tại song song cùng các loại bánh của tầng lớp thượng lưu. Xin được kể ra một số bánh của người nghèo trải qua hàng thế kỷ vẫn ý vị trong cuộc sống đời thường. 1/ Bánh lá: Bánh làm bằng bột gạo. Gạo được xay nhuyễn, lọc bỏ nước, nhào cho bột dẻo. Nắn bột thật mỏng vào lá dừa nước non hoặc những lá mít rồi xếp lên những chiếc vỉ hấp, cho vào lò hấp.
Bánh chín lấy ra, gỡ bỏ lá. Xếp bánh vào dĩa vừa đủ ăn. Rưới lên trên loại nước cốt dừa đã được xào kỹ với hành hoa, có nêm nếm cho vừa ăn. Bánh lá ăn với nước mắm pha loãng.Đăng tin nhờ (Kháng Chiến)
Gửi BantuCondao3045:
Ngày 1-10-2011, chúng tôi liên lạc được với bà Lâm Thị Tưởng, con gái liệt sỹ Lâm Văn Thảnh - cụu tù chính trị Côn Đảo.
Ngày 1-10-2011, chúng tôi liên lạc được với bà Lâm Thị Tưởng, con gái liệt sỹ Lâm Văn Thảnh - cụu tù chính trị Côn Đảo.
Liệt sỹ Lâm Văn Thảnh sinh 1920, tại làng Rạch Rạp, xã Thạch Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, bị thực dân Pháp bắt, đày ra Côn Đảo 1940, hy sinh 1943.
Bà Lâm Thị Tưởng - lân thứ 3 ra thăm Côn Đảo, tháng 6-2011, nơi cha mình bị giam giữ, hy sinh - đã tặng Ban quản lý di tích Côn Đảo ảnh, tư liệu về liệt sỹ Lâm Văn Thảnh.
Bà Lâm Thị Tưởng hiện trú tại 55/6 Hồ Văn Huê, P9, Q. Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh, đt: 08.38449567.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)