Thứ Ba, 15 tháng 4, 2014

Anh em Trỗi thăm thú Điện Biên và Tây Bắc

Mời vào đây!

Nhân đọc bài viết của nhà báo Phạm Đình Trọng về đồng chí Vũ Lập (Kháng Chiến)

Xin gửi đến blog Bantroik5 một bức ảnh của đồng chi Vũ Lập  và vợ là Ngọc, chụp 1949 tại Việt Bắc, tặng cha mẹ tôi.

Cả hai là chiến sỹ của đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân 22/12/1944. Đồng chí Vũ Lập là Tham mưu trưởng sư 316 Chiến dịch Điện Biên Phủ; còn đồng chí  Ngọc tham gia chiến dịch, bị sốt rét và mất cuối 1954 tại Tây Bắc. 
Chúng ta cùng tưởng nhớ hai Chiến sỹ Điện Biên đáng kính này.

Tin vui: Đã hơn nửa triệu lượt bạn đọc ghé thăm Báo liếp

Sáng nay khi liếc nhìn Thống kê số lượt bạn đọc vào thăm đã thấy con số 500.137. 
BBT xin chân thành cảm ơn các blogger đã nhiệt tình, miệt mài viết, sưu tập bài vở, tư liệu quý cho Báo liếp; xin chân thành các bạn đọc thân thiết coi Báo liếp là món ăn tinh thần không thể thiếu hàng ngày.
BBT xin hứa sẽ không ngừng cải tiến chất lượng bài vở để Báo liếp thực sự là sân chơi của những người yêu quá khứ tốt đẹp, hướng tới ngày mai tươi sáng.

Bệnh Gout có thể kiểm soát được (ST: Đạt Bột)

Bệnh gout, một dạng bệnh khớp, đang trở nên rất phổ biến trong những năm gần đây ở nhiều nước trên thế giới. Đây là bệnh gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày của người bệnh nhưng hoàn toàn có thể được kiểm soát bằng thuốc và chế độ ăn hợp lý.

Tại sao bị gout?

Đối với những người đã bị bệnh gout hay ở Việt Nam còn gọi là bệnh gút hay bệnh thống phong, một trong những câu hỏi thường được đặt ra là tại sao tôi bị gout. Câu trả lời thường gặp là do chế độ ăn nhiều protein, và vì vậy bệnh này thường được coi là bệnh của nhà giàu. Nhưng đó chỉ là quan điểm phổ biến trước kia. Với những thông tin và nghiên cứu khoa học mới, giờ đây người ta đã hiểu hơn về những yếu tố khiến một người có thể bị bệnh gout cũng như cách điều trị để kiểm soát bệnh tốt hơn.

Cha tôi, Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh (Nguyệt Tú)

Mẹ Quang Bắc có bài viết về cha mình.
Mời anh chị em cùng đọc!

TRANH VẼ NHƯ THẬT (ST: KC)

Nghệ thuật thổi hồn vào tranh vẽ của Ruddy Taveras.
Những bức tranh vẽ dưới đây sẽ khiến bạn thốt lên kinh ngạc.


Những bức tranh tĩnh vật dưới đây trông không khác nào ảnh chụp trái cây hoặc đồ vật. Người vẽ chúng là họa sỹ Ruddy Taveras người Cộng hòa Dominica.
Không thể tin đây là... tranh vẽ! - 1
Chùm nho trông thật hấp dẫn.

Thăm vịnh ở Indonexia (ST: Đạt)

Cứ tưởng Vịnh Hạ Long của mình là nhất. Ai ngờ... Raja Ampat chả kém cạnh.
Mời xem!

NÉT RIÊNG CỦA TƯ LỆNH VŨ LẬP (KHÁNH TƯỜNG)


Ông Vũ Lập (phải) nhận nhiệm vụ
sang Lào trực tiếp từ Đại tướng. (TL gia đình).
Mùa hè năm 1970, hai thiếu úy chưa vợ Trần Quí Đạm và tôi-Phạm Đình Trọng, rời  Trường VHQĐ, theo nguyện vọng được vào chiến trường Miền Nam. Nào ngờ anh Đạm phải về Học viện Hậu cần tiếp tục làm thày giáo còn tôi được ra chiến trường,  nhưng không phải chiến trường Miền Nam mà là chiến trường Lào mang mật danh “Chiến trường C”. Thời tiết ở Lào giống như Nam Bộ, có hai mùa rõ rệt là mùa khô và mùa mưa. Dựa vào sức mạnh phi pháo, mùa mưa địch chiếm ưu thế, đẩy chiến tuyến tận biên giới Việt-Lào. Mùa khô liên quân Lào-Việt trả đũa, đẩy địch tận biên giới Lào-Thái. Trò chơi “đẩy cây” cứ lặp đi lặp lại hàng năm.


Đơn vị tôi đến là Mặt trận 959, địa bàn nó phụ trách là Cánh đồng Chum-Xiêng Khoảng. Tư lệnh 959 là Đại tá Vũ Lập(1), một trong số 34 quân nhân có mặt ngày 22 tháng 12 năm 1944 lịch sử. Còn Chính ủy 959 là Đại tá Huỳnh Đắc Hương, một người nho nhã, điềm đạm mà cực kỳ sâu sắc. Họ đúng là “Bộ đôi hoàn hảo” của cơ chế “Tư lệnh-Chính ủy” của QĐ NDVN. Và dưới hai ông là những cán bộ quân sự, chính trị tài năng-đức độ, đó là Phó Chính ủy kiêm Chủ nhiệm Chính trị Lê Linh, các Phó Tư lệnh: Nam Hà, Đoàn Nhật Hùng, Tham mưu trưởng Dũng Mã, Chủ nhiệm Hậu cần, thượng tá Thưởng v.v…
Bài này, người viết muốn nói về viên Tư lệnh Vũ Lập. Hơn nữa chỉ nói một nét riêng về tính cách của ông thôi.