Thứ Ba, 31 tháng 5, 2016

Hachiko – huyền thoại trung thành của nước Nhật


Đã hơn 80 năm kể từ khi “huyền thoại bốn chân” Hachiko của nước Nhật qua đời, nhưng biểu tượng về lòng trung thành đến tận hơi thở cuối cùng của chú chó Akita thuần Nhật đối với chủ vẫn khiến nhiều người không cầm được nước mắt.

Hachiko nhẫn nại chờ chủ ở ga Shibuya những ngày cuối đời.
Mỗi lần tới nhà ga quận Shibuya, Tokyo, là ta lại bắt gặp bảng hiệu “Lối vào Hachiko” (Hachiko Entrance). Bên ngoài nhà ga, hình ảnh chú chó Hachiko được khắc lên bức tường đá đủ màu cùng với bức tượng đồng của chú cũng xuất hiện rất nổi bật.

Thứ Hai, 30 tháng 5, 2016

70 năm sự kiện lịch sử: Khóa 1 Võ bị Trần Quốc Tuấn nhân cờ Trung với nước, Hiếu với dân của Bác

Ngày 26/5/1946, Bác đã lên dự khai giảng Khóa 1 Võ bị TQT và trao cờ Trung với nước, Hiếu với dân tại Tông, Sơn Tây. 70 năm sau, BLL Võ bị 1 cùng con em Võ bị đã đến dâng hoa tại di tích lịch sử này.
Mời xem!

Chủ Nhật, 29 tháng 5, 2016

Sữa chua tốt cho sức khỏe như thế nào?


Các vi khuẩn lên men trong sữa chua tiết ra chất kháng sinh kích thích quá trình làm lành thương tổn của da như sẹo do mụn nhọt, thương tích, tái tạo da mới, giữ da tươi tắn, giảm lão hóa.

sua-chua-tot-cho-suc-khoe-nhu-the-nao
Sữa chua. 
Theo bác sĩ chuyên khoa 1 Trần Thị Minh Nguyệt, sữa chua (yaourt) được sản xuất bằng quá trình vi khuẩn lên men sữa. Mọi loại sữa có thể dùng làm yaourt, trong đó sữa bò được dùng nhiều nhất. Sữa chua đặc và yaourt là sản phẩm lên men lactic từ sữa bò tươi, sữa bột hay sữa động vật nói chung sau khi đã khử chất béo và thanh trùng vi khuẩn gây bệnh bằng phương pháp tiệt trùng Pasteur 80-90 độ C.

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2016

Vì sao đèn giao thông lại có màu đỏ, vàng, xanh

"Đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh được đi" là luật giao thông phổ biến khắp nơi trên thế giới. Nhưng ít ai biết rằng trong quá khứ không phải là xanh là đi, đỏ là dừng và vàng là đi chậm. 
Tại sao đèn đỏ thì phải dừng lại còn đèn xanh thì được chạy mà không phải là ngược lại? Tại sao lại không chọn các màu khác đỏ và xanh lá? Để tìm câu trả lời, mời các bạn trở lại khoảng thời gian những năm 1830.
Lịch sử ra đời của đèn giao thông
Quy định tín hiệu màu sắc giao thông hiện nay bắt nguồn từ hệ thống dùng trong ngành công nghiệp đường sắt vào những năm 1830. Vào thời điểm bấy giờ, các công ty đường sắt đã phát triển một hệ thống đèn báo hiệu để người điều khiển tàu biết khi nào là dừng hoặc tiếp tục đi. Mỗi màu sắc sẽ đại diện cho các hành động khác nhau. Màu đỏ được chọn để biểu thị tín hiệu dừng lại, màu trắng cho phép đi tiếp và màu xanh lá để cảnh báo, thận trọng hơn.

vi sao den giao thong lai co mau do, vang, xanh hinh anh 2
Hình ảnh trụ đèn báo tín hiệu hiện đại trong ngành đường sắt​.

Thứ Tư, 25 tháng 5, 2016

Những đặc sản 'tiến vua' nức tiếng Việt Nam

 Xưa kia, những món ăn được coi là đặc sản của mỗi vùng đất đều được vinh dự mang tiến vua. Không chỉ có sơn hào hải vị, những món thông thường nhưng tại một mảnh đất nào đó mới có vị ngon đặc biệt cũng trở thành món tiến vua, mang về niềm tự hào cho quê hương. Dưới đây là danh sách các món tiến vua nức tiếng, vang danh một thời.


1. Cá anh vũ
Trong những đặc sản tiến vua, sang trọng bậc nhất, quý hiếm bậc nhất phải kể đến loài cá "môi dày" có tên anh vũ. Loài cá thuộc họ cá chép là đặc sản của vùng ngã ba sông Việt Trì, Phú Thọ, nơi hội tụ của sông Lô, sông Thao, sông Đà.
Cá ngon nhất ở khối sụn môi, cũng là đặc điểm kì thú nhất của loại cá này. Môi cá phát triển như vậy là do chúng chỉ ăn loại rêu mọc trên đá ở lòng sông, chúng thường dùng môi để gặm, lúc ngủ cũng dùng môi để bám trụ vào đá, chống lại luồng nước chảy.
Thịt cá Anh vũ trắng, chắc và thơm ngon, không những vậy còn có tác dụng bồi bổ cơ thể, là đặc sản được nhiều đời vua ưa thích.


Thứ Ba, 24 tháng 5, 2016

Những nhân vật bí ẩn đằng sau quân bài J, Q, K trong bộ bài tây



Rất nhiều người đã từng cầm đến bộ bài tây (hay tú lơ khơ) nhưng không phải ai cũng biết những nhân vật bí ẩn đằng sau các quân bài J, Q, K là có thật.


Bộ bài tây gồm có 52 lá bài, mỗi lá bài tương ứng với một tuần lễ, 4 loại chất cơ, rô, tép, bích tượng trưng cho 4 mùa khác nhau trong một năm. Bộ bài tây có hai màu sắc đặc trưng là màu đen và đỏ, tượng trưng cho ban ngày và ban đêm.
Đằng sau những lá bài J, Q, K là những nhân vật có thật chứ không chỉ đơn thuần là những hình vẽ được in lên mặt những lá bài.
Hình ảnh trong quân bài K tép chính là Alexander Đại đế (356-323TCN). Ông là quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia, là con của vua Philip II, nhưng ít dành thời gian cho việc trị quốc tại quê nhà Macedonia. Vào năm 20 tuổi, ông kế thừa ngôi vị và có mưu toan thống trị thế giới.

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2016

Tổng thống Obama có cần hộ chiếu khi công du nước ngoài?



Inline image 2
Tổng thống Mỹ Barack Obama.
Tờ Washington Post cho hay, ông Obama có hộ chiếu. Thậm chí, hồi năm 2015, thông tin hộ chiếu của ông cùng hàng chục nguyên thủ quốc gia khác có mặt tại Hội nghị thượng đỉnh G20 đã vô tình bị lộ do sai sót của Cơ quan xuất nhập cảnh Australia.

Lời cảm ơn!

Chị Hạnh, vợ anh Nguyễn Đức Tú k2, thay mặt gia đình xin chân thành cảm ơn BLL k2 cùng anh chị em Trỗi các khóa đã đến viếng, chia buồn, tiễn đưa anh Tú về nơi an nghỉ cuối cùng. Tình cảm của bạn bè với anh Tú là nguồn động viên lớn với gia đình.

Chủ Nhật, 22 tháng 5, 2016

Cái 'khuy thừa' trên chiếc quần jeans có chức năng gì?


Bạn có nhận thấy mỗi chiếc quần bò đều có một vài chiếc nút kỳ lạ không? Mục đích của chúng là gì vậy?

Có lẽ không sai khi nói thế giới này đang bị vải bò - jeans thống trị. Chúng ta nhìn thấy quần áo bằng vải jeans mọi lúc, mọi nơi. Trong những cửa hàng thời trang cũng luôn có ít nhất một góc dành cho quần bò , trăm cửa hàng như một.
Nhưng bỏ qua chuyện này đi. Giờ hãy thử quan sát chiếc quần bò của bạn rồi trả lời câu hỏi sau đây: Mấy cái khuy bấm này dùng để làm gì? Dám cá là bạn không biết đâu. 
Cũng chẳng có gì lạ, vì nhiều người cũng giống như bạn, tức là chẳng hay biết gì về mục đích của mấy cái nút trông có phần thừa thãi này.

The Second Waltz (Bản Vanxơ số 2 của Dmitry Shostakovich)


Dmitry Dmitrievich Shostakovich (1906 – 1975) là nghệ sĩ dương cầm và nhà soạn nhạc Nga Xô viết . Sự nghiệp của nhà soạn nhạc tài năng nhưng lận đận này đã được khán giả vô cùng ngưỡng mộ với một công trình nghệ thuật đồ sộ của ông để lại.
Bản nhạc nổi tiếng " The Second Waltz" - Van xơ số 2 là phần 7 trong tổ khúc “The Suite for Variety Orchestra”  do Dmitry Shostakovich sáng tác.
   Bản nhạc The Second Waltz tuyệt vời này đã từng được sử dụng làm âm nhạc chủ đạo của bộ phim nhạc kịch nghệ thuật nổi tiếng của Liên xô "Buổi diễn tập đầu tiên" vào năm 1955,  và cũng là nhạc nền của bộ phim Eyes Wide Shut (1999 ) của đạo diễn lừng danh người Mỹ Stanley Kubrick (1928-1999) , dựa theo tiểu thuyết “Câu chuyện giấc mơ” của Arthur Schnitzler -1926, và trong nhiều clip ca nhạc khác.
    Trong bộ phim Anna Karenina - phiên bản mới nhất năm 2012 của đạo diễn người Anh Joe Wright - dựa theo tiểu thuyết cùng tên của Đại văn hào Nga Leo Tolstoi (1828-1910), bản nhạc này cũng được sử dụng. Nữ diễn viên người Anh Keira Knightley trong vai Anna Karenina.


Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016

Loại trà gì ở Trung Quốc đắt hơn vàng?




Tục uống trà tại Trung Quốc được xem là nghệ thuật

Loại trà Đại Hồng Bào của Trung Quốc có mức giá đắt hơn vàng 30 lần, được xem là một trong những loại trà đắt nhất thế giới.


Năm 2002 một người giàu đã chi 180.000 nhân dân tệ (khoảng 28.000 USD) chỉ để mua 20g trà Đại Hồng Bào huyền thoại này.
Ngay cả trong một nền văn hóa vốn coi việc uống trà là một thứ nghệ thuật từ suốt 1.500 năm qua thì giá mua đó cũng khiến người ta phải ngạc nhiên.
Nếu quy đổi theo giá vàng, trà Đại Hồng Bào nguyên chất có giá đắt gấp 30 lần lượng vàng tương đương trọng lượng với nó. Cụ thể, 1 gram trà có giá khoảng 1.400 USD, một ấm trà có giá hơn 10.000 USD (hơn 210 triệu đồng). Đây xứng danh là một trong những loại trà đắt nhất thế giới.

Thứ Năm, 19 tháng 5, 2016

LIÊN TƯỞNG


  Ở Lào, các món nướng đều rất thịnh hành, hẳn từ cái gốc xa xưa của các bộ tộc là làm sao để thực phẩm săn bắt, hái lượm đi con đường ngắn nhất, đơn giản nhất đến được…dạ dày !
  Quả vậy, món nướng có trước món luộc rất lâu. Thuở hồng hoang ấy, người ta đã chế được nồi đâu!
 ... Trên bàn tôi là  hai chú gà  nướng vàng rộm, béo ngậy, tẩm ướp công phu để dùng  với “cơm” là xôi nếp Lào. Thứ ”xôi lam” này là nếp cộng với nước dừa,  bỏ vào ống nứa đậy chặt rồi nướng trên than.
Không màu mè, không khách khí, không chén đĩa. Ta dùng tay”giao tiếp” với con gà thơm nức để trên lá chuối.
 Gà nướng, chấm muối ớt rừng ăn với xôi lam, nhâm nhi chút đế Lào khiến mình tê tái cả cõi lòng. Có lẽ “Đậm đà bản sắc dân tộc” là đây?
  Người  Lào thuần phác, bình dị, chân tình như món gà nướng của họ. Đó phải chăng cũng là một cách chinh phục lòng người?

Hãy nhìn tấm ảnh:




              Một tiệm gà nướng tại cố đô Luôngparabang (nhân quốc khánh Lào)

  Đôi lời “phi lộ” trên đã phác họa chút tính cách Lào, song tôi vẫn sốc trước cách bài trí này. 
  “Nhậy cảm”quá chăng? Sao người ta lại có thể trương cờ tổ quốc, cờ đảng một cách dễ dãi, thiếu trang trọng, uy nghiêm là vậy? Nó khác xa với cả rừng cờ đỏ trong CMVH  Trung Quốc, và cũng thật xa lạ với những con đường rực đỏ băng rôn, cờ xí bên ta. Có một cái gì đó rất …Lào ở đây. Dân Lào chân chất, hiền lành. Họ diễn đạt một cách mộc mạc, chân thành ý nguyện của mình, không “cao siêu”, không “thần thánh” hóa các vấn đề. Thật tự nhiên, bình dị như hơi thở , như cỏ cây, thật yên bình như cách sống của họ.

    Nhìn tấm ảnh trên bạn thấy gì? Quả ấn tượng !
  Hai chú gà sung mãn, đeo hai bịch “ngân lượng” vàng- bạc trên cổ - tượng trưng cho nhân dân no ấm, tự hào đứng dưới cờ tổ quốc độc lập, cờ đảng quang vinh. Bộ ba đó mới hài hòa, thiêng liêng, tuyệt diệu làm sao. Đảng gần gũi, hòa quyện với dân, không hề cách bức. Đảng là của dân, từ ND, với mục đích tối thượng chăm lo cho cuộc sống ND .
    Từ chuyện chú gà Lào, hôm nay 19/5. Cũng như các bạn, bỗng dưng tôi không khỏi chạnh lòng nhớ tới mong ước khắc khoải của một vĩ nhân: “ Nếu đất nước được độc lập mà dân không được hưởng tự do, hạnh phúc thì độc lập chẳng có ý nghĩa gì”( Hồ Chí Minh)... 
 Triết lý của Bác bao giờ cũng vậy: giản dị, thiết thực, cụ thể và đầy tính nhân văn. Chính sự khác biệt đó, đã biến tầm vóc của một “tư tưởng” thành chân lý!

                                                                                      SG 19/5/2016
                                  

                                                                                                                 

Bàn cờ đại, quân cờ lá trà và những ngôi sao làng cờ Việt



Không cần phải làm quen mặt sân như bóng đá hay bóng chuyền, cũng chẳng cần đến việc tập luyện thường xuyên với thiết bị như bắn súng hoặc golf, các môn cờ có ưu thế hiển nhiên với tất cả sự tao nhã, lịch lãm của riêng mình.
Dù còn khá nhiều tranh cãi về nguồn gốc của cờ tướng nhưng theo nhận định thống nhất của các nhà chuyên môn, trò chơi trí tuệ này ra đời từ thế kỷ VII trên nền tảng của Saturanga, một loại cờ cổ được phát minh ở Ấn Độ trước đó khoảng 200 năm. Saturanga sau này đi về phía Tây, cách tân để trở thành cờ vua và đi về phía Đông, biến thể thành cờ tướng.

Cờ tướng đi vào lịch sử Trung Quốc từ thời cận đại
Cờ tướng đi vào lịch sử Trung Quốc từ thời cận đại

Chuyện Tử Tế (một phim tài liệu hay của Đạo diễn Trần Văn Thủy)





Thứ Tư, 18 tháng 5, 2016

Anh Tú Kẽm đã vĩnh biệt chúng ta!

Quá đột ngộ khi nhận được tin này. Bao kỉ niệm chợt về với tôi.
Là lính Trỗi k2, anh sang Liên Xô học cùng anh trai tôi. Tốt nghiệp trường Phòng không Odessa về nước với tấm bằng Đỏ, anh được gọi lên Đại học KTQS làm giáo viên. Chúng tôi ở cùng 1 dãy nhà, cùng chơi bời nghịch ngợm dù đã là sĩ quan.
Nhớ mãi trận bóng nhân ngày "Quốc tế hiến... chân các nhà giáo", đội Tên lửa - Radar đá với Thông tin. Mãi không có bàn thắng. Khi tiền vệ HoàngNam ghi bàn, sướng quá anh cắm đầu chồng cây chuối mà quên chống tay. Thế là nằm ngất xỉu mấy phút.
Anh thông minh, luôn có những ý tưởng táo bạo nhưng tính vốn tự do. Lần đi đường tắt từ Bảo Sơn về doanh trại bị thủ trưởng Bảo phát hiện và anh bị điều chuyển khỏi trường về Viện Nghiên cứu PK. Tại đây, anh là tác giả của rồng bay có điều khiển nhân kỉ niệm Chiến thắng ĐBP trên không.

Chuyện khó tin về hai bộ phim có số phận ly kỳ nhất lịch sử điện ảnh Việt Nam




   'Hà Nội trong mắt ai' và 'Chuyện tử tế' của đạo diễn Trần Văn Thủy là hai bộ phim tài liệu có số phận ly kỳ nhất trong lịch sử điện ảnh Việt Nam. 
Kinh ngạc vì một bộ phim 30 năm vẫn thời sự
Chuyện lạ chưa từng có tiền lệ vừa xảy ra khi thời gian qua, tại nhiều tỉnh thành trên cả nước như Hà Nội, Nam Định, Đà Nẵng, Hội An, Huế... người ta rầm rộ tổ chức nhiều buổi chiếu lại và thảo luận 'Chuyện tử tế sau 30 năm'. Chưa có một bộ phim điện ảnh nào, chứ chưa nói đến một bộ phim tài liệu lại có sức sống mạnh mẽ với tính thời sự cao đến mức tạo ra cả một phong trào tự phát như thế sau hơn 3 thập kỷ đóng máy.

TIN BUỒN

Anh NGUYỄN ĐỨC TÚ (TÚ KẼM), lính Trỗi k2, đã từ trần
Trong chuyến tư du sang Mỹ, anh đột ngột từ trần. Lọ tro sẽ được chuyển về VN vào chiều thứ năm 19/5/2016.
Tang lễ cử hành tại NTL Bộ QP, 5 Trần Thánh Tông, HN vào 8g sáng thứ bảy 21/5/2016.
Xin chia buồn cùng gia đình anh Nguyễn Đức Tú!
---
Điện thoại chia sẻ với Hạnh vợ Tú: 0915555215.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

Hát văn là hát gì?

Hát văn còn gọi là chầu văn hay hát bóng, là một loại hình nghệ thuật ca hát cổ truyền của Việt Nam. Đây là hình thức lễ nhạc gắn liền với nghi thức hầu đồng của tín ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần (Đức Thánh Vương Trần Hưng Đạo), một tín ngưỡng dân gian Việt Nam có xuất xứ ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Chầu văn là một thể hát do cung văn hát trong nghi thức hầu bóng lên đồng. Cung văn ngồi một bên mé trong khi người hầu bóng (gọi là thanh đồng) ngồi trước bàn thờ. Hai bên cung văn là nhạc công tấu nhạc cùng ban phụ họa hát theo. Hai bên đệ tử thánh thì có người phụ việc sửa soạn khăn áo để khi thánh nhập thì trang phục phải ăn khớp với giá đồng. Người phụ việc cũng lo các lễ vật dâng cúng cùng lộc thánh để phát cho các người đến cung nghinh.

Inline image 1
Nghi lễ hát văn


Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

Người Nhật và trách nhiệm


Image
Trong quyển sách “Hoa cúc và lưỡi gươm”*, có một nhận định về sự khác biệt giữa phương Tây, Nhật Bản, tự do, và trách nhiệm như thế này:
Người phương Tây, khi còn thơ ấu, phải phụ thuộc vào bố mẹ nên không có tự do; khi trưởng thành rồi, họ có thể làm những gì mình muốn, nên lúc đó họ có tự do. Người Nhật Bản, khi còn thơ ấu, cái gì cũng do bố mẹ lo lắng, sắp xếp cho, nên tự do, muốn làm gì thì làm; khi trưởng thành, một con người có quá nhiều trách nhiệm với gia đình, xã hội, tập thể, nên không còn tự do nữa, chỉ đến khi xuống lỗ mới thật sự là hết trách nhiệm.
Hai chữ “trách nhiệm” là một sợi dây xuyên suốt những giá trị tinh thần của người Nhật Bản.
Tinh thần võ sĩ đạo là gì, nếu không phải là trách nhiệm của một bầy tôi với lãnh chúa?

ĐỒNG ĐỨC BỐN BẮC CẦU LỤC BÁT

Inline image 1
Nói đến Đồng Đức Bốn là người ta nghĩ ngay đến thơ lục bát. Là bởi có mấy người nổi tiếng theo nhau phong đai phong đẳng lục bát cho anh. Cũng có thể là chính thơ anh tự tấn phong cho anh? Tôi nghĩ: cả hai.
Vẫn biết hàng gì cũng cần có quảng cáo nhưng hàng thơ (tôi gọi hàng thơ vì có ông nhà thơ lớn Nadim Hitmet khẳng định: Làm thơ là cái nghề gay lắm – có nghề thì có hàng) lại càng cần có những “con mắt xanh” của nhà phê bình nhìn tới. Vì làm thơ đã gay lắm khó lắm thì chắc đọc thơ cũng không phải dễ. Thế mới cần “con mắt xanh”. Cho nên nhà văn Nguyễn Huy Thiệp mới rọi “con mắt xanh” của mình vào lục bát Đồng Đức Bốn mà quả quyết rằng: có 4 người gữ “y bát” thơ lục bát đó là Nguyễn Du Tản Đà Nguyễn Bính Đồng Đức Bốn. Khi đọc được sự dàn xếp quả quyết đó của Nguyễn Huy Thiệp tôi giật mình tưởng mình nhầm (hay in nhầm) phải đọc lại lục bát của Bốn. Và tôi nghĩ: “Quảng cáo cho thơ cũng chẳng sao”.
Nguyễn Huy Thiệp thích những câu thơ xuất thần kiểu đốn ngộ của Đồng Đức Bốn: “Nó có được học hành gì đâu, lớp 6 không xong, làm thơ là làm trong đầu, tay run lẩy bẩy có viết nên hồn đâu mà tại sao nó có những câu thơ kỳ lạ thế. Nó là thằng đốn ngộ. Nó có học thầy nào đâu. Thầy của nó là cuộc đời. Nên tôi thích thơ Đồng Đức Bốn là vì nó có những câu thơ xuất thần kiểu đốn ngộ”:
 Chăn trâu đốt lửa trên đồng,/Rạ rơm thì ít gió đông thì nhiều./Mải mê đuổi một con diều,/Củ khoai nướng để cả chiều thành tro.
(Chăn trâu đốt lửa)

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

Tư liệu về việc xây dựng Trường mới ở Nghiêu Sơn

Mời đọc!

Blog, Facebook bị chặn mấy ngày nay

Nghe nói đây là biện pháp mạnh nhằm chặn tụ tập biểu tình vào ngày chủ nhật?
Thiết nghĩ, cứ sớm ra Luật biểu tình. Có nghĩa, ai muốn biểu tình phải xin phép, có thời gian, có địa điểm, không làm mất trật tự an ninh xã hội. Còn ai vi phạm là bị xử lí.
Nhìn mấy tuần qua bà con đi biểu tình mà buồn. Chưa kể, dân ta cũng hay bị kích động nên để kẻ xấu tìm cách lợi dụng.

Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2016

12 món ngon nghe lạ tai, ăn lạ miệng ở Kon Tum


Bạn khó có thể bỏ qua những món đặc sản do người dân tộc nơi đây chế biến khi đến thăm vùng đất này.

Gỏi lá
Đến Kon Tum mà chưa ăn gỏi lá thì coi như chưa đến. Quả đúng như tên gọi, món gỏi lá này toàn… lá. Chỉ một món ăn mà bày kín mâm, bởi gỏi lá “đúng chất” có tới 40-50 loại, từ các loại rau quen thuộc như: lá cải, tía tô, đinh lăng, lá sung, lá mơ, hành, rau húng… đến các loại lá ít xuất hiện trong bữa ăn như: lá xoài, lá ổi, lá chua, lá chùm ruột, ngũ gia bì… và rất nhiều loại lá là riêng biệt của Tây Nguyên mà nhiều người chưa biết hết tên.

'Đừng tự hài lòng, hãy phấn đấu thành người giỏi nhất'

"Tôi thấy nhiều bạn trẻ bằng lòng với mình. Các bạn thờ ơ với sách vở, xem việc có tấm bằng đại học là đủ", ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ TP HCM nói.


Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh, Tổng Giám đốc công ty Alpha Books, Phó chủ tịch Thường trực Hội Doanh nhân trẻ TP HCM, vừa có một bài phát biểu đáng chú ý trong giới trẻ về lập thân, lập nghiệp.  Bài phát biểu này ông trình bày trong buổi tốt nghiệp của trường Cao đẳng Việt Mỹ (TP HCM). 
20 năm trước, khi đứng trước ngưỡng cửa đại học và chọn nghề, tôi quyết định học kinh tế. Tôi nghĩ đơn giản học kinh tế sẽ dễ kiếm tiền. Khi tốt nghiệp, đi làm, mục tiêu lớn nhất của tôi là hoàn thành xuất sắc công việc được giao để thăng tiến trong sự nghiệp.
Bước ngoặt cuộc đời là khi tôi rời doanh nghiệp nhà nước và bắt đầu dấn thân trên con đường làm chủ. Tôi đối diện với nhiều thách thức...

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

Bài thơ cuối cùng của thầy Hoàng Đạo Thúy

Mời đọc!

Uống thuốc không dễ như ta tưởng

Do bản chất của mỗi loại thuốc không giống nhau nên không có công thức chung về giờ giấc uống thuốc cho mọi loại thuốc
Với thuốc loại uống, nhất là phải uống đôi ba lần trong ngày, người ta rất quan tâm đến thời điểm dùng thuốc, tức vào lúc nào trong ngày là tốt nhất cho việc uống thuốc. Nếu dùng thuốc không đúng lúc, thuốc và đồ ăn thức uống có thể gây tương tác bất lợi.

Thứ Hai, 9 tháng 5, 2016

Hà Nội rực vàng mùa sấu thay lá

Những ngày đầu tháng 5, khi nắng hè về cũng là lúc hàng sấu già trên phố Phan Đình Phùng,Trần Phú, Trần Hưng Đạo,... (Hà Nội) cởi bỏ lớp "áo vàng" để chuẩn bị cho một mùa ra quả mới. Đây được coi là một trong những thời điểm đẹp nhất trong năm của Hà Nội trước khi thời tiết bước vào ngày hè oi ả. Năm nay, mùa sấu thay lá trùng với thời điểm nghỉ lễ 30/4 nên không ít người yêu nhiếp ảnh đã tìm tới đây ngắm cảnh và chụp ảnh.


ha noi ruc vang mua sau thay la - 1
Hà Nội đang bước vào một trong những thời điểm đẹp nhất trong năm.

Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2016

Từ 1 ý tưởng

70 năm trước, đúng ngày 26/5, Bác Hồ lên Sơn Tây dự Lễ khai giảng của Khóa 1 Võ bị Trần Quốc Tuấn - nhà trường đào tạo cán bộ chính quy đầu tiên của nước VN mới. Trước đó, 2 cán bộ: Hoàng Đạo Thúy - nhà giáo, từng là Huynh trưởng Hướng đạo sinh (Scoute) đã 15 năm cùng Thường vụ Xứ ủy Bắc Kỳ Trần Tử Bình được giao làm Giám đốc và Chính trị ủy viên nhà trường. 
Bác nghe Cục trưởng Phan Phác báo cáo.
Giám đốc Hoàng Đạo Thúy đứng hàng đầu bìa trái; học viên Nam bộ Bùi Minh Trân nhận cờ của Bác trao;
Chính trị ủy viên Trần Tử Bình đứng bìa phải (bị cờ che mặt).

Chủ Nhật, 1 tháng 5, 2016

“Bạn uống rượu lòng ta không thể chán”



Lâu lắm rồi, tôi lại được nghe bài hát "Ly rượu mừng" của nhạc sĩ Phạm Đình Chương vừa được phát hành vào dịp Tết năm nay. "Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi... Nhấp chén đầy vơi, chúc người người vui...". Bài hát phơi phới sức xuân này khiến tôi nhớ dịp Tết lâu rồi, ngồi uống rượu với nhạc sĩ Văn Cao, ông đã nhắc tới, và khen Phạm Đình Chương: Chỉ một ca khúc thôi mà Chương không quên một thành phần nào trong xã hội, từ "anh nông phu", "người thương gia", "người mẹ hiền", "đôi uyên ương", "anh binh sĩ"... cho đến "người nghệ sĩ"... tất cả đều được chúc mừng trong chén rượu đầu xuân.
1. Văn Cao và "rượu dày, rượu mỏng"
Uống rượu với Văn Cao bao giờ cũng được nghe những nhận xét sắc sảo và độc đáo. Nhớ lần gặp ông đầu tiên (1980), ông đang ngồi một mình hút thuốc lào bên chén rượu trắng. Khi nghe Phan Lạc Hoa giới thiệu tôi, mắt và miệng ông ánh lên nụ cười gần gũi, bình dị: "À, cái anh Nghệ nhận Quan Họ làm quê đây!". Ông với tay kệ tủ lấy thêm ly, và Nguyễn Thụy Kha rót rượu. Ông đối với bọn trẻ chúng tôi như với bạn. Khi thân mật rồi, hầu như chẳng còn khoảng cách tuổi tác. Có lẽ vì thế mà ông luôn luôn mới.