Chủ Nhật, 25 tháng 10, 2015

Trang Văn Trường Trỗi

Mời xem!

Về Cần Thơ

Được BLL TSQ QK9 mời dự họp mặt truyền thống, tôi và Trung Quốc k7 đã lên đường sáng thứ sáu. Tấn Mỹ vì dự họp mặt truyền thống Quân báo Miền sẽ phi xe đò xuống sau.


Bàn thờ nhà thầy hôm nay.



Trò chuyện cùng cô.

Tặng gia đình Tập 4.

Về thăm nhà Nguyễn Bình.

Chả kiêng 3 bao giờ.

Cơm tối cùng các đại ca TSQ 1948.

Chém giò đêm thứ sáu.

Vui là chính!



Tới Cần Thơ được anh Nguyễn Nam Khánh k2 và Nguyễn Bình k5 đưa tới thắp hương cho thầy Trần Sinh rồi qua thăm nhà Bình.
Tối, sau bữa cơm ở Nhà khách T80, anh em Trỗi kéo ra tụ bạ ở quán nhậu vỉa hè đường CMT8. Vui nổ trời!

Giáo dục kiểu ban phát, miếng cơm không biết xúc ăn, còn làm được việc gì? (NGUYỄN ĐÌNH SƠN)

Có những gia đình chăm chiều con cái đến mức 20 tuổi mà con không thể nấu bát canh hay tự tráng trứng, gọt hoa quả cho chính mình.

Có cha mẹ nào mà không yêu con? Câu hỏi tưởng như thừa hay tựa quá ngây thơ! Bởi lẽ ai trong chúng ta mà chẳng tìm mọi cách nuôi con khỏe, dạy con ngoan, tìm môi trường học “xịn nhất” và định hướng cho bằng tất cả những gì mình có.

Nhiều cha mẹ rất chăm chỉ đọc sách mà vẫn nhọc nhằn nuôi con. Bởi sách vở chỉ cho lời khuyên nhưng cách áp dụng hay nghệ thuật giáo dục lại đang nằm trong tay bạn.
Đúc kết kinh nghiệm tư vấn hàng ngàn gia đình, chuyên gia giáo dục Nguyễn Đình Sơn (Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam) cùng chia sẻ một góc nhìn giáo dục “Kiểu ban phát”.
Ban phát vật chất - Thừa mà thiếu.

Dư âm mãi chưa nguôi

Mời vào đây!

Biên cương nước Việt 3

2. Thiên Đài: Nơi Tế Cáo Của Vua Đế Minh:
Tương truyền vua Đế Minh lập đàn tế cáo trời đất trên núi Quế-đương, phân chia lãnh thổ Lĩnh- Bắc tức Trung-quốc, Lĩnh-Nam tức Đại-Việt. Đàn tế đó gọi là Thiên-đài. Nhưng dãy núi Quế-đương có mấy chục ngọn núi nhỏ, không biết ngọn Thiên-đài là ngọn nào, trên bản đồ không ghi. Sau tôi hỏi thăm dân chúng thì họ chỉ cho tôi thấy núi Thiên-đài nằm gần bên bờ Tương giang.
Thiên-đài là ngọn đồi nhỏ, cao 179 mét , đỉnh tròn, có đường thoai thoải đi lên. Trên đỉnh có ngôi chùa nhỏ, nay để hoang. Tuy chùa được cấp huyện bảo tồn, nhưng không có tăng ni trụ trì. Chùa xây bằng gạch nung, mái lợp ngói. Lâu ngày chùa không được tu bổ, nên trên mái nhiều chỗ bị vỡ, bị khuyết. Tường mất hết vữa, gạch bị mòn, nhiều chỗ gần như lủng sâu. Duy nền với cổng bằng đá là còn nguyên, tuy nhiều chỗ đá bị bong ra. Bên trong, cột, kèo bằng gỗ đã nứt nẻ khá nhiều.