Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

Văn tế liệt sĩ Hoàng Sa (Huỳnh Văn Úc)


Trận Hoàng Sa xảy ra ngày 19/1/1974 nhằm ngày 27 tháng Chạp năm Quý Sửu. Hai mươi bảy tháng Chạp năm nay là ngày giỗ lần  thứ 39 của các liệt sĩ Hoàng Sa.

Hỡi ơi!
Ba mươi chín năm rồi
Lòng dân còn nhớ
Biển Hoàng Sa gió nổi sóng trào
Quân xâm lược giở trò tráo trở
Tảo lôi hạm hùng hổ xông vào
Quân tác chiến ào ào đổ bộ.
Nhớ linh xưa
Lòng ái quốc nung nấu tim vàng
Hận quân giặc khắc sâu dạ sắt
Không đội trời chung với kẻ thù phương bắc
Biển có vùi thây một tấc cũng không rời.
Hỡi ơi!
Bảy mươi tư liệt sĩ đã hy sinh vì nước
Những người con của Mẹ hiền Tổ Quốc
Thác mà trả nợ nước non, danh thơm còn lưu giữ muôn đời
Thác mà lòng dân còn nhớ, tên còn lưu muôn đời ai cũng mộ.
Hai mươi bảy tháng Chạp là ngày giỗ
Vong có linh thiêng xin nhớ mà về
Nước mắt anh hùng lau chẳng ráo
Cây nhang nghĩa khí thắp nên thơm
Hỡi ơi! Thương thay!
Có linh xin hưởng.

Tật xấu của người Việt (KQ)

Dân ta và dân Tàu có thói quen xấu: bạ đâu là khạc nhổ. Rất bẩn. Nhìn sân ga, bến tầu, nhìn lên bờ tường bệnh viện, trường học... đâu đâu cũng thấy dấu vết của những "trận bom" vi trùng. Ghê quá.
Ngày ở ngoài Bắc, trời đông lạnh nên hay viêm mũi, viêm họng. Mấy chục năm trước, mỗi lần đèo bà cụ đi đâu, thấy khó chịu trong mũi, trong cổ là khạc, nhổ. Từng bị bà phê bình: "Con khạc nhổ bừa bãi, mất vệ sinh quá". Giờ, bà đi xa đã lâu nhưng mỗi lần định khạc nhổ bậy lại nhớ đến bà và dừng ngay việc xấu.
Cách đây gần hai chục năm làm giám đốc liên doanh với tụi Hàn. Một lần lái xe đưa cậu Lee (khách hàng) ra trung tâm. Thấy khó chịu ở cổ, vội quay kính, "phóng" đờm ra ngoài. (May không trúng ai!). Thấy Lee cau mày, nhắc: "Xin lỗi, có giấy đây này", vừa nói vừa móc túi lấy khăn giấy đưa cho. Ngượng quá. Nghĩ lại thấy đúng là tụi nó văn minh hơn mình. Sau này trên xe luôn có hộp khăn giấy; còn lỡ đi đâu xa không quên thủ gói khăn giấy trong túi. Dùng xong cho giấy bẩn vào túi, mang về nhà mới vứt.
Từ hơn chục năm nay thường qua lại Quế Lâm, TQ, thấy phố xá, khu nhà ga, bến xe, cửa hàng bách hóa... khu công cộng khác hẳn. Sạch sẽ, đẹp đẽ, không thấy ai khạc nhổ bừa bãi như những năm 1967, 68.
Còn dân ta thì chưa bỏ được thói xấu này, cứ thích là khạc nhổ, thậm chí nhổ ngay ra cả bên bàn tiệc, trong nhà hàng ăn uống hay ngay buồng bệnh ở bệnh viện - nơi được coi là vệ sinh nhất. Trên tường nơi công cộng chỗ nào cũng thấy những vệt bẩn của nạn này, trông tựa những bức tranh thủy mặc của họa sĩ Trương Hán Minh. Lắm khi đi trên đường lát đá hoa cương bỗng thấy 1 vệt xanh lè, ruồi nhặng bám đầy. Khiếp!
Bao giờ dân ta mới có văn minh như xứ người?

Phạm Duy và những cuộc hội ngộ

Mời đọc!

Clayderman: Murmures

Mời thưởng thức!

Sự bất bình đẳng trong xã hội Trung Quốc (Huỳnh Văn Úc)

Hệ số Gini dùng để biểu thị độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập của xã hội. Hệ số này được nhà thống kê học người Ý Corrado Gini công bố năm 1912. Hệ số Gini có giá trị từ 0 đến 1. Xã hội có hệ số Gini bằng không là một xã hội bình đẳng một cách lý tưởng, nghĩa là tất cả mọi người trong xã hội có thu nhập bằng nhau. Hệ số Gini càng cao thì xã hội càng bất bình đẳng. Sự bất bình đẳng trong xã hội Trung Quốc được báo Pháp Le Figaro ngày 2/2/2013 phản ảnh qua hàng tựa: “Rạn nứt xã hội làm Trung Quốc quan ngại”. Tờ báo đăng lại kết quả nghiên cứu được tiến hành mới đây về thu nhập của các hộ gia đình ở Trung Quốc do Trung tâm thăm dò và nghiên cứu về thu nhập của hộ gia đình trực thuộc Ngân hàng Trung ương Bắc Kinh tiến hành và công bố hệ số Gini năm 2012 của Trung Quốc là 0,61. Con số này làm cho những người trực tiếp tham gia khảo sát bất ngờ vì hệ số Gini của một quốc gia bằng 0,61 là một con số rất hiếm trên thế giới. Hệ số Gini của Ấn Độ là 0,33; của Nga là 0,40. Chính tờ Hoàn Cầu Thời Báo cũng phải thốt lên rằng: “Xã hội Trung Quốc đang trở thành một trong những quốc gia bất bình đẳng nhất thế giới. Sự phân hóa giàu nghèo xảy ra giữa đô thị và nông thôn, ngay trong cùng một thành phố và thậm chí ngay trong cùng một ngôi làng đã chạm đến mức báo động. ”.