Thứ Sáu, 4 tháng 9, 2015

Thông báo phát hành sách SRTKL Tập 4

Ngày hôm qua, 3/9/2015, BBT đã nhận được 44T của BLL phía Bắc gửi vào. Như vậy các khóa ngoài Bắc đã đăng kí:
- K2: 40,
- K3: 60,
K4: 60,
K5: 90,
- K6: 80,
- K7: 50, 
- K8: 60.
Xin cảm ơn BLL các khóa đã nhanh chóng thu và chuyển tiền vào, kịp in ấn.

Thuốc lá và mũ bảo hiểm

Entry này rất độc hại cho Quê Choa và Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo, các ổng nhả mây như ống khói nhà máy nhiệt điện Ninh Bình. 

Ảnh: xaluan.com
 Con người có cái đầu để suy nghĩ và có lá phổi để thở. Phổi cung cấp oxi cho não làm việc và não thì nghĩ cách làm thế nào thở hít cho phổi được khỏe mạnh. Không biết giữ gìn hoặc nhà nước không có chế tài xử lý nghiêm thì cả hai sẽ làm hỏng cả đời ta.

Đảng Dân chủ trong Mặt trận Việt Minh: NHỮNG NGÀY CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (Vũ Đình Hoè)

Lịch sử giải phóng dân tộc và lịch sử giải phóng Thủ đô sẽ không quên ghi công những đảng viên Dân chủ trong ngày tổng diễn tập khởi nghĩa 17 - 8 - 1945 của các chiến sĩ tuyên truyền xung phong thuộc Đội Thanh niên xung phong của đảng bộ Dân chủ Hà Nội, do hai đồng chí Chu Văn Tích và Trần Lâm cầm đầu. Hình ảnh tấm cờ đỏ sao vàng (do đồng chí Phan Hiền chuyển đến) to bằng chín chiếc chiếu hoa mà đồng chí Trần Lâm buông rủ từ ban công Nhà hát lớn.Hình ảnh cô nữ sinh mảnh mai Nguyễn Khoa Diệu Hồng nhảy lên bục, bằng một giọng Huế dịu dàng, thánh thót đọc Mười chính sách Việt Minh, sau khi anh Ngô Quang Châu đã hùng hồn kêu gọi đồng bào hưởng ứng phong trào. Khúc Quân hành ca của nhạc sĩ Văn Cao dậy lên từ một góc kín đáo trên quảng trường, trong tiếng hô vang như triều dâng thác đổ. Rồi muôn muôn đồng bào chuyển rùng rùng hàng ngũ tự phát, biến cuộc mít tinh ủng hộ Bảo Đại thành một cuộc tuần hành ủng hộ cách mạng. Hỉnh ảnh đẹp đẽ đó chắc hẳn vẫn in đậm trong lòng nhân dân Thủ đô ta (phỏng theo bài “Đội tuyên truyền xung phong Đảng Dân chủ những ngày tiền khởi nghĩa” của Trần Lâm, báo Độc lập, ngày 28 - 9 - 1988).

Các đảng viên Dân chủ tham gia đoạt lễ đài cuộc mit tinh trước Nhà hát lớn 17-8–1954
Đứng, thứ 3 trái sang: Lê Trọng Nghĩa, bí thư Thành uỷ Dân chủ Hà Nội; thứ 4 phải sang: Chu Văn Tích, Đội trưởng Thanh niên xung phong
Ngồi giữa: Văn Cao (áo đen), bên trái: Nguyễn Khoa Diệu Hồng, thứ 4 trái sang: Phí Văn Bái, nhà báo Lão thành cách mạng.
(1 - 12 - 1994 ô. Phí Văn bái đã tặng cụ Vũ Đình Hoè bức ảnh.này, chụp trong cuộc gặp mặt chaycủa các chiến sĩ tuyên truyền xung phong tại Hà Nội đầu xuân 1980 – VTK ghi chú).


Cụ Nguyễn Hữu Đang (3)

Ngày Lễ Độc lập

Anh im lặng rất lâu, dùng đũa tém lại những mảnh vụn thịt cóc, nhái trong đĩa, gắp bỏ vào bát mình những mảnh khác rớt xuống mâm ván. Anh chăm chú nhìn vào cái đĩa đã tém gọn, như đang gắng đọc những hồi ức in lại trong lớp men sành... Anh chợt nói, mắt vẫn không rời cái đĩa:
“Thấm thoát thế mà đã bốn mươi bảy năm trôi qua... Tôi còn nhớ như in ngày hôm đó là ngày 28 tháng 8... Tại sao tôi nhớ, vì đó là thời khắc lịch sử phải được tính từng phút một... Năm đó tôi bước vào cái tuổi băm ba. Chính phủ cách mạng lâm thời họp tại Bắc Bộ phủ, để quyết định ngày lễ ra mắt quốc dân đồng bào... Hôm đó, tôi có việc cần giải quyết gấp, nên đến nơi thì phiên họp vừa giải tán. Vừa bước lên mấy bậc thềm thì thấy cụ Nguyễn Văn Tố từ trong phòng họp đi ra. Cụ mừng rỡ, chụp lấy tay tôi, nói: “– Anh vào ngay đi, Cụ Hồ đang ngồi đợi anh trong đó”.