Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

Truyện cười: Chế tạo Đàn bà (ST)


Ông vua xe hơi, Henry Ford sau khi chết được đưa lên thiên đàng. Tại cổng thiên đàng có Thánh Peter chờ sẵn để đón Ford.
Vừa gặp Ford, Thánh Peter cho biết: Ford hồi còn sống ngươi đã làm nhiều việc công ích cho xã hội, như sáng chế phương pháp làm việc dây chuyền cho kỹ nghệ xe hơi làm thay đổi cả thế giới. Với thành quả như vậy, ngươi sẽ được một ân huệ là có thể chuyện trò với bất cứ ai trên thiên đường này.

Nguyễn Khắc Viện (2)

Trong lịch sử nước ta, hình ảnh các sĩ phu thường in đậm trên mỗi trang sách, nhất là vào lúc đất nước gian nguy. Ở thời đại chúng ta, còn đó cụ Huỳnh Thúc Kháng, cụ Ngô Đức Kế, cụ Bùi Bằng Đoàn… và những người cuối cùng, phảng phất bóng dáng người xưa, có lẽ là các nhà trí thức Tây học như bác sĩ Nguyễn Văn Hưởng, giáo sư Trần Đại Nghĩa, nhà văn hóa Nguyễn Khắc Viện...
   Bình sinh ông thường nói đùa: “Tôi thực hiện khẩu hiệu Nóng không quạt, ngứa không gãi, chọc không tức”. Mà ông đã sống như thế thật. Căn phòng của ông ở số 8 ngõ Nguyễn Chế Nghĩa, Hà Nội chỉ chừng gần ba chục mét vuông, kê hai cái giường cá nhân nối đuôi nhau cho hai vợ chồng ông, một cái bàn nhỏ dùng làm bàn làm việc và chỗ tiếp khách, ngoài ra chỉ toàn là sách. Vậy mà trí thức cả nước, Việt kiều từ năm châu bốn biển đều tới lui “yết kiến” ông. Người thì nhờ ông góp ý cho một luận văn, người thì xin ông “bắt mạch” thời vận của nước nhà để cùng ông chung lo những điều mà bất cứ công dân yêu nước nào cũng quan tâm ở một thời kỳ đầy biến động của đất nước.

Du lịch: Bora Bora - điểm hẹn Thiên Đường (ST: KC)

File:Karta FP Societe isl.PNGBora Bora là một hòn đảo thuộc quần đảo Polynésie thuộc Pháp ở Thái Bình Dương. Trung tâm đảo là một ngọn núi lửa đã tắt, xung quanh đảo được bao bọc bởi đầm phá và một “hàng rào” đá ngầm.
Bora Bora rất nổi tiếng với làn nước trong xanh và dải cát trắng mịn màng quanh đảo. Hỏn đảo xinh đẹp này được rất nhiều người ưu ái gọi là thiên đường du lịch biển ở Thái Bình Dương.
















(Mấy cái "chòi" trên mặt nước này có giá mướn là khoảng $1000 một đêm).
                

Crimée : Putin gây áp lực Tây phương và ghi bàn thắng (ST: ĐB)

Cập nhật lúc 14-03-2014 07:36:33 (GMT+1)


Tình hình khủng hoảng tại Ukraina xuất phát từ tham vọng của Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Năm 2008, nhân danh bảo vệ cộng đồng nói tiếng Nga, Matxcơva đưa quân đánh chiếm hai vùng tự trị của Gruzia ở Trung Á. Tháng 3/2014, chủ nhân điện Kremlin tái diễn chiến thuật cũ, nhưng tinh vi hơn, vỏn vẹn 2 tuần lễ, sáp nhập vùng Crimée của Ukraina, sát cạnh biên giới của Liên Hiệp Châu Âu, trước thái độ bất lực của Âu-Mỹ. Đâu là mục tiêu của cựu trung tá KGB ? Phải chăng một cuộc chiến tranh lạnh đang tái diễn với hình thức mới ? RFI đặt câu hỏi với giáo sư chính trị quốc tế Nguyễn mạnh Hùng, đại học George Mason, Hoa Kỳ
Vào năm 1954, Nikita Khrouchtchev, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Liên Xô, người Ukraina, đã lấy quyết định sáp nhập Crimée vào Ukraina. Trước đó, hàng triệu dân tộc
 ​ Tác​
-ta ở Crimée đã bị người tiền nhiệm của Khrouchtchev, là Stalin, trấn áp, lưu đày trong một chính sách thanh lọc chủng tộc đẫm máu.