Vào khoảng giữa năm ngoái (2009 - BBT) thì bà Wagner đổ bệnh nặng. Trước Nôen vừa rồi thì bà lên bàn mổ.
Sinh nhật bà lại đúng vào ngày 31-12 . Buổi chiều hôm ấy, con cháu từ Tây Đức sang tổ chức đón sinh nhật cho bà tại bệnh viện . Sau đó bà cứ lịm dần và trước giao thừa một chút thì bà ra đi.
Mùa đông năm nay lạnh quá. Cả châu Âu chìm ngập trong tuyết. Nước Đức giàu có là thế mà đã có chín người vô gia cư chết cóng . Hôm nay bão tuyết dữ dội . Như bao ngày khác tôi lại mang đôi „ống tay“ của bà Wagner hối hả khiêng hàng vào nhà . Nếu quả thật là tất cả những người già đều bay lên trời thì liệu trên cao kia bà có nhìn thấy đôi „ống tay“ này của tôi ?
Tuy nhiên ngay lúc này đây tôi lại ngộ ra một điều : giữa mùa đông rét muốt những người xa lạ cũng có thể sưởi ấm cho nhau . Nếu như trong lòng ta có đủ HIỀN để quẳng vứt thờ ơ đi mà thay vào đó bằng quan tâm , thông cảm.
(Hết)
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Thông bíu !!!
Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010
Chuyện của tôi với anh Bính (P.Nam)
Sau 1975, năm nào nghỉ hè tôi cũng về quê. Hè năm cuối, xin được tiền ông già mua chiếc 67 màu đỏ ớt, có dáng gọn, đẹp như khẩu súng lục. Phi lên trường.
Là học viên nên phải gửi xe ngoài Vĩnh Yên. Chủ nhật phóng xe lên Việt Trì hay dạo phố Vĩnh Yên là bọn học viên ĐHQS phục lác mắt. Có lẽ vì có xe nên nhiều em ở phố mê(?). (Cái xe 67 đẹp như thế ngày ấy chả khác gì "xe đua 2 cửa" BMW, Mercedes bây giờ!).
Lần ấy tranh thủ về HN. Chiều tối chủ nhật phi lên trường. Khoảng 8g qua chắn tầu gần ga Phúc Yên thì thấy có người vẫy vẫy. Bộ đội đi đường thấy ai khó cần giúp thì dừng. Xe dừng, thấy 1 ông cũng bộ đội - tay chân nhem nhuốc đứng cạnh chiếc Vespa ghẻ, nắp máy bung ra - mở miệng:
- Giúp tôi với, xe đang đi bị hỏng.
- Ai như... anh Bính phải không? - Tôi nhận ra anh giáo viên cùng bộ môn với thằng bạn tôi.
- À, Phan Nam hả? Tôi Bính đây. Chẳng hiểu sao...
Thế là dọi đèn cho anh sửa xe. Sửa mãi, đạp cũng không nổ. Tôi vào tay cũng chả được gì. Cái giống Vespa cũ là thế. Ậm ạch lắm. Nhìn đồng hồ đã gần 10g. Bí quá, tôi gợi ý: "Sửa mãi không xong. Hay là để kéo xe lên phố, tìm cửa hiệu?", "Ừ, đành vậy. Gíup nhé". Lấy trong cặp ra sợi dây dù (nghĩ bụng, chắc ông anh phòng xe hỏng mà đã chuẩn bị?), tôi buộc vào sau, kéo chiếc xe cà khổ ấy đi. Mẹ ơi, cái Vespa đã to nên nặng thế nào thì anh em biết rồi. Loạng choạng, loạng choạng. Kéo hơn cây số đến phố.
Nhưng phố xá tối thui, đã hết giờ cấp điện. Tìm mấy cửa hiệu thì họ đã đi ngủ từ lâu. Anh Bính thấy vậy, bảo:
- Thôi, Phan Nam về trước đi, gần 11g rồi. Tôi ngồi ở đây, chờ đến sáng nhờ xe chở về.
Biết không thể qua đêm với anh (vì tôi còn là học viên), mà để anh qua đêm giữa đường thì không đành, tôi lại đề nghị: "Thôi, để em kéo xe anh". "Còn xa, Phan Nam ạ, gần 20km nữa", anh lắc. "Cứ đi đi. Có gì xảy ra thì còn có 2 người, để anh 1 mình không đành. Lỡ...". Và anh đã nghe tôi.
Tôi đã kéo xe anh về. Quãng 4g sáng thì đến cổng Bảo Sơn (khu giáo viên). Dừng xe thấy máy nóng ran, nhổ nước bọt vào máy nghe tiếng xèo xèo. Tháo dây nối và phải phóng về sớm vì sáng đó chào cờ. Anh Bính cứ luôn miệng cảm ơn, còn tôi thì nói, có gì đâu vì anh cùng bộ môn với bạn tôi.
Chuyện không dừng ở đó. Gửi xe rồi chạy về đơn vị. Mấy hôm sau lấy xe chạy thử thì ôi thôi, máy bó cứng, không nổ. Đẩy xe ra tiệm sửa xe của thằng Hòa ở Vĩnh Yên thì cũng thấy anh Bính đưa Vespa ra. Anh nói: "Xe mình hỏng điện nên không nổ được".
Còn Hòa sau khi khám xe tôi, nói: "Xe bác Nam chạy thế nào mà cạn hết cả dầu rồi. Bó máy là phải. Phải bổ máy". Lúc đó anh Bính ái ngại: "Chỉ vì kéo xe tôi. Thôi Hòa giúp sửa xe, có gì tôi chịu tiền sửa". Ngeh anh nói vậy, tôi lắc đầu: "Có gì đâu. Giúp được anh là tốt rồi, vì anh là bạn của bạn em".
Đó là kỉ niệm của tôi với anh Bính.
Thật ra ngày ấy xưng hô "anh - em" vì tôi còn là học viên. Khi ra trường, biết cùng xêm xêm tuổi với nhau nên tôi xưng "ông - tôi". Sau này gặp nhau là ông Bính lại nhắc lại chuyện kéo xe.
Tôi nhớ có 1 lần ông Bính vào SG, đến xưởng tôi chơi. Vô tình gặp Phúc Chiến đưa con từ Huế vào thi đại học. Chiến và ông Bính từng cùng bộ môn ở ĐHQS. Vừa là đồng nghiệp, vừa là chiến hữu, hơn nữa vì quý bạn Trỗi mà ông Bính rút ví 500 tặng cháu để thi đậu. Chắc kỉ niệm này Chiến chưa quên?
Nhân ngày giỗ đầu của anh, xin ghi lại 1 kỷ niệm.
PHAN NAM
Là học viên nên phải gửi xe ngoài Vĩnh Yên. Chủ nhật phóng xe lên Việt Trì hay dạo phố Vĩnh Yên là bọn học viên ĐHQS phục lác mắt. Có lẽ vì có xe nên nhiều em ở phố mê(?). (Cái xe 67 đẹp như thế ngày ấy chả khác gì "xe đua 2 cửa" BMW, Mercedes bây giờ!).
Lần ấy tranh thủ về HN. Chiều tối chủ nhật phi lên trường. Khoảng 8g qua chắn tầu gần ga Phúc Yên thì thấy có người vẫy vẫy. Bộ đội đi đường thấy ai khó cần giúp thì dừng. Xe dừng, thấy 1 ông cũng bộ đội - tay chân nhem nhuốc đứng cạnh chiếc Vespa ghẻ, nắp máy bung ra - mở miệng:
- Giúp tôi với, xe đang đi bị hỏng.
- Ai như... anh Bính phải không? - Tôi nhận ra anh giáo viên cùng bộ môn với thằng bạn tôi.
- À, Phan Nam hả? Tôi Bính đây. Chẳng hiểu sao...
Thế là dọi đèn cho anh sửa xe. Sửa mãi, đạp cũng không nổ. Tôi vào tay cũng chả được gì. Cái giống Vespa cũ là thế. Ậm ạch lắm. Nhìn đồng hồ đã gần 10g. Bí quá, tôi gợi ý: "Sửa mãi không xong. Hay là để kéo xe lên phố, tìm cửa hiệu?", "Ừ, đành vậy. Gíup nhé". Lấy trong cặp ra sợi dây dù (nghĩ bụng, chắc ông anh phòng xe hỏng mà đã chuẩn bị?), tôi buộc vào sau, kéo chiếc xe cà khổ ấy đi. Mẹ ơi, cái Vespa đã to nên nặng thế nào thì anh em biết rồi. Loạng choạng, loạng choạng. Kéo hơn cây số đến phố.
Nhưng phố xá tối thui, đã hết giờ cấp điện. Tìm mấy cửa hiệu thì họ đã đi ngủ từ lâu. Anh Bính thấy vậy, bảo:
- Thôi, Phan Nam về trước đi, gần 11g rồi. Tôi ngồi ở đây, chờ đến sáng nhờ xe chở về.
Biết không thể qua đêm với anh (vì tôi còn là học viên), mà để anh qua đêm giữa đường thì không đành, tôi lại đề nghị: "Thôi, để em kéo xe anh". "Còn xa, Phan Nam ạ, gần 20km nữa", anh lắc. "Cứ đi đi. Có gì xảy ra thì còn có 2 người, để anh 1 mình không đành. Lỡ...". Và anh đã nghe tôi.
Tôi đã kéo xe anh về. Quãng 4g sáng thì đến cổng Bảo Sơn (khu giáo viên). Dừng xe thấy máy nóng ran, nhổ nước bọt vào máy nghe tiếng xèo xèo. Tháo dây nối và phải phóng về sớm vì sáng đó chào cờ. Anh Bính cứ luôn miệng cảm ơn, còn tôi thì nói, có gì đâu vì anh cùng bộ môn với bạn tôi.
Chuyện không dừng ở đó. Gửi xe rồi chạy về đơn vị. Mấy hôm sau lấy xe chạy thử thì ôi thôi, máy bó cứng, không nổ. Đẩy xe ra tiệm sửa xe của thằng Hòa ở Vĩnh Yên thì cũng thấy anh Bính đưa Vespa ra. Anh nói: "Xe mình hỏng điện nên không nổ được".
Còn Hòa sau khi khám xe tôi, nói: "Xe bác Nam chạy thế nào mà cạn hết cả dầu rồi. Bó máy là phải. Phải bổ máy". Lúc đó anh Bính ái ngại: "Chỉ vì kéo xe tôi. Thôi Hòa giúp sửa xe, có gì tôi chịu tiền sửa". Ngeh anh nói vậy, tôi lắc đầu: "Có gì đâu. Giúp được anh là tốt rồi, vì anh là bạn của bạn em".
Đó là kỉ niệm của tôi với anh Bính.
Thật ra ngày ấy xưng hô "anh - em" vì tôi còn là học viên. Khi ra trường, biết cùng xêm xêm tuổi với nhau nên tôi xưng "ông - tôi". Sau này gặp nhau là ông Bính lại nhắc lại chuyện kéo xe.
Tôi nhớ có 1 lần ông Bính vào SG, đến xưởng tôi chơi. Vô tình gặp Phúc Chiến đưa con từ Huế vào thi đại học. Chiến và ông Bính từng cùng bộ môn ở ĐHQS. Vừa là đồng nghiệp, vừa là chiến hữu, hơn nữa vì quý bạn Trỗi mà ông Bính rút ví 500 tặng cháu để thi đậu. Chắc kỉ niệm này Chiến chưa quên?
Nhân ngày giỗ đầu của anh, xin ghi lại 1 kỷ niệm.
PHAN NAM
Đã là bạn Trỗi thì đều đáng tự hào (Phúc Chiến, Vũng Tàu)
Đọc SRTKL tập 3, thấy có bài của Bích Ngọc (VNNet) về TS Đặng Kim Sơn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược nông nghiệp. Điện lên TP thì biết đó là bạn Trỗi khóa 6. Tài ba quá! (Nghe nói gia đình bạn còn có những éo le, vậy mà dũng cảm phấn đấu. Đáng khâm phục!).
Chiều qua rách việc, mở TV kênh kinh tế FBNC của TPHCM thấy có tọa đàm tay ba về "Phát triển nông nghiệp VN" giữa 1 chuyên gia kinh tế Mỹ, TS Đặng Kim Sơn và 1 nhà báo. Bạn ta dùng tiếng Anh như tiếng Việt, mạch lạc, khúc chiết, rất có nội dung, rất có tầm mà rất thực tế. Cảm phục, cảm phục!
Với tôi, đã là lính Trỗi mà làm được bất cứ việc gì có ích cho đời; từ anh hùng, dũng sĩ, đến người nổi tiếng (như 1 bạn Phó thủ tướng hay NSUT Dương Minh Đức...), ngay cả với các bạn đang đượng chức, hay đời thường như bạn Hiếu cắt tóc, rồi thợ khóa Trần Vinh, Trần Quang... đều để lại trong tôi 1 niềm tự hào. Bạn tôi đấy!
TS Đặng Kim Sơn |
Với tôi, đã là lính Trỗi mà làm được bất cứ việc gì có ích cho đời; từ anh hùng, dũng sĩ, đến người nổi tiếng (như 1 bạn Phó thủ tướng hay NSUT Dương Minh Đức...), ngay cả với các bạn đang đượng chức, hay đời thường như bạn Hiếu cắt tóc, rồi thợ khóa Trần Vinh, Trần Quang... đều để lại trong tôi 1 niềm tự hào. Bạn tôi đấy!
Thư giãn cuối tuần (ST: Đạt)
Mở loa + Click = THƯ GIÃN!!!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)