Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011

Đọc "Nguoiviet.de" thấy hình ảnh bạn Trỗi ở Leipzig

Mời vào đây đọc bài về kỷ niệm Ngày QĐ 2010 tại Leipzig cùng vài hình ảnh bạn ta!
(Này nhớ nháy chuột vào "vào đây"!).

Một vài hình ảnh kỷ niệm Ngày thành lập QĐND Việt Nam năm 2010 tại Leipzig:


Lật tẩy ngành công nghiệp gián điệp toàn cầu (st)

Đó không phải là câu chuyện trong phim khoa học viễn tưởng. Mỗi con người chúng ta giờ đây đều bị theo dõi, dù bạn không phải là tội phạm hay nhân vật quan trọng.
Nhân loại đang sống trong thời kì hiện đại và văn minh hơn bao giờ hết. Chúng ta có Internet, điện thoại để kết nối với nhau. Dữ liệu cá nhân thì được lưu trữ trên mạng (hay còn gọi là điện toán đám mây) với tài khoản cá nhân mà chỉ mỗi người chúng ta mới biết mật khẩu. Mọi thứ tưởng chừng như rất an toàn.
Tuy nhiên, theo tiết lộ mới nhất của trang WikiLeaks, những chuyện như cài bọ, nghe lén điện thoại... đã trở thành cũ kĩ.

Lần đầu giết lợn lậu (KQ)

Hè năm 1972, các lớp k5 hết 2 năm cơ bản, chuyển lên học cơ sở. Vậy là lớp Thông tin k5 nhập vào với C343 (k4, lên năm thứ 4). Doanh trại của chúng tôi vẫn sơ tán, nằm ỡ dãy đồi giữa thôn Bảo Sơn và dãy núi Thằn lằn.
Chân ướt chân ráo vừa dựng xong nhà ở thì bị đợt bom Mỹ ném vào Tổng kho niêm cất máy phát điện, ô tô... sát chân núi Đinh, bom ném vào cả trường Xây dựng. Ngay đêm ấy, C343 được lệnh hành quân lên Tam Đảo, khai thác sặt.
Cánh Chí Hòa, Viễn Chiến, Khải "boda"... lên Tam Đảo thì tôi, Kháng Trường, anh Võ Minh, anh Bích được giao nhiệm vụ ở lại Vĩnh Yên trông doanh trại.

Ngõ nhỏ, phố nhỏ: Kỳ 1 - “Xóm bộ lạc” (ST)

Gầm cầu Nguyễn Tri Phương cũng là đường dẫn vào
"Xóm bộ lạc" - (Ảnh Đ.T)
Dù nằm cách trung tâm Tp Hồ Chí Minh chưa đầy mươi phút đi bộ, nhưng cả xóm như bị bỏ quên giữa lòng thành phố, nước máy không có, điện thì chập chờn do câu nối. Vì vậy, người dân trong xóm như sống biệt lập với bên ngoài…Chính từ đây, biết bao nhiêu chuyện của phận người được lưu truyền, với cái tên xóm độc nhất vô nhị, với những con người chuyên nghề làm thuê làm mướn, với những nỗi đau của một số gia đình khi cơn lốc tệ nạn quét qua…




"Nhớ mùa Thu Hà Nội" ca khúc của Trịnh qua những bức ảnh đẹp (ST)

Hà Nội mùa thu

Cây cơm nguội vàng,

Ăn phở ở Mỹ (ST: ĐB)

Phở đã xuất hiện ngày càng nhiều trên khắp thế giới. Từ châu Âu như Pháp, Anh, Đức cho đến châu Mỹ như Hoa Kỳ , Canada , đi đâu cũng thấy tiệm phở của người Việt. Riêng tại Mỹ có khoảng hơn 600 tiệm phở Việt Nam, đó là chưa kể đến món phở ‘lai’ của người Trung Quốc, Hàn Quốc…
Cùng với sự phát triển của người Việt định cư tại nước ngoài, món phở mà người Mỹ gọi là Vietnamese Beef Noodle Soup đã chinh phục thế giới với cái tên viết từ nguyên gốc Phở (có chữ ‘ơ’ kèm dấu hỏi) hoặc chỉ đơn giản là Pho không dấu. Kho từ vựng tiếng Anh cũng được phong phú thêm với các từ mới như Phonatic (người thích ăn phở), ‘tín đồ’ của phở là Phofan và danh từ Satis-pho-ction là sự hài lòng (satisfaction) khi thưởng thức một tô phở.