Ngay sau cách mạng tháng Tám (1945),
Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm, lo lắng đến việc xây dựng và củng cố chính
quyền cơ sở. Người đã sớm nhận ra những căn bệnh nguy hiểm của đảng cầm quyền.
Đó là các căn bệnh: “Nhũng nhiễu” dân, “Quan liêu” xa rời quần chúng, căn bệnh
“Ngông nghênh”, “Cậy thế, cậy quyền” … của những “Ông quan cách mạng”.
|
Bác thăm bà con nông dân. |
Chỉ hơn một tháng sau khi Cách mạng tháng
Tám thành công, trong bài viết tựa đề “Chính phủ là công bộc của dân” ký tên
Chiến Thắng đăng trên báo Cứu Quốc, ngày 19/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu
rõ: “Trước cuộc khởi nghĩa 19/8/1945, nói
tới hai chữ Chính phủ, người ta nghĩ ngay tới một bọn đầu đảng cướp nguy hiểm,
xảo quyệt. Trái lại, ai ai đối với Chính phủ nhân dân hiện nay cũng đều có một
cảm tình thân mật xen lẫn với một tôn kính sâu xa: Chính phủ đối với ta như
người “anh cả” trong gia đình, một đồng
chí phụ trách trong một địa phương, một người đứng mũi chịu sào ta có thể vững
lòng trông cậy và gưỉư số mệnh vào. Người xưa nói: quan là công bộc của dân, ta
cũng có thể nói: chính phủ là công bộc của dân vậy. Các công việc Chính phủ làm
phải nhằm vào một mục đích duy nhất là mưu tự do hạnh phúc cho mọi người. Cho
nên Chính phủ nhân dân bao giờ cũng phải đặt quyền lợi dân lên trên hết thảy.
Việc gì có lợi cho dân thì làm. Việc gì có hại cho dân thì phải tránh.”