Thứ Tư, 16 tháng 4, 2014

Nhắc lại ngày 10/10/2013 ở Thành Vinh (KQ)

Cùng Quốc Sủng lập bàn thờ nơi Ngọc hy sinh.
Chiều qua thấy Vá, Susu sủa ầm ỹ ngoài cổng, nhìn xuống thì thấy có ai vẫy vẫy ngoài cổng. Vừa mở cổng đã nghe ông Tấn Mỹ oang oang: "Tiện đi lấy thuốc định kì BHYT ở BV 175 nên tạt qua thăm mày". Khi vào đến nhà là đòi lên ngay phòng máy tính: "Biết mày đang ngồi làm việc. Giờ, tao đang theo lớp học sửa chữa máy tính và cài đặt phần mềm đó nghe". Thật cảm phục ông bạn đã già mà chả ngại khó, ngại khổ.

Cùng Võ Thúc Minh.


Cùng đồng đội cũ.

Cùng chú bé chăn trâu 13 tuổi ngày nào.

Anh em bên nhau sau khi thắp hương cho Ngọc.

Uống để nhớ bạn.

Tại bia kỉ niệm của đơn vị dựng tưởng niệm các LS.








Anh cho xem ngay loạt ảnh ngày 10/10/2013 ra TP Vinh thắp hương cho Nguyễn Văn Ngọc (LS đầu tiên trong 30 LS của trường Trỗi hy sinh ngoài chiến trường): "Đã mấy năm nay, cứ đúng 10/10 tây, tao lại ra Vinh, tìm đúng vị trí khẩu đội pháo 57 của Ngọc để thắp hương cho nó...".



Cầm tờ giấy ra viện ở Ninh Bình (năm 1971) của Mỹ thấy đề: nhập ngũ - 05/1967, cấp bậc - thượng sĩ, tiểu đội trưởng trinh sát... Như vậy 3 tên: Nguyễn Văn Ngọc, Đỗ Tấn Mỹ, Tô Văn Hoành chỉ sang Quế Lâm có 5 tháng (qua được cái dịch viêm màng não, vừa vào đầu hè 1967) là lên tầu trở về nước.



NHỮNG NGƯỜI TRONG BỨC ẢNH LỊCH SỬ (Kiến Quốc)

Tháng 3 rồi có dịp ra Hà Nội, tôi thu xếp đến thăm Đại tá Lê Trọng Nghĩa, một nhân chứng có mặt trong Sở chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. Con người từng chứng kiến 60 năm chiến thắng vĩ đại của dân tộc, năm nay đã vào tuổi 93, trước chồng tư liệu lịch sử quý giá, vẫn nhanh nhẹn tìm ra bức ảnh “Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các sĩ quan cao cấp đang thông qua phương án tác chiến tại Sở chỉ huy mặt trận ở bản Nà Táu”. Ông tinh tường, sôi nổi kể lại sự kiện như vừa mới xảy ra ngày hôm qua.
*
… Sở chỉ huy mặt trận ban đầu đóng ở hang Thẩm Púa (từ 17/12/1953 đến 17/1/1954) vừa chuyển sang bản Nà Táu được một hôm. Theo tin quân báo, đêm 19 và 20/1/1954, quân Pháp đã phát lệnh mở Chiến dịch Atlande đánh vào Tuy Hòa (vùng tự do Khu V Trung bộ). Sau khi hội ý, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã yêu cầu toàn bộ Sở chỉ huy1 phải tiếp tục ra mặt trận thị sát. Trưởng ban Tác chiến Đỗ Đức Kiên và Cục phó Cục 2 Cao Pha cùng Tổng tham mưu phó Hoàng Văn Thái lập tức lên đường.
Từ phải qua: Các đ/c Lê Thiết Hùng, Lê Trọng Nghĩa, Lê Liêm, Võ Đại tướng.
Sau lưng Đại tướng: đ/c Trần Văn Quang, Phạm Kiệt. Ngay trước tay Đại tướng: Hoàng Xuân Tùy.

Thăm lán bác Văn (Quang Việt)

Xúc động, lần đầu lên Mường Phăng,
Thăm nơi làm việc của bác Văn
Cùng với bao phụ huynh của Trỗi,
Những ngày chiến dịch đầy khó khăn.

Sáu mươi năm trước, ở nơi đây
Giữa rừng Tây Bắc bạt ngàn cây,
Trí tuệ Việt Nam rừng rực sáng,
Kinh hồn bạt vía lũ giặc tây.

Ngày ấy nơi đây, giữa rừng già,
Người đã viết nên bản hùng ca,
Vang dậy năm châu, lừng bốn biển,
Để mùa Xuân Đất nước nở hoa.

Đây rồi, căn lán nhỏ đơn sơ,
Sáu chục năm qua gội nắng mưa.
Chiếc giường tre nhỏ trong phòng ngủ,
Còn lưu hơi ấm bác đến giờ.

Cạnh lán là căn hầm xuyên núi,
Bộ chỉ huy làm việc đêm ngày.
Hầm tối, sáng lên muôn trí tuệ,
Để cùng tìm ra cách đánh hay.

Rưng rưng, con đứng ở nơi đây,
Lặng nhìn căn lán dưới vòm cây.
Bác đã đi xa, nhưng còn mãi,
Với Non sông, với Đất nước này.

15/4/2014


Ngày xưa ơi! - (Duy Đảo)

Chuyện thứ nhất - Học hỏi “Văn hóa phương Tây” để hội nhập.

- Thế ông biết nhảy đầm chưa?
Hắn hỏi tôi trong một đêm mưa tháng sáu tầm tã. Hắn nói luôn chẳng để cho tôi kịp mở miệng vì Hắn thừa biết tôi làm quái gì biết cái khoản văn hóa cao cấp này.
- Chả nói ông cũng biết, nhảy đầm nó là văn hóa của phương tây, nó như cái bắt chân, bắt tay ở xứ ta vậy. Cho nên đầu tiên ông cũng nên biết nhảy đầm. Chẳng ai bắt ông cả, nhưng nếu biết thì cũng vẫn tốt, nó là văn hóa, là phương tiện, là cửa ngõ để mình dễ tiếp cận, giao lưu học hỏi người ta.Tiện đây có tôi, tôi sẽ dạy ông, chẳng mất tiền bạc, hơn nữa là chỗ anh em, tôi tận tình chỉ bảo. Tôi đảm bảo ông sẽ thành thạo những điệu nhảy cơ bản trước lúc ông lên đường.

Cười


Một buổi chiều như mọi buổi chiều khác trong gia đình, cu tí chợt hỏi bố:
- Bố ơi phân biệt lao động trí óc và lao động chân tay có khó lắm không ạ?
- Dễ thôi con. Này nhé Mẹ con đang băm, chặt, xào, nấu trong bếp kia là lao động chân tay. Còn bố ngồi đây cố nghĩ ra lời khen tặng cho những món ăn đó, tức là lao động trí óc.


Một người kể với bạn:
- Hai lần hôn nhân của tôi đều thất bại cả.
- Sao thế?
- Người vợ thứ nhất đã bỏ đi.
- Còn người thứ hai?
- Cô ta không chịu đi!


Sau chầu nhậu ngoắc cần câu, một người trong đám nói:
- Trời cũng như con người vậy.
- Nghĩa là sao?
- Thì trời cũng có: mặt trời, lưng trời, chân trời…
- Thế trời là đàn ông hay đàn bà?
- Dĩ nhiên là đàn bà! Vì trời cũng có bầu... trời nữa mà!
 


- Mình ơi hôm nay em đi khám bịnh. Tội nghiệp ông Bs mới ra trường, ổng than còn nghèo nên chưa có tiền mua ống nghe.
- Rồi làm sao thằng chả khám bịnh cho em?
- Thì ổng khám bằng tay.
- Hú hồn. Thằng chả mà than nghèo không có ống chích nữa thì tiêu đời em rồi.