Thứ Tư, 31 tháng 7, 2013

Nghĩa cử (Quốc Việt)

Hứa với anh em sẽ gửi tiền cho cháu bé dũng cảm này; nay đã thực hiện. Đồng chí trưởng phòng của Công an Nghệ An đã trao số tiền đó cho cháu Được. Chủ tịch nước cũng có thư khen cháu.
Thư khen của Chủ tịch nước.

Cháu Được nhận được quà của các bác Trỗi con.

Dân ta giàu phết (KQ)

Hôm rồi có chuyến du hí La Gi (Lazi), Hàm Tân, Bình Thuận. Ngồi trên xe ngó qua cửa thấy nhiều xe chạy qua, các em, các cháu ngồi trong đang sử dụng máy tính bảng (iPad) chơi trò chơi điện tử hay đọc báo, đọc tin.
Ở đoàn tôi cũng vậy, các cháu nhỏ của mấy gia đình đều được trang bị iPad. Ra biển mà cứ hí hoáy suốt. Có cặp vợ chồng HT và N còn chơi mỗi người 1 máy riêng. (Của ai nấy xài).
Giờ cuộc sống của dân ta cũng nâng cấp đấy chứ?

Cùng hát với nhau: Khi chàng trai yêu người con gái (ST: HP)

Mời cùng hát!

Tài tình màn ảo thuật bằng iPad (ST: Đạt)

Mời xem!

NỖI ĐAU CỦA THẦY, CÔ: NỬA THÁNG TIỄN HAI HỌC TRÒ VỀ CÕI VĨNH HẰNG!

Tang lễ bạn Thạch.
Cách đây gần một tháng, ngày 12-7-1013, Trần Kiến Quốc đột ngột thông báo Huỳnh Hồng mất rồi! Di hài quàn tại nhà. Khoảng 10 giờ, anh em khoá 6 sẽ tới viếng. Tôi vội vã chuẩn bị để dăm phút nữa đi cùng Kiến Quốc. Hai thày trò có mặt sớm cả tiếng đồng hồ nhưng trong khuôn viên của gia đình Huỳnh Hồng đã khá đông khách, phần lớn là học sinh trường Nguyễn Văn Trỗi, không chỉ các em khoá 6 mà còn nhiều khoá khác. Đúng là cảnh “ sinh ly tử biệt”, học sinh Trỗi náo hoạt là thế mà hôm nay không khí thật nặng nề!
Thầy Trọng đi cùng anh Ba Hưng và đoàn Học viện KTQS.
Những ngày ở trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi, tôi dậy khoá 6 không nhiều, nhưng ấn tượng về Huỳnh Hồng lại khá đậm, có lẽ do Hồng có dáng lực sĩ từ khi ấy, cũng có thể do đôi mắt rất riêng của Hồng. Sau gần 30 năm mới gặp lại, Hồng bắt tay tôi và hỏi “Thày có nhận ra em không?”, tôi nói ngay “Huỳnh Hồng phải không?”. Em cười vui vẻ: “Chính là em!”.
Kể từ năm 1991, các học sinh trường Nguyễn Văn Trỗi trên địa bàn Tp Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam tập hợp lại, vài năm một lần hội toàn trường còn các khoá thường năm duy trì sinh hoạt; bạn bè, thày cô sum họp. Huỳnh Hồng là một trong số “thủ lĩnh” nhiệt thành và trách nhiệm, góp phần không nhỏ tạo nên sự đầm ấm của gia đình TSQ Nguyễn Văn Trỗi TCCT.
Nhớ bạn, nhớ em.
Vậy mà thày cô và bạn bè phải vĩnh biệt em!
Nỗi buồn mất Huỳnh Hồng chưa nguôi thì hôm nay, ngày 30 tháng 7…



Cô Thục và đoàn trường Trỗi.

Thạch ơi, đi trước nhé!
Đoàn đông nhất.



7 giờ 30 phút, tôi đi bộ về, mở điện thoại, thấy ngay dòng tin nhắn của Trần Kiến Quốc: “Sáng nay 8h30 em đến đón thày đi viếng Đỗ Quang Thạch K8, Giám đốc TT Đo lường 2 BQP, tại NTL Viện 175, 5 Phạm Ngũ Lão, Gò Vấp”. Hai thày trò đến Nhà tang lễ phía Nam của Bộ Quốc phòng thì nhiều đoàn đã tới. Em Hồ Bá Đạt và Ban liên lạc Khoá 8 tập hợp anh em trong nhà chờ. Cô Phạm Thị Thục tuy yếu đau, chân run lẩy bẩy, vẫn cố gắng tới, khiến các em rất xúc động.
Gửi lại vài dòng chia tay bạn.
Với gia đình em Thạch, tôi có một kỷ niệm không thể nào quên với cụ Hoàng Cầm – Phụ thân của em. Đó là năm 1988, báo QĐND chuẩn bị ra Đặc san kỷ niệm 35 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Ban Đại diện phía Nam Tổ chức một cuộc họp mặt các vị chỉ huy nổi tiếng thời chống Pháp như Thượng tướng Trần Văn Trà (Tư Chi), Thượng tướng Đàm Quang Trung, Thượng tướng Hoàng Cầm (Năm Thạch), Thượng tướng Nguyễn Minh Châu (Năm Ngà), Thượng tướng Vũ Lăng, Đại tá Lê Kích v.v… Sau đó tôi có gặp riêng cụ Hoàng Cầm lấy tài liệu lúc cụ chỉ huy trung đoàn tham gia chiến dịch Điện Biên. Khi biết tôi là giáo viên trường TSQ Nguyễn Văn Trỗi thì cụ tỏ ra thân tình và dốc bầu tâm sự, nhờ đó tôi có được nhiều tư liệu “Vàng” để đưa vào tác phẩm báo chí. Cũng nhờ buổi gặp gỡ mang tính gia đình này mà tôi biết nguồn gốc biệt danh “Năm Thạch” khi vị tướng trận mạc này nhận trọng trách “Đi B”.
Thày Nguyễn Phong có bài thơ khóc học trò mộc mạc mà xúc động, câu mở đầu là: “Đại tá thày đưa Đại tá trò/ Về nơi yên giấc ngủ ngàn thu” – Đây thật là một nghịch cảnh đau lòng. Tôi buồn rầu than với cô Thục: “Một tháng hai lần tiễn trò, thật quá buồn! Tụi nó chen nhau chạy thước thày cô, là sao?!”./.
Thày giáo Phạm Đình Trọng