Thứ Ba, 24 tháng 2, 2015

Tang lễ cụ Nghĩa - Góc nhìn khác!

Mời vào đây!

Đời chúng tôi là thế!

Lần post chuyện "CÔCC thời nay", kể về mấy chú bán phí giao thông ở cổng vào đường cao tốc. Chúng chỉ là con cán bộ cấp xã mà dám vỗ ngực là CÔCC. Ai đọc cũng sướng! 
Nay xin kể lại 1 câu chuyện có thật của COCC ngày xưa. (Nên nhớ hồi ấy chớ thằng Trỗi nào dám xưng là CÔCC. Xuống đơn vị thì giấu nguồn gốc như mèo giấu cứt, chỉ sợ mình làm gì sai lại ảnh hưởng đến thanh danh bố mẹ).

Tiễn đưa Cụ Lê Trọng Nghĩa về nơi an nghỉ cuối cùng

Sáng nay 8g, gia đình tôi đến NTL Quân y viện 354 thì đã thấy đông các cá nhân, đơn vị đến viếng.
Võ Điện Biên thay mặt gia đình Đại tướng đến viếng người lính thân cận của Đại tướng, người bạn nghĩa tình của gia đình với vòng hoa lớn. Khi ở sân NTL thấy vòng hoa của Đại tướng Nguyễn Quyết (ủy viên UBKNHN) kịp gửi đến. Gia đình tôi mang vòng hoa "Gia đình Thiếu tướng Trần Tử Bình kính viếng!".
Đoàn Việt Minh thành Hoàng Diệu do cụ Lê Đức Vân dẫn đầu. Các cụ chờ cụ Vũ Oanh đến rồi mới vào viếng. Văn phòng Đại tướng có cụ Huy Văn và thầy Trịnh Nguyên Huân (Thư kí của bác Văn).
Gia đình các thành viên UBKNHN có mặt đầy đủ: nhà cụ Nguyễn Khang Chủ tịch (chị Hương), cụ Trần Quang Huy (Vũ Quốc Khải), cụ Nguyễn Duy Thân (Nguyễn Duy Thành).
(Khi về đến nhà, điện thoại vào SG cho chị Phong (con đầu cố vấn Trần Đình Long). Anh Huấn, chị Phong thông báo đã biết tin này từ ngày 4 Tết. Vậy là gia đình những người bạn cùng chiến đấu trong Tổng khởi nghĩa 19/8/1945 tại HN đã liên lạc chặt chẽ và có mặt đầy đủ. Thật là nghĩa tình.
Các bạn Trỗi k5, k7 tập trung đông đủ, chia buồn cùng Trọng Huấn, Trọng Thắng và đại gia đình.
Đúng 7g40, lễ truy điệu bắt đầu. Cụ Đoàn Sự (em út của cụ Nghĩa) thay mặt ban tổ chức lễ tang đọc điếu văn, nêu hết công trạng lừng danh của người đã khuất: "Cuộc đời của Anh đã đúng với cái tên mà Anh đã chọn - LÊ TRỌNG NGHĨA. Anh sống trọn nghĩa vẹn tình với Tổ quốc, nhân dân. Anh ra đi không phải ân hận gì...".
Nhiều bạn bè, đồng đội thân thích của cụ Nghĩa và gia đình cùng cụ Vũ Oanh ở lại đến khi kết thúc lễ truy điệu. (Có lẽ vì đám tang này do gia đình đứng ra tổ chức nên không thấy đại diện Văn phòng Quốc hội, Bộ Quốc phòng, BTTM, Hà Nội... nơi cụ từng công tác).
Chúng tôi đưa cụ tới Đài hóa thân hoàn vũ Văn Điển.
Khi được nhìn cụ lần cuối, tôi vái cụ và nói khẽ
Cụ Huy Văn và thầy Huân viết sổ tang.

Vòng hoa của các chiến sĩ VMHD.

Cụ Vũ Oanh thắp hương cho bạn.

Đoàn VMHD.

Cụ Vũ Oanh chia buồn cùng Trọng Huấn.

Cụ Đoàn Sự đáp lễ.

Đặng Kim Sơn lưu bút vào sổ tang.

Cụ Vũ Oanh lưu bút.

Trước cổng NTL hôm nay.


Các cụ bạn bè cụ Nghĩa đứng hàng đầu cùng gia đình.

Bạn Trỗi trong lễ truy điệu.

Cụ Đoàn Sự đọc điếu văn.

Nhìn cụ Nghĩa lần cuối.

Đưa cụ ra xe.

Xe đón cụ.

Di ảnh cùng xe đưa cụ đi.

Tại Đài hóa thân.

Cụ Đoàn Sự có lời cảm ơn.
: "Chú sẽ sống mãi với nhân dân, đất nước".

Cám ơn Cuộc Đời (Quang Việt)

Cuộc đời cho ta nhiều quá:
Ngay từ lúc mới sinh ra,
Cho ngay không gian bừng sáng,
Và cho ta ngay Mẹ, Cha.

Lại cho ta bầu sữa mẹ,
Để ta có sức lớn lên,
Cho ta lời ru âu yếm,
Cho ta tình thương dịu êm.

Cho ta sắc màu rực rõ,
Cùng với hương thơm cỏ, hoa.
Cho ta âm thanh ríu rít,
Của muôn vàn tiếng chim ca.

Về một người mới ra đi (Hoàng Quang Vinh)

   Đang đi chụp mấy kiểu ảnh hoàng hôn ở bờ biển thì Trần Tuấn Hiệp gọi, giọng nghe có chút thảng thốt, bảo sao máy anh nãy giờ toàn ngoài vùng thế? Hỏi, có chuyện gì gấp à? Hiệp thông báo cụ Lê Trọng Nghĩa đã qua đời lúc 14h chiều nay. Rồi ông đạo diễn Hiệp kể lể chuyện quay phim hồi tháng 12/2014. Hóa ra đoàn làm phim chúng ta là nhóm cuối cùng quay phim về câu chuyện của cụ Nghĩa, sau đó cụ mệt và không tiếp ai cả...
     Tôi nhìn lên bầu trời đầy mây vàng mây hồng: thế là một người nữa về cõi âm. Tôi thuộc nhóm người có chút ít hiểu biết về cõi ấy, nên ít khi buồn thương quá mức khi tiễn một người nào  đó “lên cõi”. Thường thì tôi quay về bàn thờ nhờ mình, thắp nén nhang và ngẫm nghĩ vài chuyện linh tinh. Khi thắp hương cho cụ Nghĩa, tôi chợt nhớ  quyển sách của Lê Trọng Nghĩa có in ảnh cụ, nên mang cuốn  “Từ Hỏa Lò đến Bắc bộ Phủ...”, nhìn bức ảnh rồi để lên bàn thờ.
Đại tá Lê Trọng Nghĩa 1955 

... và 2014.

                                                    
                                    
     Đây là cuốn sách làm thay đổi hiểu biết của tôi về CMT8, vì sau khi đọc cuốn này, tôi mới thấy cần tìm hiểu thêm nhiều điều thú vị của cuộc cách mạng  “long trời lở đất”, mà suốt gần 70 năm, các tài liệu lịch sử chỉ kể những chuyện nhàn nhạt.
                                                                  ***