Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
- Lương y Nguyễn Thiên Tích (ST: Trần Đình Ngân)
- Đi theo lối nhỏ là lối an toàn
- Chuyện không phổ biến: “AI VỀ HẢI HẬU , CHỢ CỒN” (Tiến "gù")
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- CLB Giữa lửa truyền thống gặp mặt kỉ niệm 80 năm QĐNDVN
Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013
Giai điệu đẹp ngày chủ nhật (ST: HP)
Mời nghe Claydrman thể hiện "Wedding of Love"!
Năm ngày hấp hối của Stalin 2
Trong 1 datra của Stalin. |
Hoa được đặt trước căn nhà nơi Stalin sinh ra ở Gori ngày 05/03/2013. |
Đến ba giờ sáng, tức hơn 20 tiếng đồng hồ sau khi Stalin bị tai biến, Beria và Malenkov mới đến nơi. Ông ta có vẻ như đang ngủ, những tiếng thở dốc của ông có thể bị lầm tưởng là tiếng ngáy. Đến nỗi Beria ngỡ (hay làm ra vẻ như thế) là người ta đã quấy nhiễu ông ta vô ích. Beria quát mắng các cận vệ đang nài nỉ gọi bác sĩ… và bỏ đi, với Malenkov vạm vỡ luôn theo chân. Có thể Beria đã hiểu rằng chúa tể của Liên bang Xô Viết sẽ không qua khỏi nếu không được chạy chữa. Nhưng nếu không cố gắng cứu chữa cho Stalin thì vẫn hơn. Quyền lực đang bỏ trống, và tốt nhất nên nắm lấy. Trong những ngày tiếp theo, Beria và ba ủy viên “Bộ Chính trị cơ động” tranh luận gay gắt để phân chia quyền hành, củng cố vị trí mình và giữ cho các đối thủ tiềm năng phải đứng ngoài cuộc. Do có bốn con cá sấu trong cùng một đầm nước thì cũng đã quá đủ, các cận vệ và người hầu cận ở Kountsevo nhận lệnh
không được tiết lộ những gì đã xảy ra… và để cho đồng chí
Stalin yên ngủ.
Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
Ảnh: Hồ Xuân Hương trong tranh Bùi Xuân Phái |
Hồ Xuân Hương (1772-1822) là
nhà thơ Nôm nổi tiếng. Bà sống vào cuối thời Lê Mạt nên đã tận mắt chứng kiến
sự suy tàn của nhà nước phong kiến. Thời ấy vừa có cung vua Lê, vừa có phủ chúa
Trịnh. Năm 1782 Trịnh Sâm mất, Đặng Thị
Huệ và Huy quận công Hoàng Đình Bảo lập Trịnh Cán mới sáu tuổi lên ngôi chúa
với tước hiệu Điện Đô vương. Tuyên phi Đặng Thị Huệ nắm quyền điều khiển triều
chính giúp con khiến quân lính và nhân dân bất bình. Vào thời của bà Lê Chiêu
Thống (1765-1793) lên ngôi trị vì từ năm 1786 đến năm 1789. Thời Lê Chiêu Thống
chính sự đổ nát, lòng người ly tán, loạn thần lộng quyền, những sự kiện diễn ra
trên sân khấu chính trị đều như những trò hề. Đệ nhất gian hùng đất Bắc là
Nguyễn Hữu Chỉnh đuổi chúa, hiếp vua tự mình chuyên quyền trong chính sự. Vũ
Văn Nhậm ra Bắc diệt Nguyễn Hữu Chỉnh, rồi đến lượt Nhậm bị Nguyễn Huệ giết
chết, vua Lê bỏ kinh thành trốn thoát. Lê Chiêu Thống đã cầu viện nhà Thanh đem
quân sang đánh Quang Trung, để lại trong lịch sử một vết nhơ muôn đời không rửa
sạch. Vào thời của bà vua không ra vua, chúa không ra chúa mà quan cũng chẳng
ra quan. Đó là bối cảnh xã hội cho sự ra đời của bài thơ Vịnh cái quạt.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)