Thứ Hai, 12 tháng 3, 2012

Tản văn: Lặng lẽ buồn

Chiều chủ nhật. Sân bay Nội Bài. Mới 5g mà trời đã đổ tối. Làm xong thủ tục check in, vào ngồi ở phòng chờ. Vậy là mấy ngày lưu tại Hà Nội đã trôi qua. Được sống bên bạn bè, người thân cùng những câu chuyện vui và những tiếng cười. Nay lại về với thành phố nơi đang sống.
Trên loa giọng phát thanh viên mời hành khách bay chuyến... tầu... hãng hàng không... tới cửa số..., ra tầu. Theo đường dẫn, tới cầu thang xuống sân đỗ, thấy trời đã tối sầm. Đèn vàng trên xe, tầu nhấp nháy. Trời vẫn lạnh, ra sân thấy gió còn mạnh hơn. Một cảm giác buồn dâng lên. Vậy là lại phải xa thành phố tuổi thơ, xa bạn bè, xa người thân...
Sau 2g bay, hạ cánh xuống Tân Sơn Nhất. Vừa ra tới cửa tầu thấy nóng quá. Bao nhiều áo phao, áo gió cởi ra xách tay. Chả còn cái cảm giác lạnh của mùa đông Hà Nội. Chợt hỏi, ngày nào mới trở ra?

Sự thật của cuộc sống chúng ta (ST: HB)



Vòng đời - xem cận cảnh! Life cycle - watch closely



 

Truyện ngắn "Giấc mơ Nàng tiên cá" - được chia sẻ và gửi qua Đoàn Phú Hòa

Lời tựa: Truyện ngắn này là nỗi ám ảnh khi mình gặp một bé gái sắp phải buộc cả quãng đời phía trước vào chiếc xe lăn cách đây vài năm. Là tình thương yêu dành cho bé Nấm - con trai một nhà báo ở Quảng Nam mới qua đời vì bạo bệnh. Là sự chia sẻ với những bà mẹ hàng ngày đưa con đến lớp học. Hy vọng mà chị Anh Thơ - thành viên của nhóm "Vì ta cần nhau" có tham gia giảng dạy tình nguyện.

Giáo dục quốc phòng ở ta – một sự lãng phí lớn (Quang Việt k2)


BT5 sẽ chuyển bài này tới anh Hà Văn Công, Vụ trưởng Vụ Giáo dục an ninh, quốc phòng, Bộ GD&ĐT. Cảm ơn anh Quang Việt!


Sáng nay ngồi nói chuyện với một cháu sinh viên năm thứ 2 đại học Phương Đông. Cháu bảo là mới đi tập quân sự một tháng về. Tập ở Xuân hòa. Trên đó có Trung tâm Giáo dục Quốc phòng an ninh thuộc 2 cơ quan: Bộ QP và Bộ GD-ĐT. Cháu cung cấp một số thông tin sau: 
1.     Tất cả các sinh viên đều phải có Chứng chỉ GDQP mới được tốt nghiệp (điều này là rất cần thiết vì nước mình suốt ngày bị ngoại bang dòm ngó, toàn dân phải luôn sẵn sàng đánh giặc).

Bữa cơm của Khổng Tử (ST: Đạt)



Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là 2 học trò yêu của Khổng Tử.

Trong thời Đông Chu , chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ. Thầy trò Khổng Tử cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và cũng có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng.

Thân phận liền ông (ST: Thủy k42)

                                               
Ngồi buồn kiếm chuyện nói chơi
Nhất vợ nhì trời là chuyện tự nhiên

Người Tàu (Nguyễn Hưng Quốc)

Trước đây, trong bài viết về chuyến đi Hàn Quốc vào cuối tháng 9 năm 2011, tôi có nêu nhận xét về tính cách của người Hàn Quốc qua hiện tượng lặng lẽ xếp hàng cả tiếng đồng hồ trước giờ lên máy bay.  Vừa rồi, trong chuyến bay từ Bangkok đến Bắc Kinh, tôi thấy một hiện tượng khác hẳn. Khi đến phòng đợi, tôi đã thấy rất đông người ngồi la liệt trên ghế hoặc dưới đất nói chuyện ồn ã hoặc ăn uống nhồm nhoàm. Hầu hết là người Trung Quốc. Nét nổi bật nhất là cường độ âm thanh trong giọng nói của họ. Hiếm khi tôi thấy cảnh nào ồn ào đến như vậy. Tôi muốn mở laptop ra để đọc hay viết một cái gì đó nhưng không có cách gì tập trung được.
Hình: Reuters

"Song From A Secret Garden" (ST: Ng.Thu)

Song From A Secret Garden  là bài hát cũng là  tên của bộ phim nói về
1 cậu bé bị câm và mồ côi mẹ. Sau khi mẹ của cậu bé chết đi, ông bố
của cậu bé đã nhốt cậu vào một căn phòng trong nhà. Đó là chính là
những ngày tháng đau khổ nhất của cậu bé, cậu phải sống cuộc sống
không có tự do, tuổi thơ của cậu bị nhấn chìm trong bóng tối. Để rồi
một ngày kia, từ đâu đó phía sau căn nhà bỗng vang lên những giai điệu
buồn (chính là bản nhạc mà bạn sẽ được nghe ngay sau lời giới thiệu
đây) và với một sức mạnh vô hình cậu bé đã thoát ra được căn phòng ấy
rồi đi theo tiếng nhạc.

Dennis Hope, kẻ bán mặt trăng (Nguồn: Việt báo, ST: QV)


Nếu sống lại, thi sĩ Hàn Mặc Tử hẳn sẽ ngạc nhiên vô cùng khi "lời rao" thuở nào của ông được hưởng ứng. Vâng, có một người Mỹ đã trở thành triệu phú bằng hình thức kinh doanh "ai mua trăng tôi bán trăng cho".
Nếu gọi hình thức kinh doanh của Dennis Hope là điên rồ thì đó là một sự điên rồ được tính toán chặt chẽ. Câu chuyện này cũng cho thấy kỹ năng làm giàu siêu hạng của người Mỹ, họ có thể kiếm tiền từ những thứ mà họ chưa bao giờ chạm tay tới.