Tháng
8 năm 1978, nửa năm trước Mười bảy tháng
hai, một hôm, Học viện Quân sự cấp cao (nay là Học viện Quốc phòng) tiếp được
thông báo từ Văn phòng Trung ương Đảng: Tổng Bí thư Lê Duẩn sẽ xuống thăm và
làm việc với đơn vị, yêu cầu Học viện chuẩn bị và đề xuất nội dung cần thiết
cho buổi làm việc đó. Quá quan trọng! Không chỉ bởi đây là lần đầu tiên người đứng
đầu Đảng đến thăm kể từ khi Học viện được thành lập. Người ta lập tức gửi lên Tổng
Bí thư một báo cáo dày dặn về mọi mặt công tác cùng những kiến nghị, câu hỏi
mong được ông giải đáp.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- 7 triệu chứng không ngờ của bệnh tim (ST: ĐB)
- HN cũng đang chuyển mình?
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ qua chuyến đi đầu tiên (2)
- Tùy bút: Nhìn lại nước Mỹ... (4)
- Bạn có kỉ niệm gì nhân 30/4 năm nay? (KQ)
- Nguyễn Duy Đảo với tôi đầy ắp những kỉ niệm (Kiến Quốc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Tin vui về mộ phần 2 bạn Nguyễn Văn Hòa, Hoàng Châu Linh
Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014
Bài viết về Chiến tranh biên giới 1979 của 1 bạn Trỗi
Những hình ảnh cảm động, đáng phải suy nghĩ
Mời vào blog Lư Sơn, Quế Lâm!
TẠI SAO ??? (CCB Kiên Cường 98)
Dẫu họ đi sau... vẫn luôn là Đồng đội!
Bởi cùng chung nhiệm vụ chống quân thù
Họ nằm xuống... nhưng ngàn thu không thể
Dễ quên đi... xương máu đổ vì ai?!
35 năm đâu phải đã dài?
Vẫn còn đó... chẳng nguôi ngoai uất hận
Suối dải biên cương những đào cùng mận
Nhuốm đỏ màu máu của Đồng đội tôi
Họ ngã xuống nơi đây...
từ khắp muôn nơi
Để gìn giữ chủ quyền cho Tổ quốc
Có lẽ nào, Tôi và những người đi trước
Cũng chống ngoại xâm lại được vinh danh?
Còn Đồng đội tôi sao lại... Vô danh?
Không tưởng niệm cũng chẳng hề hương khói... !?
Nghĩ mà thấy tim mình buốt nhói
Đồng đội ơi, sao vậy?... Tại sao?
Viết vội trưa nay 17/2/2014, ngay dưới chân tượng Vua Lý Thái Tổ ở Bờ Hồ.
Đúng ngày này 35 năm trước, quân TQ đã hèn hạ tấn công suốt dải biên giới phía Bắc.
Bởi cùng chung nhiệm vụ chống quân thù
Họ nằm xuống... nhưng ngàn thu không thể
Dễ quên đi... xương máu đổ vì ai?!
35 năm đâu phải đã dài?
Vẫn còn đó... chẳng nguôi ngoai uất hận
Suối dải biên cương những đào cùng mận
Nhuốm đỏ màu máu của Đồng đội tôi
Họ ngã xuống nơi đây...
từ khắp muôn nơi
Để gìn giữ chủ quyền cho Tổ quốc
Có lẽ nào, Tôi và những người đi trước
Cũng chống ngoại xâm lại được vinh danh?
Còn Đồng đội tôi sao lại... Vô danh?
Không tưởng niệm cũng chẳng hề hương khói... !?
Nghĩ mà thấy tim mình buốt nhói
Đồng đội ơi, sao vậy?... Tại sao?
Viết vội trưa nay 17/2/2014, ngay dưới chân tượng Vua Lý Thái Tổ ở Bờ Hồ.
Đúng ngày này 35 năm trước, quân TQ đã hèn hạ tấn công suốt dải biên giới phía Bắc.
PHÚT BI TRÁNG Ở PÒ HÈN, 17-2-1979 (Ngọc Uyên – Thế Giới Mới)
TƯỞNG NIỆM CHIẾN TRANH VIỆT – TRUNG 1979
Ngọc UyênTheo Thế Giới MớiĐồn biên phòng Pò Hèn hay còn gọi là đồn 209 thuộc xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái (Quảng Ninh) đã chứng kiến một trận chiến đấu bất khuất. Ở đó, đồn phó Đỗ Sỹ Họa và cô mậu dịch viên Hoàng Thị Hồng Chiêm cùng hầu hết những người lính đã hy sinh trong tư thế hiên ngang, không lùi bước.
Bài 1: Biên giới, hồi ức 35 năm (Đào Tuấn)
Tháng 2 năm nay, những cây đào Tổng Chúp, Hưng Đạo, Cao Bằng bỗng dưng đỏ loét trong cái nắng trái mùa. Trên đồn biên phòng Pha Long, Lào Cai, thật lạ, chỉ duy nhất một gốc đào đơm hoa. Còn ở pháo đài Đồng Đăng, Lạng Sơn, những cây đào khoe sắc vô duyên bên nền đá xám xịt và lau lách tùm lum của một pháo đài hoang phế đã đi vào quên lãng.
Một số phận
Trong ngôi nhà nhỏ ở dốc cầu Nà Rụa, phường Tân An, Cao Bằng, bà Nguyễn Thị Quỳ cũng có một cành đào nhỏ trước ban thờ chồng, người 35 năm trước bất đắc dĩ trở thành “tù binh chiến tranh”.
Câu chuyện liên tục ngắt quãng khi đôi vai của người phụ nữ nhỏ nhắn run lên bần bật trước những hồi ức từ 35 năm trước. Chiến tranh đã lấy đi của bà một đứa con. Và sau 35 năm, vết thương ấy chưa bao giờ lành khi hàng đêm, hình ảnh đứa nhỏ tím tái chết trong mưa lạnh vẫn ùa về như một nỗi kinh hoàng không bao giờ phai nhạt.
Người đàn bà bán ve chai và tấm lòng
Người đàn bà bán ve chai vô danh ấy, có lẽ chẳng bao giờ hình dung ra những con số dài dằng dặc để ghi lại số tiền đã hóa hơi trong những đại án tham nhũng đang làm nghèo đất nước. Càng không bao giờ biết đến chuyện, để chạy chức và chạy án, các quan chức ngày nay xách đến nhà nhau hàng vali tiền mà người nghèo có đếm cả đời cũng không hết.
Tôi cứ nghĩ mãi về một bức ảnh được lan truyền trên mạng xã hội facebook mấy ngày nay khiến cộng đồng mạng xôn xao, xúc động. Bức ảnh chụp một người đàn bà với khuôn mặt đen sạm, nghèo khổ, trước mặt chị là một bao gạo và chai dầu ăn.
Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội Facebook.
Chủ nhân bức ảnh chú thích: “Bức ảnh này chụp vào trưa ngày 13/01/2014 tại quán cơm chay Thiên Phước 5000 đồng, địa chỉ 62 Nguyễn Chí Thanh, Phường 16, Quận 11 (TP.HCM). Một người đàn bà bán ve chai bước vào quán với bao gạo và chai dầu ăn. Chị mang ơn quán cơm này vì đã cứu chị rất nhiều bữa đói. Chị nghèo khó nhưng không quên ơn, gom góp từng đồng, cuối năm, chị dành mua 1 bao gạo và 1 chai dầu tặng lại quán để có thể giúp thêm những người khốn khó khác”.
CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
Những năm tháng chiến tranh, khi hai miền Nam – Bắc còn chia cắt, thế hệ
học sinh, thiếu niên miền Bắc chúng tôi đã có thời gian dài cùng sống, sinh
hoạt, học tập với nhiều bạn bè là con, em của các gia đình cán bộ, bộ đội miền
Nam tập kết ra Bắc. Bài viết dưới đây kết hợp tư liệu lịch sử với lời kể của
anh Hồ Văn Phúc, bạn tôi, cũng là một học sinh miền Nam tập kết năm 1955.
Theo
như tôi biết, danh từ TẬP KẾT ra đời vào cuối năm 1954, để chỉ cuộc di chuyển
khổng lồ của hàng vạn bộ đội cách mạng, cán bộ kháng chiến và thân nhân của họ
từ phía Nam vĩ tuyến 17 (Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) ra phía Bắc, thực hiện nội
dung của Hiệp định Gienève về đình chiến, lập lại hòa bình trên bán đảo Đông
Dương và Việt Nam. Theo số liệu lưu trữ của Chính phủ
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tính đến cuối năm
1956: Tổng số cán bộ, bộ đội, học sinh, gia đình cán bộ và đồng bào miền Nam tập kết ra
Bắc là 182.046 người. Sau này, trong suốt cuộc chiến tranh giải phóng,
còn nhiều đợt tập kết qui mô nhỏ nữa được tiến hành, chủ yếu là để đưa các cháu
là con, em cán bộ miền Nam ra Bắc để bồi dưỡng và học tập.
9 thực phẩm giúp giảm huyết áp (ST: KC)
Huyết áp cao được coi như “kẻ giết người thầm lặng”. Nếu bạn có nguy cơ hoặc đang điều trị cao huyết áp, hãy sử dụng những thực phẩm dưới đây.
Thêm chú thích |
Quả kiwi
Quả kiwi chứa nhiều chất Lutein, một loại chất chống oxy hóa rất tốt. Vì vậy, những người huyết áp cao ăn 3 quả kiwi mỗi ngày sẽ có hiệu quả rất rõ rệt.
Dưa hấu
Theo một nghiên cứu mới của các nhà thực phẩm học từ ĐH Bang Florida(Mỹ), dưa hấu là vũ khí tự nhiên hữu hiệu chống lại hiện tượng tiền cao huyết áp, tiền thân bệnh tim mạch. Chúng là nguồn thực phẩm tự nhiên giàu L-citruline - một amino axit thiết yếu cần cho sự hình thành oxide nitric giúp điều hòa nhịp tim và huyết áp khỏe mạnh. Ngoài lợi ích tim mạch của citrulline, dưa hấu cũng cung cấp nhiều vitamin A, B6, C, chất xơ, kali và lycopene (chất chống oxy hóa mạnh).
Việt Nam sẽ thay súng Kalashnikov bằng Galil (ST: ĐB)
Galil ACE 31
Photo: IWI
Вьетнам заменит автоматы Калашникова на Galil
Bộ Quốc phòng Việt Nam dự định sẽ thay thế súng Kalashnikovhiện đang sử dụng bằng IWI Galil của Israel, "Interfax" dẫn theo kênh truyền hình QPVN của Việt Nam đưa tin. Dự kiến, trong thời gian tới tại quốc gia châu Á này sẽ mở nhà máy sản xuất súng Galil ACE và ACE 31 32 cỡ 7,62 mm. Nhà máy đượcxây dựng bởi công ty Israel Weapon Industries.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)