Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

ÔNG THỢ CẠO (Đào Duy)

Khi tôi viết câu chuyện này thì nhân vật mà tôi sắp kể với các bạn đã là người thiên cổ từ lâu, thậm chí đã rất lâu rồi. Câu chuyện về kỷ niệm tuổi thơ tôi vào những năm 60 của thế kỷ trước.
Hồi đó, trong khu gia đình chúng tôi bọn trẻ lít nhít cỡ tuổi tôi có khoảng hơn chục đứa. Còn khu phía bên kia đường thì đông lắm tôi không nhớ hết. Có thể do “mải” trận mạc mà các phụ huynh của chúng tôi sau hòa bình mới có thời gian gần vợ, gần con nên “tranh thủ” chăng? vì nếu không  thì làm sao lũ trẻ trong khu tôi sàn sàn cỡ tuổi sinh năm 1954; 55; 56; 57 đông thế?
Hai khu gia đình tuy cách biệt, đối diện nhau qua một con phố nhưng do cùng gia cảnh và lứa tuổi nên bọn chúng tôi cả trai lẫn gái chơi với nhau rất thân. Thân tới mức khi bọn con trai chúng tôi đá bóng với lũ trẻ ở khu công nhân bên cạnh. Lắm khi thiếu người chúng tôi buộc phải huy động cả mấy “thị tẹt” trong khu bắt vào làm hậu vệ hoặc giữ gôn.
Ấm ứ một hồi rồi các “nàng” cũng xắn quần tham gia vì “màu cờ sắc áo” của đội nhà và nể tình bạn hữu, anh em. Chúng tôi thân nhau tới mức ấy.

Vụ thảm sát Katyn – đâu là nguyên nhân?


Ngọc Phương 

(Tiếp theo)

6 – Những cố gắng ngăn chặn cuộc chiến tranh ở ngay trước mặt

Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.
Bản đồ vùng Silésie

Ngày 7 tháng Mười một năm 1938, bí thư thứ ba sứ quán Đức tại Paris Ernst Von Rath bị Herschel Grynspan một người Đức Do thái gốc Balan ám sát chết. Sự kiện này chính là cái cớ cho làn sóng bài Do thái và sau đó là thái độ thù địch với Balan ở nước Đức.

Sau hội nghị Munich, Liên Xô hết sức chống đối Pháp (có tin đồn rằng chính Liên Xô đã ủy quyền cho Daladier đại diện tại Hội nghị, nhưng tờ Pravda đã đưa ra cải chính tin đồn này). Liên Xô cho rằng Pháp đã quá tệ bạc và bội ước. Liên Xô đang làm cho người ta tin rằng, chính họ chứ không có ai cả, tin vào các biện pháp an ninh tập thể đã được vạch ra trước đó mấy năm bởi một người Pháp (Thủ tướng thứ 78 của nền Cộng hòa, Louis Barthou).

Những bức ảnh nuôi dưỡng tâm hồn (ST: KC)

Mxmop cho rằng những bức ảnh dưới đây đáng được lưu giữ vì chúng truyền sức mạnh, niềm tin cho con người.


p1-jpg-1351995821-1351996593_500x0.jpg
"Đứng trên bờ vực ước có cá không bằng trở về đan lưới" (Ý trong Đổng Trọng Thư truyện. Đổng Trọng Thư là nhà triết học duy tâm thời Tây Hán, là đại diện tiêu biểu của Nho học). Bức ảnh nhắc người xem cố gắng biến ước mơ thành hiện thực. Tác giả: No Budgεt.