Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

ĐẤT ƠI ! (Huỳnh Úc)

Viết tặng bà con nông dân Văn Giang, Hưng Yên

Đêm nay ta thức cùng với đất
Ngàn con người, một nỗi đau
Đốt lửa ngồi sát bên nhau
Bất lực cô đơn, trên tay không tấc sắt
Chống lại bạo quyền ta không có gì hơn,
Dang cánh tay ta ôm lấy đất
Muốn khóc mà không còn nước mắt.
Đất ơi!

Hồn thiêng cha ông gửi đó bao đời
Nay ruộng mật bờ xôi sắp mất
Đêm cuối cùng ta ngồi với đất
Hãy nghe trái tim ta thổn thức:
Đất ơi!


30/4, ngày này 37 năm trước, bạn ở đâu? (KQ)

Còn ngót tuần nữa là đến ngày trọng đại - Thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.
Ngày ấy bạn ở đâu? làm gì? Cùng kể nhau nghe!
Lê Chí Hòa, Hoàng Sơn k3 và tác giả trước hệ thống anten của đài Tropo Sơn Trà.

... Trưa 30/4/1975, sau chuyến vượt đèo Hải Vân, con đèo dài nhất VN, chiếc Zil "khơ" do tài Thắng điều khiển chở chúng tôi dừng trước cổng Sân bay quân sự Đà Nẵng. Đà Nẵng vừa được giải phóng từ mấy ngày trước, chế độ Quân quản áp dụng, cổng hạ barie kiểm soát mọi xe ra vào.
Đoàn Khai thác hệ thống viễn thông của Mỹ-ngụ do thượng úy Lê Khôi (Chủ nhiệm bộ môn Hữu tuyến, Đại học KTQS) dẫn đầu, chờ làm thủ tục vào sân bay, nơi có đại bản doanh của Bộ chỉ huy Quân quản Đà Nẵng.


Một bài khác phân tích "Chiếc lá cuối cùng" (ST: Mý)


Ai đã từng đọc những truyện ngắn của nhà văn người Mĩ O’Hen-ri (1862 – 1910) hẳn sẽ cảm nhận một điều: từ hiện thực cuộc sống đầy rẫy những bất công vô lý, đem đến bao bất hạnh cho những cuộc đời nghèo khổ, nhà văn luôn khơi dậy được vẻ đẹp tâm hồn những con người ấy qua những tình huống truyện bất ngờ, cảm động. Chiếc lá cuối cùng là một truyện ngắn xuất sắc của nhà văn ắp tràn tình thương yêu và niềm tin với con người, một bức thông điệp khẳng định sứ mạng và sức mạnh của nghệ thuật chân chính.

Nếu Tổ quốc... (Nguyễn Việt Chiến)

Nếu Tổ quốc đang bão giông từ biển
Có một phần máu thịt ở Hoàng Sa
Ngàn năm trước con theo cha xuống biển
Mẹ lên rừng thương nhớ mãi Trường Sa
Đất Tổ quốc khi chập chờn bóng giặc
Các con nằm thao thức phía Trường Sơn
Biển Tổ quốc chưa một ngày yên ả
Biển cần lao như áo mẹ bạc sờn

Học khoan cọc nhồi 2 (KQ)

Thế nào là công nghệ khoan cọc nhồi?
Trước hết phải xin lỗi ông Toàn Thắng vì đã bốc phét qua mặt!
Các công trình cao tầng, nhất là ở vùng đất yếu phải làm nền móng thật kĩ, nếu không sẽ nghiêng, đổ; nhất là vùng ven SG (các quận 7, 8, 9, 11, 12, Nhà Bè…). Mà gia cố nền móng có nhiều biện pháp: làm móng băng, đóng cọc, ép cọc, khoan cọc nhồi… dựa trên nguyên tắc: phải đủ tải cho công trình (tính đến tải động: gió, bão, động đất, rung động do các phương tiện xe cộ chạy qua…).
Để có thiết kế chính xác buộc phải khoan khảo sát địa chất, nhất là với công trình lớn. Còn với nhà dân có thể khoan “2 trong 1”, sau mũi khoan đầu tiên là có thể có số liệu địa chất khu vực.