Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Tưởng nhớ Gạc Ma (Quang Việt)


Đã  qua 17 tháng Hai,
Cái ngày ông “bạn vàng” nổ súng
Xâm lược Việt nam, mà lớn mồm kêu là “tự vệ”,
Rùm beng bày trò ”kỷ niệm””đặt vòng hoa”...
Rõ là “vừa ăn cướp, vừa la”.

Sắp đến ngày 14 tháng Ba,
Cái ngày cách 25 năm về trước ,
Sáu tư người con Đất Việt ở Trường Sa,
Đứng hiên ngang dưới cờ Tổ quốc,
Chỉ tay không, giữa mênh mông trời, nước,
Quyết giữ từng tấc đất cha ông.
Máu các anh đã hòa nước Biển Đông,
Thành muôn sóng, dựng thành, ngăn lũ giặc.

Bà mẹ quê (ST: Thu Thủy H42)


Tình mẹ là một tình cảm vô cùng thiêng liêng và cao quý. Tất cả mọi người mẹ trên cõi đời này đều thương yêu con của mình, đấy là bản tính, là thiên tư của người phụ nữ. Chính nhờ tình thương của mẹ mà người con được lớn lên, được trưởng thành.
Vườn rau, vườn rau xanh ngắt một mầu
Có đàn, có đàn gà con nương náu
Mẹ quê, mẹ quê vất vất vả trăm chiều
Nuôi đàn, nuôi một đàn con chắt chiu
Bà bà mẹ quê !
Gà gáy trên đầu ngọn tre
Bà bà mẹ quê! Chợ sớm đi chưa thấy về
Chờ nụ cười con, và đồng quà ngon.
Trời mưa, trời mưa ướt áo mẹ già
Mưa nhiều, mưa nhiều càng tươi bông lúa
Trời soi, trời soi bốc khói sân nhà
Nắng nhiều nắng nhiều thì phơi lúa ra
Bà bà mẹ quê ! Đêm sớm không nề hà chi
Bà bà mẹ quê ! Ngày tháng không ao ước gì
Nhỏ giọt mồ hôi, vì đời trẻ vui.
Miệng khô, miệng khô nhớ bát nước đầy
Nhớ bà, nhớ bà mẹ quê xưa ấy
Mùa đông, mùa đông manh chiếu thân gầy...
  Hình ảnh mẹ quê luôn gắn với lam lũ và khó nghèo. Mẹ quê luôn chắt chiu dành dụm để nuôi con khôn lớn. Mẹ quê như dòng sông rộng luôn dang tay nhận về mình những dòng nước dữ dằn mỗi mùa lũ mưa. 
Thế nhưng, những người phụ nữ vất vả, quẩn quanh với ruộng vườn bếp núc ấy lại lưu giữ biết bao nhiêu lời hay ý đẹp, bao câu ca dao tục ngữ với những triết lý sâu xa về cách đối nhân xử thế ở đời.
Mẹ quê giản dị như những bảo tàng sống về đức hy sinh, sự chịu đựng và lòng nhân hậu để cho lớp lớp cháu con soi vào.
Mời các bạn cùng cảm nhận hình ảnh người mẹ qua ca khúc “Bà mẹ quê”.

VÈ BỘ TRƯỞNG


Nghe dân hát về các ông quan nhà ta:
Vè vẻ vè ve
Nghe vè bộ trưởng
Đầu tiên cứ tưởng
Có nhiều chuyện hay
Không ngờ hôm nay

Ngọn gió đã đổi.

Lý Quang Diệu: cảnh giác TQ !!! (ST)


!
Ông Lý Quang Diệu: “Hãy cảnh giác với Trung Quốc!”
"Singapore không tin vào một Trung Quốc 'hiền hòa' và tôi nghĩ rằng các nước khác như Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand hay Việt Nam cũng đều không tin", cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu khẳng định.
Cựu Thủ tướng Singapore Lý Quang Diệu, người đã nghỉ hưu nhưng hiện vẫn đang là một trong những chính trị gia có tầm ảnh hưởng lớn ở châu Á vừa cho xuất bản một cuốn sách với nội dung bày tỏ một sự lo ngại đối với sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Dư âm 8 tháng 3 (Quang Việt)


Ngày 8/3 đã trôi qua. Rất nhiều hoa, nhiều món quà đã được tặng. Nhưng có lẽ món quà ý nghĩa nhất, mang lại nhiều niềm vui nhất cho các bà mẹ trong ngày này và trong suốt cuộc đời là sự trưởng thành và cuộc sống hạnh phúc của những đứa con. Dù con đã ở tuổi nào thì người mẹ vẫn cứ đau đáu lo cho con. Lo cho con chưa xong thì lại lo đến cháu, rồi cả đến chắt. Còn những đứa con, chúng nghĩ về mẹ như thế nào?
Cô giáo chủ nhiệm lớp cu Bình (cháu tôi, cậu bé bị K xương, bị cắt mất một chân mà tôi đã có dịp nói tới) đã có sáng kiến thế này: Cô bảo 58 học sinh trong lớp hãy viết về mẹ của mình nhân ngày 8/3. Và ác em đã viết, viết rất thật với tất cả sự ngây thơ trong trắng của con trẻ về những người mẹ của chúng. Chúng nộp bài viết cho cô, cô che tên chúng và phô-tô đóng thành 58 bộ gửi cho 58 bà mẹ với mục đích để họ hiểu thêm về con trẻ. Đọc những bài viết đó, tôi thực sự xúc động trước những tình cảm chân thành của lũ trẻ con đối với mẹ và sự ngây thơ trong trắng của chúng. Tôi cũng rất kính nể cách trình bầy, văn phong mạch lạc của lũ trẻ. Từng làm thầy, nhiều khi tôi đã rất khó chịu khi phải đọc những đồ án tốt nghiệp, những luận văn cao học, thậm chí những luận án tiến sỹ mà trong đó có đầy rẫy những sai phạm về ngữ pháp và chính tả. Có một lần, tôi hỏi một học viên cao học:” Sao em lại chấm câu ở đây?” và nhận được câu trả lời vô tư đến không ngờ:”Em thấy câu ấy nó dài quá.”  Vậy là cứ thấy dài là ngắt, bất chấp đúng sai! Ngay trên báo chí chính thống của ta cũng có thể tìm được những lỗi ngữ pháp, chính tả không đáng có. Vậy mà lũ trẻ học lớp bẩy lại viết được một cách mạch lạc, lưu loát đến vậy. Thật đáng nể. Tôi nghĩ có lẽ không chỉ riêng các bà mẹ, mà cả các ông bố, đọc những bài viết này cũng rất hữu ích, và hữu ích không chỉ trong việc điều chỉnh hành vi ứng xử với con cái, mà hữu ích cho cả việc tu dưỡng tâm tính của chính mình. Xin chia sẻ cùng các bạn một số bài viết của các cháu.
(Muốn đọc lớn, hãy nháy vào hình). 



(còn tiếp)