Thứ Năm, 24 tháng 3, 2011

Giới thiệu các "hảo thủ" của báo tường BT5

BT5 xin lần lượt giới thiệu các tay bút thường viết bài. Đây là "loạt đầu". 
Lảo sư Trọng
 1. Thầy giáo Phạm Đình Trọng, hiện nay sống tại Yên Thế, sân bay TSN, TPHCM. Viết cho các báo (QĐND, SGGP...). Nhà thầy mở Cafe vườn, nhưng bạn Trỗi đến luôn có R để uống. Rất yêu quý trò Trỗi. Dịch thuật thì thôi rồi!


Bác Trần Kháng Chiến

2. Huynh trưởng Trần Kháng Chiến, dân Quế Lâm thế hệ 1953-57. Sống tại Trần Não, Q2, TPHCM. Làm việc tại Hội Hữu nghị Việt - Trung TPHCM. Tiếng Hoa, tiếng Nga dùng như tiếng mẹ đẻ.


Cao "tư lệnh"

3. Cao Cẩm Quỳ, cựu học sinh Y Trung. Sống tại Phật Sơn, Quảng Đông, TQ. Thường đi về Quế Lâm. Là cầu nối của trường ta với Y Trung, ĐHSPQT, Liên hiệp các tổ chức Hữu nghị Quảng Tây... Đọc sách tiếng Việt hiểu 80%, viết được, nói chậm nhưng nghe hiểu (tự học suốt từ 1967 đến nay).

Đỗ Quang Việt 

4. Đỗ Quang Việt, k2 Trỗi. Sống tại HN. Nghỉ hưu nhưng cùng con gái mở trường đào tạo tiếng Anh Online, chất lượng cao. Dí dỏm. Ngoại ngữ: Nga, Anh và "bập bẹ" tiếng Hoa.


Phan "lang" trưởng phệ
5. Phan Nam. Nghề nghiệp: Cơ khí chính xác ngành Dược (nhưng chỉ chế máy chứ không bán thuốc gia cao). Sống tại Yên Thế, sân bay TSN. Chi nhánh ở Củ Chi nuôi nhiều lợn mọi. Mong các bạn đến "phá kho thóc".

...

 

Website Y Trung: "CÁC BẠN VN VỀ THĂM LẠI TRƯỜNG CŨ"

Trên trang web có bài và ảnh của Hứa Kiên, đề ngày 31-5-2010.
Thầy Phạm Đình Trọng đã dịch và gửi bài cho BT5. Xin trân trọng giới thiệu!

Ngày 28-5-2010, một đoàn đại biểu trường TSQ NVT và các bạn VN gồm 40 người cùng Cục trưởng Cục Giáo dục Trương Bình, Cục phó Tra Quân Tài đến thăm trường Y-trung. Các đ/c Hiệu trưởng Mã Kinh, Bí thư Đảng ủy Phan Mẫn, nguyên Hiệu trưởng Tiêu Tuấn Lâm và cán bộ học sinh nhà trường đã nồng nhiệt, thân tình chào đón.
Trường TSQ NVT của VN và trường Y-trung chúng ta có mối thâm giao từ 40 năm trước. Giữa thập niên 60 của thế kỷ XX, chính trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân VN, nhân dân TQ đã giành cho nhân dân VN sự chi viện lớn lao. Quế Lâm là hậu phương chiến lược lớn của nhân dân VN trong cuộc k/c chống Mỹ.

Ngã 3 và tổ xe ôm xóm tôi

Tổ gồm dăm sáu người. Anh nào anh nấy mặt đen sì vì phơi nắng, phơi gió suốt ngày. Trung “con” - ngoan, ai cần gì là giúp, xưa vá xe, nay chạy xe. Vợ nhỏ nhắn, xinh xinh, xưa đứng xe thuốc lá, sau nghe như chuyển nghề “hụi” hay "thư kí đề". Chả hiểu có được không nhưng chồng vẫn chạy xe.

Điều ngàn năm... (Nguyễn Cẩn - tiếp)

Chúng ta thử đi sâu vào phân tích một vài thói hư tật xấu trong danh sách nói trên xem lý do nào mà những người được phỏng vấn lại cho rằng đấy là những thói hư hàng đầu của người Việt Nam hôm nay:
a. Lối sống vụ lợi, hám tiến
Có thể nói rằng đấy là thói hư muôn đời của con người chăng? Như Phật dạy, không ngọn lửa nào nóng hơn lửa tham. Shakespeare cũng diễn tả trong “Romeo và Juliet”. Lúc Rome đi mua thuốc độc, khi gã bán thuốc độc đưa thuốc độc cho Romeo và nói :” Thưa ngài, thuốc độc đây!” thì Romeo chỉ vào gói tiền chàng đang cầm và trả lời, “Không, đây mới chính là thuốc độc”.
Cụ Nguyễn Khuyến khi bình về Truyện Kiều đã chẳng hóm hỉnh nhận xét:
"Có tiền việc ấy mà xong nhỉ?
Đời trước làm quan cũng thế a?”

Ký sự - Bắc Hàn du kí 2 (ST: Đạt)

Do đt nước Triu Tiên đang b cm vn toàn din nên xe c rt nghèo nàn. Dân cư là công chc thì đi li bng tàu đin hoc tàu đin ngm. Ph xá rng rãi nhưng rt ít xe, ch yếu là nhng xe đi cũ ca Nht, TQ. Tuy nhiên, cũng xut hin c nhng xe buýt 2 tng đi mi. Nói chung là xe c như lu thp cm. Cả nhng chiếc xe đin bánh lốp chy t nhng năm 60-70. Giá vé xe đin cc r, gn như bao cp. Đi ra ch cóc gn khu ngoi giao đoàn mua 200 won được 3 bìa đu, thì giá vé 1 lượt là 5-10 won. Như vy, 3 bìa đu ph đi được 20 ln.