Chủ Nhật, 24 tháng 6, 2012

Giỗ đầu anh Phạm Nguyễn

Ban thờ ở nhà.
Đầu tuần, Kháng Trường điện thoại nhờ mời 1 số bạn Trỗi đến dự giỗ đầu anh trai. Biết nhà không thật rộng nên chỉ báo vài bạn. Có việc đến muộn nên chỉ gặp anh Tất Tuấn k3, Công Trường k5 cùng họ hàng, bạn bè  nhà anh Nguyễn. Anh Ba Hưng đến thắp hương rồi về ngay.
Vậy là anh Nguyễn đi đã tròn 1 năm.







Khánh Ly: Đa đoan một kiếp cầm ca (ST: Đạt)

Khánh Ly hát hay, Khánh Ly nổi tiếng, nhưng cuộc đời thì sao? Câu trả lời là: Tài hoa cũng lắm, đa đoan cũng nhiều! Tài hoa thì do  thiên phú. Còn đa đoan thì hầu như do Khánh Ly chọn lựa.                

Khánh Ly là nghệ danh được ghép từ tên của hai nhân vật lừng lẫy trong truyện "Đông Chu Liệt Quốc": Khánh Kỵ và Yêu Ly. Nhưng xem ra, cách sống và xử sự của Khánh  Ly chẳng giống chút nào với hai con người khí khái  này.

Chào đời tại Hà Nội vào năm đói Ất Dậu (1945), tên cúng cơm của Khánh Ly là Nguyễn Thị Lệ Mai, bạn bè  thương gọi là "Mai Đen". Được trời ban cho một chất giọng đặc  biệt, 9 tuổi Khánh Ly đã bước lên sân khấu tham gia một cuộc thi   ca hát với ca khúc "Ngây thơ", nhưng chẳng nhận được một thứ  hạng đáng kể nào cả. Năm 1956, sau khi theo gia đình vào định cư tại Đà Lạt, Khánh Ly đã tham gia cuộc thi hát nhi đồng, do Đài  phát thanh Pháp Á tổ chức tại Sài Gòn. Với nhạc phẩm "Ngày trở  về" của Phạm Duy, Khánh Ly đoạt được giải nhì. Mãi đến năm 1962,  Khánh Ly mới thật sự bước vào đời ca hát chuyên nghiệp tại phòng    trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện, Sài Gòn. Chưa có tiếng tăm gì,   khó cạnh tranh, chỉ một thời gian ngắn, Khánh Ly phải quay về Đà Lạt hát cho một vài hộp đêm tại đó.