Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

Nhật ký hành trình: Về lại Quế Lâm

7g sáng, gọi điện cho thầy Thăng. Biết tin xe đã qua Đồng Mỏ. Vậy là chả mấy là đến Lạng Sơn. Bảy thành viên trong đoàn mạnh khỏe. Báo tin chị Niệm có thể đón đoàn tại cửa khẩu Hữu Nghị. Tối nay Cao đến KS thăm đoàn. Có dặn thầy qua thăm BV Nhân dân QL, thăm và cảm ơn tập thể y bác sĩ ở đó đã cứu và chăm sóc Nam Tiến trong chuyến đi tháng 10/2007.
Chúc đoàn đi vui vẻ, thay mặt nhà trường làm công tác "ngoại giao nhân dân" thắng lợi.

Ca khúc 'Đêm mùa đông Hà Nội' của Hoàng Phúc Thắng (KQ)

Anh đi đã được 3 năm. Là sinh viên Xây dựng k14, ngang ngửa tụi tôi. Hay gặp nhau trên những chuyến tầu ngược chiều chủ nhật từ HN lên Phúc Yên, Hương Canh, Vĩnh Yên... Sinh viên dân sự hay học viên quân sự nghèo nên khi lên trường đều phải nhảy tầu, trốn vé mỗi lần trốn về nhà "bú tí mẹ".
Đụng độ lần đầu khi đội bóng Đại học Quân sự (anh em gọi là "Gây sự") tranh chung kết với Đại học Xây dựng trong Giải bóng đá Bộ Đại học và THCN 1978 tại sân Bách khoa. Thắng đá tiền vệ tổ chức, kiến thiết nhiều pha gây khó cho đội Gây sự. Cuối cùng đối đầu với thủ môn Đoàn Mạnh Hưng, Thắng đá phạt đền vọt xà ngang ra ngoài. Gây sự vô địch năm đó. (Ngày đó "lính sơ mít" là hình ảnh đẹp trong mắt các em sinh viên Xây dựng, Tài chính, Sư phạm, Kiến trúc cùng đường).

Phá tướng cả cuộc đời vì hình xăm không đúng chỗ (ST)


  Xăm hình còn được gọi là Thích thanh (dùng mực xanh chích lên người) là tục người xưa thường dùng khắc chữ lên mặt hoặc lên người phạm nhân... Trước đây, chỉ những thành phần ra tù vào khám, “tiền án nhiều hơn tiền túi” mới xăm trổ đầy mình, vì vậy khi thấy ai đó có hình xăm trên người là bị liên tưởng ngay đến những thành phần bất hảo trong giới giang hồ.

Ngày nay, hình xăm thậm chí còn được coi là mốt của 1 số bạn trẻ, nhưng ít ai biết có quan niệm cho rằng nếu xăm không đúng chỗ sẽ là một kiểu phá tướng.

Mạc Ngôn và giải Nobel văn học (Huỳnh Văn Úc)



Ngày 11/10/2012 Giải Nobel văn học năm 2012 đã được Viện Hàn lâm Thụy Điển trao cho nhà văn Trung Quốc Mạc Ngôn. Nhiều người Trung Quốc đã được trao giải Nobel nhưng không phải lần trao giải nào cũng được Trung Quốc hoan hỉ đón nhận như lần này. Năm 2000 Cao Hành Kiện được trao giải Nobel văn học nhưng Trung Quốc đón nhận tin này với một thái độ thờ ơ vì Cao Hành Kiện đã sang Pháp sinh sống và nhận quốc tịch Pháp từ năm 1988. Lúc ông còn sống ở Trung Quốc trong thời kỳ Cách mạng Văn hóa (1966-1976) ông từng bị đưa vào trại cải tạo 7 năm và bị thiêu hủy bản thảo những tác phẩm của mình. Giải Nobel Hòa bình năm 2010 được trao cho nhà hoạt động vì nhân quyền Lưu Hiểu Ba khi ông này đang ở trong nhà tù làm cho Trung Quốc nổi cơn giận dữ.