Chủ Nhật, 8 tháng 4, 2012

Những thách thức... (ST: Thủy)

Mời đọc!

Gặp gỡ bạn Hà Nội

Nói vậy để né đến việc tả cuộc ăn nhậu sau khi viếng mẹ Trung Liên về.
Quân ta.
Anh em hẹn nhau ra quán Kỳ Đồng 209 Nguyễn Văn Thủ. Hơn chục tên tham dự, có cả Từ Ngữ từ HN vào dự hội thảo (nhân vật chính để "lấy cớ"), k5 có Nhất Trung (nhưng tự xưng "anh là dân k3 (và chỉ vào các anh k2); còn các em lính k8 à?) và Kiến Quốc, k7 có Hòa Bình. Có Kiên và Phước Bình mới chuyển từ HN vào cũng có mặt góp vui.
Hóng hớt thấy tại bàn nhậu này, anh em k4 có 1 số dự định cho hoạt động năm nay.
Sau đó đi "tăng 2". Vũ Đại Định cậy là chủ tịch CCB phường Da Kao nên book được phòng ngon của Kara-ôkê 90 Mạc Đĩnh Chi. Các cháu phục vụ dạ ran. Vào đây mới thấy k4 nhiều ca sĩ chả kém Dương Minh Đức. Nào ca khúc cách mạng, nào nhạc Trịnh... Hò hét đến 10g thì về.



Chữa đèn Led dễ như chữa đài ga-len (KQ)

Chuyện xưa
Nhớ lại đầu những năm 1960, dân quanh đài phát Mễ Trì giăng 1 đầu dây điện lên trời, ở giữa buộc bóng đèn, đầu kia cắm xuống đất; vậy là đèn sáng. Có người giỏi hơn thì làm đài ga-len, chả cần tụ, kháng gì, đầu cuối có cái tai nghe nghe được chương trình của Đài phát thanh Tiếng nói VN. Cả hát chèo và mục kể chuyện cảnh giác "Vì anh ninh Tổ quốc" tối thứ bảy. Bà con cứ xếp hàng, thay nhau nhét cái tai nghe vào tai rồi cười khúc khích.
Vì "máy móc" nó quá đơn giản nên chữa đài ga-len dễ như chơi. Có khi chỉ lắc lắc, đập đập mấy cái là lại kêu ọ ẹ.

Andre Rieu và bản nhạc Second Waltz (ST: Thủy k42)

Thường thì một nghệ sĩ vĩ cầm không mấy khi đứng cùng hàng với các ngôi sao nhạc trẻ như Madonna và Bon Jovi, nhất là xét về góc độ hái ra tiền ở các chuyến lưu diễn. Nhưng André Rieu đã không chấp nhận quy ước này. Nghệ sĩ vĩ cầm đồng thời là nhạc trưởng người Hà Lan, mà sự nghiệp cống hiến trọng vẹn cho điệu nhảy valse, đã luôn có những buổi diễn vòng quanh thế giới với số lượng khán giả khổng lồ. Không chỉ có thế, điều đặc biệt nhất là thói quen xếp ghế ngồi lại để cùng tay trong tay dặt dìu bên nhau giữa các lối đi của người hâm mộ ở hầu hết buổi diễn của ông.

Nguyễn Ái Quốc, một cuộc đời (4)

3.Nhà cách mạng tập sự

Năm 1923, Nước Nga đang phục hồi từ 7 năm chiến tranh, cách mạng và nội chiến. Ngoài Moscow, Petrograd và một số thành phố lớn thuộc phần lãnh thổ châu Âu, cuộc cách mạng tháng 10 vẫn chỉ là cuộc “Cách mạng trên điện báo” (theo lời của Leo Trotsky). Trên những cánh đồng Nga mênh mông, gần 50 000 đảng viên Bolsheviks đang tìm cách thuyết phục hàng chục triệu nông dân Nga, vốn chẳng biết gì về những ý tưởng của Karl Max, lại càng không quan tâm đến số mệnh của cách mạng vô sản thế giới. Để điều chỉnh lại chính sách cưỡng đoạt mà nhà nước Bolshevik đã sử dụng để thiết lập quyền lực của mình trong cuộc nội chiến, Lenin đã buộc phải thừa nhận rằng nước Nga xô viết phải đi qua giai đoạn quá độ của chủ nghĩa tư bản. Năm 1921, Lenin tung ra chính sách kinh tế mới NEP, công nhận quyền tư hữu ruộng đất, áp dụng chế độ thuế thay cho trưng thu, nhà nước chỉ kiểm soát những ngành công nghiệp quan trọng.


Vài hình ảnh gửi về từ Nhật Bản (Kháng Chiến)


Là một người nghiện Batroi5, nhân chuyến du hí sang đất nước Anh đào, tại sân bay Konsai Tp Osaca, tôi đã vào blog Bantroi5 theo dõi tin tức ở nhà. (Quên không tắt flash nên bị chói).
Hai vợ chồng tôi đã đến chân núi Phú Sỹ (Fuji) - ngọn núi thiêng của dân tộc Nhật Bản.

Còn đây là đền Vàng Tp Kyoto (cố đô của Nhật Bản).