Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Có 1 món quà

Hẳn các bạn còn nhớ cách đây 10 năm, nhân kỉ niệm 50 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2004) và 60 năm QĐNDVN (22/12/1944-22/12/2004), anh em Trỗi cùng các anh chị ở Trường Thiếu nhi VN Lưu Sơn - Quế Lâm cùng đặt làm chiếc huy hiệu Võ Đại tướng. (Bác Trần Kháng Chiến đã thiết kế mẫu huy hiệu này, dựa trên 1 phác thảo Võ Đại tướng của LS Cù Huy Hà Vũ. Cũng chưa xin phép, chắc vi phạm bản quyền? nhưng tin là anh ủng hộ ý tưởng này!).
Món quà này qua các sĩ quan ở Văn phòng Đại tướng đã chuyển đến tay ông. Ông đã hỏi: "Sao các cháu lại làm việc này? Việc này là việc của Nhà nước chứ?" và chúng tôi đã trả lời: "Dạ, đây là món quà của nhân dân làm ạ". Nhiều anh chị em chúng ta, nhiều CCB đã tự hào đeo trên ngực huy hiệu này trong những ngày đại lễ. (Xin mở ngoặc: Ngày đó đâu có dễ như bây giờ).
Năm nay kỉ niệm 60 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, 70 năm QĐNDVN và 1 năm này mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng tôi lại đặt làm huy hiệu này nhưng cập nhật thông tin mới.
Nếu BLL các khóa và cá nhân có nhu cầu xin đăng kí. (Giá thành càng rẻ khi đặt số lượng lớn). Xin gửi email về địa chỉ: kienquoc.tr@gmail.com.
Hy vọng món quà này sẽ sớm đến với các bạn.

Đại họa cho nước Mỹ & Việt Nam và nhân loại (ST: Lê Quý)



image
Theo tài liệu được công bố trên “TẬP CHÍ CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC” của Ấn Độ phát hành ngày 15/4/2009: Xin trích một vài điểm quan trọng, phản ảnh một số vấn đề thuộc tư duy chiến lược của Trung Cộng qua bài phát biểu của Trì Hạo Điền – nguyên Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Cộng – tại Hội nghị các tướng lãnh bàn về “CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH TƯƠNG LAI” được tổ chức vào năm 2005. Xin trích đoạn liên quan đến nước Mỹ:

Câu chuyện về lòng kiên trì (Quà trực tuyến)

Con gái tôi cũng học piano. Đọc truyện ngắn này, đã xúc động...

Câu chuyện về lòng kiên trì

 Ý nghĩa của sự kiên trì, của tình yêu và niềm tin trong chính con người của chúng ta có thể tạo ra cho người khác một cơ hội mà chúng ta không biết vì sao!

Tôi là cựu giáo viên dạy nhạc tại một trường tiểu học ở DeMoines. Tôi luôn kiếm được lợi tức từ công việc dạy đàn dương cầm, đó là một công việc mà tôi đã làm suốt 30 năm qua. Trong thời gian đó, tôi đã gặp nhiều trẻ em có những khả năng về âm nhạc ở nhiều cấp độ khác nhau. Tôi chưa bao giờ có hứng thú trong việc có học sinh thuộc dạng “cần nâng đỡ” mặc dù tôi đã từng dạy một vài học sinh tài năng. Tuy nhiên tôi cũng dành thì giờ vào những học sinh mà tôi gọi là “trơ nhạc”. Một trong những học sinh đó là Robby.
Một câu chuyện về lòng kiên trì

Một số điều hành khách đi máy bay ít biết (ST: KC)

            Máy bay giờ đây là phương tiện giao thông gần như phổ biến, nhưng vẫn còn nhiều điều mà hành khách không biết khi đi máy bay, và chính các hãng Hàng không cũng không muốn nói rõ. Vừa qua, trang mạng Slate.fr đã gặp một Phi công của hãng Air France để hỏi một số điều, và những câu trả lời của Chuyên gia này gây ngạc nhiên, thậm chí gây lo sợ cho những ai vốn không ưa thích đi máy bay.

ĐỖ ĐÌNH THIỆN – NHÀ TÀI TRỢ ĐẶC BIỆT CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM (Phần II) (KIM HOA)


7. THÁP TÙNG HỒ CHỦ TICH ĐI PHÁP NĂM 1946.
          Để chỉ đạo cuộc hòa đàm Fontainebleau nhằm cứu vãn hòa bình cho Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định thực hiện chuyến đi ngoại giao đầu tiên của Người theo lời mời của Chính phủ Cộng hòa Pháp, trên cương vị Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
          Một hôm, ông Nguyễn Lương Bằng đến 54 Hàng Gai, Hà Nội, thông báo cho ông Đỗ Đình Thiện:
- “Bác muốn anh tháp tùng Bác đi Pháp.” – ông Bằng nói.
- “Tôi có thể không đi được không?” – ông Thiện hỏi lại.
Bác Hồ ở Pháp 1946.


- “Nếu anh tìm được người đủ tin cậy thay anh thì anh có thể ở lại.” – ông Bằng trả lời.
          Và thế là ông Thiện đã nhận nhiệm vụ này.
          Mặc dù Hồ Chủ tịch được mời với tư cách thượng khách của Chính phủ Pháp, chuyến đi này rõ ràng đầy bất trắc, hiểm nguy, “lành ít, dữ nhiều”.
          Tháp tùng Bác từ trong nước trong chuyến đi này có: ông Đỗ Đình Thiện, thư ký (Văn phòng), và ông Vũ Đình Huỳnh, đại tá cận vệ (Võ phòng). Tại Pháp, Văn phòng của Chủ tịch được bổ sung thêm bác sỹ Lê Văn Cưu (Việt kiều Pháp) và Võ phòng được bổ sung thêm ông Trần Ngọc Xuân (Việt kiều, đại úy hải quân trong quân đội Pháp). Ngoài ra còn một số thanh niên việt kiều, trong đó có Phạm Huy Thông, Võ Quí Huân trợ giúp công việc của đoàn.