Thứ Hai, 15 tháng 4, 2013

MÔI TÍM CHÂN TRẦN




Cái này đang còn là bản nháp
Mến gửi các bạn coi trưóc và cho ý kiến.


MÔI TÍM CHÂN TRẦN
Sáng tác và trình bày: Trần Bắc Hải



Cái lớp học nhà tranh vách nát
Cái gió lùa làm thâm cái môi
Đàn em tôi đi tìm con chữ
Ở trên núi cao

Gió thổi môi tím
Ruộng bậc thang lên trời
Đi tìm con chữ
Em tôi chân trần

Gói cái tình vào manh áo ấm
Gói cái tình mặn vào chén cơm
Gửi em tôi chân trần môi tím
Ở miền biên cương

Gió thổi môi tím
Ruộng bậc thang lên trời
Đi tìm con chữ
Em tôi chân trần

Có về Nà Lùng, Phe Thán,
Lũng Làn, Trà Mân, Xéo Hồ
Cởi giầy ra chân trần trên đá
Thử đường lên trời

Gió thổi môi tím
Ruộng bậc thang lên trời
Đi tìm con chữ
Em tôi chân trần

2013



Ý tưởng của Trần Bắc Hải, mong được sự ủng hộ

Mời vào đây!

Tình bạn

Hãy ở bên nhau lúc khó khăn nhất!

Đợi anh về - Жди меня (ST: Hạnh Phúc)

Đợi anh về (Жди меня - tiếng Nga) do nhà thơ Konstantin Simonov viết, là một trong những bài thơ nổi tiếng của Nga trong giai đoạn chiến tranh thế giới thứ hai. Bài thơ được sáng tác vào năm 1941 sau khi anh tạm biệt người vợ Valentina Serova để lên đường thực hiện nghĩa vụ chiến đấu nơi tiền tuyến.
Tác phẩm đã được nhà thơ Tố Hữu dịch từ tiếng Pháp sang tiếng Việt vào khoảng năm 1949-1950 và đã được phổ nhạc. Xin giới thiệu bản dịch của Tố Hữu:
Em ơi đợi anh về
Đợi anh hoài em nhé
Mưa có rơi dầm dề
Ngày có buồn lê thê
Em ơi em cứ đợi.
Dù tuyết rơi gió thổi
Dù nắng cháy em ơi
Bạn cũ có quên rồi
Đợi anh về em nhé!

Giải mã gene người Việt cổ (Quốc Việt)


(Đất Việt) Nhà văn Nga V. Rasputin đã viết “Không làng quê, chúng ta sẽ mồ côi”. Vì thế những câu hỏi: Tôi là ai? Tôi từ đâu tới? luôn đau đáu trong tâm thức mỗi người dân Việt. Những năm gần đây các nghiên cứu về Việt tộc và Hán tộc của các nghà nghiên cứu trên thế giới đem lại những kết quả bất ngờ.

Các nhà khoa học của Viện Pháp Á gồm bác sĩ Trần Đại Sỹ, GS Tarentino (người Ý) và GS sinh vật học Varcilla Pascale (người Pháp) đã khảo sát y phục, mồ mả, răng xương trong các ngôi mộ cổ qua các thời đại cho đến hết thế kỷ thứ nhất. Sau đó kiểm những bộ xương, đồng thời kiểm máu của 35 dòng họ tại Hoa Nam và Việt Nam rồi so sánh với những dòng họ khác tại Hoa Bắc đã kết luận: Cư dân Hoa Nam, từ miền Nam Trường Giang xuống tới miền Trung VN, Lào, Thái đều có cùng một huyết thống, một chủng tộc và hoàn toàn khác biệt với cư dân Hán ở Hoa Bắc. Kết quả của những công trình khoa học có ý nghĩa lịch sử đã xác định vùng Đông Nam Á trải dài từ lưu vực song Dương Tử xuống tới lưu vực sông Hồng, sông Cửu Long mà đồng bằng châu thổ sông Hồng là trung tâm nơi phát tích của nền văn minh Hòa Bình của cư dân Malaysian.

Màn múa đôi tuyệt hảo!

Mời thưởng thức!

Cuộc sống ở Bắc Hàn tồi tệ như thế nào??? (ST: QV)


Nhà độc tài Kim Jong Un có thể ăn to nói lớn, nhưng anh ta đang lãnh đạo một quốc gia với nền kinh tế kiệt quệ, nghèo nàn nhất thế giới.
Trên thực tế, sự phô trương quân sự và hăm doạ chiến tranh hạt nhân thường xảy ra khi đất nước này lâm vào tình cảnh tuyệt vọng về viện trợ thực phẩm hoặc những hình thức hỗ trợ kinh tế khác. “Mỗi khi Bắc Hàn kêu gào và giở chứng, tức là họ giận dữ về một điều gì đấy không vừa ý mình,” Stephen Haggard, giáo sư Đại học California – San Diego và một chuyên gia về Bắc Hàn nói.

Cười đầu tuần (ST: HP)


Khám… ngực tùy tiện
Một người phụ nữ bế một đứa nhỏ đi khám bệnh ở khoa nhi. Bác sĩ cẩn thận kiểm tra sức khoẻ cho nó và phát hiện thằng bé bị thiếu cân khá nhiều do suy dinh dưỡng.
Bác sĩ hỏi:
- Hàng ngày chị cho cháu bú sữa mẹ hay bú bình?
- Sữa mẹ! – Người phụ nữ đáp.
- Vậy thì chị cởi áo ra! – Bác sĩ yêu cầu.
Người phụ nữ làm theo và bác sĩ khám tỉ mỉ, xoa nắn trên, dưới, xoắn phải, xoắn trái một hồi.
Ra hiệu cho người đàn bà mặc áo vào, ông bác sĩ kết luận:
- Hèn gì thằng bé suy dinh dưỡng. Chị chẳng có chút sữa nào cả!
- Tôi biết! – Thiếu phụ công nhận – Nhưng tôi là bà ngoại của nó mà!