Chiều ngày
23/7/2017, 30 thầy trò khóa 5 trường Thiếu sinh quân Nguyễn Văn Trỗi (1965-70)
lần đầu tiên tới thăm quê ngoại LS Võ Dũng. Trên hai chiếc vỏ lãi, chúng tôi
theo con rạch chừng 2km tới nhà con trai dì thứ ba của Võ Dũng. Mọi người được
gia đình đón tiếp thịnh tình, rồi cùng ra “Trần Môn Chi Mộ” thắp hương cho các
cụ cùng cô Trần Kim Anh, Võ Dũng và 2 em Phan Ánh Hồng, Phan Chí Tâm.
Họ Trần, một dòng họ có tiếng ở Sóc Trăng
Ông Trần Văn
Ngưu, tự Nhất Ngưu – Cố ngoại[1]
của Võ Dũng, người con thứ sáu của ông Trần Quang – vị quan trong thành Vĩnh
Long, dưới quyền của cụ Phan Thanh Giản. Thành Vĩnh Long thất thủ, ông Trần
Quang đưa vợ con về làng Trường Thạnh, Cần Thơ, dặn không theo Pháp rồi ông đi
biệt tích. Để giấu gốc tích, bà Trần Quang dẫn 6 người con đến Kinh Sáng,
vùng đất thuộc thị xã Ngã Năm ngày nay,
sinh sống.
Võ Dũng (Phan Chí Dũng) 1951 - 1972. |
Gia đình chú Sáu Dân (ảnh ghép) |
Cuối thế kỷ
thứ 18 (khoảng năm 1890) ông Trần Văn Ngưu đưa vợ con đến khu vực hoang vu này.
Bấy giờ xung quanh là rừng, lau sậy rậm rạp, kênh rạch chằng chịt… Dân quanh
vùng khuyên nên cắm sào giữa sông, ngủ trên ghe và đốt lửa trên bờ phòng thú dữ
mò về.
Cụ Trần Văn
Ngưu cùng con trai lớn thứ năm Trần Quang Quy khảo sát và quyết định lập nghiệp
ở vùng đất cách chợ nổi Ngã Năm chừng 5km đường sông.
Sau 10 năm
khai khẩn, thấy khu vực này trũng, cá từ khắp nơi đổ về, ông Ngưu tìm cách đắp
đập và khai thác cá. Ông thuê cả một vùng đất rộng để khai thác cá. Ghe rổi
thương lái Sài Gòn xuống tận nơi thu mua.
Cầu cảng
được xây dựng, kênh được mở rộng. Khu vực bến thuyền thắp sáng đèn măng-sông cả
đêm. Người trong vùng gọi ông là ông Bá hộ Ngưu. Ấp mới có tên Đường Mốp (xã
Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng).
Ông Trần Văn
Ngưu có 9 người con, trong đó ông Trần Quang Quy (ông ngoại Võ Dũng) là con
trai lớn. Ông Ngưu mất năm 1928. Ông Quy có 7 người con: dì hai Trần Thị Chơi,
dì ba Trần Thị Giác, cậu tư Trần Tấn Lướt, cậu năm Trần Tấn Khả, cậu sáu Trần
Quang Hiến, má của Võ Dũng là con gái thứ bảy Trần Kim Anh, cô út Trần Kim Em.
Năm 1929,
ông Ngưu mua máy xay xát lúa, đặt tại chợ Ngã Năm. Nhà cửa được xây theo kiến
trúc Pháp cùng một ngôi đình. Cứ dịp tết hay thu hoạch mùa màng, ông cho rước
gánh hát bội về hát cho bà con nghe.