Có một người Đức lớn tuổi tâm sự : Hồi nhỏ trước bữa ăn, tôi cùng với bố mẹ tôi và cả gia đình cùng làm dấu thánh và mời đức chúa Giesu đến dùng bữa cùng gia đình. Trên bàn toàn là những thứ trong tự nhiên do Chúa ban tặng. Con gà , con lợn cũng ăn thức ăn tự nhiên, toàn là những thứ của Chúa cả. Nhưng bây giờ tôi chẳng dám mời chúa đến dùng bữa nữa. Tất cả là sản phẩm của công nghiệp nuôi trồng và chế biến.
Đúng thế, ngày nay con lợn con gà đều ăn thức ăn do con người tạo ra. Và vì thế như là tự nhiên, chúng ta phải chấp nhận vô vàn rủi ro do thức ăn mang lại.
Trứng gà ở Đức được bán lẻ thông thường nhất dưới hai dạng hộp 10 quả và 6 quả.
Ở phía ngoài hai loại hộp này có dãn một nhãn ghi kích cỡ to, nhỏ (S,M,L,XL); thời hạn của trứng(21 ngày), trong đó ghi rõ 14 ngày ở nhiệt độ bình thường và 7 ngày cuối ở nhiệt độ 5-8 độ C. Cuối cùng là một mã số gồm có ba nhóm số và chữ số. Khi mở hộp trứng ra thì ngay bên dưới nắp là chỉ dẫn cách đọc mã số. Nhờ đó mà người mua biết được : cách thức nuôi gà đẻ trứng(thức ăn tự nhiên hay công nghiệp, thả hay nhốt), tên nước sản xuất, số xí nghiệp sản xuất). Mã số này còn được in lên từng quả trứng gà
Tôi biết rất rõ điều này chẳng phải vì trong cửa hàng bán đồ ăn tự phục vụ của tôi có bán trứng gà tươi. Và cứ ba tháng một lần có nhân viên kiểm tra vệ sinh đến kiểm tra, nhắc nhở, mà còn là vì trong tất cả các chỗ bán trứng gà của các siêu thị đều có treo biển rất to để chỉ dẫn cách đọc mã số.
Mấy tuần nay cả nước Đức xôn xao vì vụ Skandal đioxin trong trứng gà . Sức khỏe của cộng đồng lại đứng trước rủi ro. Có nhiều dấu hiệu cho thấy rủi ro này bắt nguồn từ lòng tham. Ngay buổi sáng đầu tiên khi được tin có một số vùng trứng bị nhiễm đioxin, trước khi mở cửa hàng, tôi phải lập tức kiểm tra và thấy yên tâm vì lô trứng nhập về trong cửa hàng của tôi không mang mã số mà nhà nước thông báo là nằm trong vùng bị nhiễm đioxin. Ngày hôm ấy , ở chỗ bán trứng, tôi thấy có khách hàng trước khi mua trứng thì giở iphon để tra cứu mã số nhiễm đioxin trong trang web cuả bộ bảo vệ người tiêu dùng. Thấy vậy tôi căng tờ báo Bild trong đó có ghi tất cả các mã số trứng bị nhiễm đioxin. Ngày hôm đó lượng trứng tiêu thụ có ít hơn ngày khác nhưng tất cả những người mua đều tra cứu cẩn thận và yên tâm. Đến ngày hôm sau thì việc tiêu thụ lại trở lại như bình thường.
Trước đây , khi bán trứng chủ yếu tôi chỉ chú ý đến thời hạn mà chẳng mấy khi để ý đến mã số. Thậm chí nhiều khi mình còn thấy quy định phải ghi mã số này của nhà nước là quá nhiêu khê. Lại còn nghĩ việc gì phải in mã số này lên từng quả trứng? Nhưng khi sự việc xảy ra thì tôi thấy rất thấm thía : muốn khống chế được rủi ro thì người ta phải làm những việc rất tỷ mỷ khi rủi ro chưa xảy ra.
Khi rủi ro đến trên một diện rộng cho cộng đồng thì những việc tỷ mỷ ấy phải do nhà nước chủ trì.
Suy ra cho cùng thì nhà nước không phải chỉ biết viết diễn văn để đọc trước hội đồng bảo an Liên hợp quốc. Mà nhà nước còn phải biết cách viết lên từng quả trứng để cho người dân đọc và hiểu.
Theo tôi nghĩ , người dân sẽ phải đọc các mã số trên các quả trứng thường xuyên hơn là tìm cách đọc những bài diễn văn. Và càng nhiều hơn nữa khi xảy ra rủi ro như kiểu rủi ro vừa rồi.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Nghề lạ 5: "Nghề" nhổ tóc bạc (ST)
- CLB Giữa lửa truyền thống gặp mặt kỉ niệm 80 năm QĐNDVN
- Hãy cẩn thận với chả mực HN (ST: Bột)
Thứ Sáu, 14 tháng 1, 2011
Quả trứng gà và việc quản trị rủi ro (N.TV)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
1 nhận xét:
Lại từ chuyện nhỏ!!!
Đăng nhận xét