Thứ Ba, 18 tháng 1, 2011

Về ông Nguyễn Tạo, thân phụ của bạn chúng ta

(Lược trích bài viết của tác giả Nguyễn Thanh Sơn)

Cụ Nguyễn Tạo, nếu còn sống đã sang tuổi 106 (1905-2011). Cuộc đời cụ có nhiều điều thú vị mà chúng ta chưa biết. Hôm nay xin có vài chuyện vui về cụ.

Tổng truởng đầu tiên của ngành Lâm nghiệp
Từ Bộ Lâm nghiệp, 1961, đuợc tách thành nhiều bộ và cơ quan ngang bộ (trực thuộc Hội đồng Chính phủ): Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thuỷ sản, Nông truờng, Lương thực và Thực phẩm. Ông trở thành vị  thủ truởng đầu tiên của ngành Lâm nghiệp VN. Ông là người tâm huyết với sự nghiệp trồng rừng và bảo vệ rừng.
Năm 1962, khi Cục Điều tra rừng của ông Hoàng Điền phát hiện ra khu rừng lạ và quý, ngay sát đồng bằng, nằm giữa 3 tỉnh Ninh Bình-Hoà Bình-Thanh Hoá; ông Tạo đã vào tận nơi xem xét và đề nghị thành lập Vườn quốc gia, để bảo vệ và nghiên cứu, nay là Rừng quốc gia nổi tiếng Cúc Phuơng. Nó không chỉ là vuờn quốc gia đầu tiên của VN mà còn thuộc hạng sớm nhất trên thế giới.
Những ngừơi công tác trong ngành Lâm nghiệp VN những năm 1970 đều nhớ câu “Hiểu như Tạo” khi họ nhận xét về ông và những lãnh đạo ngành.


… Ông là 1 nhà cách mạng kiên cuờng, giàu sang không quyến rũ, uy vũ không khuất phục. Nhiều bạn chiến đấu của ông đã thốt lên: Ai chứ anh Tạo  thì tôi tin! Ông làm tất cả những gì có lợi cho dân, cho nuớc. Khi đuợc điều sang làm bộ truởng, Phó chủ nhiệm UBNNTW, ông đã trăn trở: Tại sao 1 nuớc như VN ta mà dân thiếu gạo ăn? Dễ như trồng nấm mà dân không có nấm ăn? Nuớc ta nhiều rừng, hoa trái mà dân không có mật ông đề dùng? Nhiều đồng bãi mà không phát triển nghề trông dâu nuôi tằm đề có vải mặc?...

Cơ bản hoàn thành việc phá rừng???
Ngày 2/1/1994, lễ mừng đại thọ ông Nguyễn Tạo đuợc tổ chức tại “nhà kính” Bộ Lâm nghiệp. Nhiều nhà cách mạng lão thành, nhiều cán bộ lãnh đạo đã đến dự. Ông Cù Huy Cận đã lại kể chuyện vui: “… Tôi nhớ mãi anh Tạo trong 1 lần, hôm đó BCT nghe các ngành báo cáo. Anh Ba Duẩn hỏi: “Thế nào anh Tạo, tình hình Lâm nghiệp như thế nào?”. Anh Tạo đã trả lời: “Thưa anh Duẩn, à, báo cáo đ/c Tổng Bí thư: “Sự nghiệp phá rừng của chúng ta đã cơ bản hoàn thành!”. (Cuời). Có thể nói, lời nói của người đứng đầu ngành Lâm nghiệp như thế, như 1 tiếng chuông cảnh tỉnh rất lớn cho việc bảo vệ rừng. Tôi xin tặng anh Tạo mấy câu thơ:
Có cây nên mới có rừng
Như cây Nguyễn Tạo là tay anh hùng
giữ non, giữ nuớc, giữ rừng
xói mòn sao đuợc đất Hùng vua xưa
Tặng anh Tạo”.


Con người ông
Ông không hề màng tới những điều mà nhiều người khác đam mê: chức tuớc, danh hiệu, giàu sang phú quý. Ở ông không có cái gọi là “cố gắng để đạt đuợc điều đó”, ông sống chân thực, đời thuờng. Ông không ưa hình thức, cần là đuợc việc.
Có lần chíêc xe con của ông bị hỏng, ông nhày vội lên 1 chiếc Tatra chở gỗ to lớn kềnh càng, chạy thẳng lên Phủ chủ tịch dự họp Hội đồng Chính phủ cho kịp giờ… và đã làm cho lực luợng bảo vệ ngạc nhiên và lúng túng.
Ông để lại cúôn hồi kí “Sống để hoạt động!”. Đó là phuơng châm sống của ông!
HN, ngày 11/11/2010 - NTS

6 nhận xét:

Nặc danh nói...

Vậy câu "Đã cơ bản hoàn thành việc phá rừng" là của bác Nguyễn Tạo. Hay thật! Bác là ngừơi dám nói thẳng, nói thật.
Cưỡi xe Tatra, chắc bị biến tuớng thành chuyện "cưỡi trâu đi họp"?

Nặc danh nói...

Anh Sơn, Trung Quốc, em Dung... thật tự hào vì có người cha như thế!
PChiến

Nặc danh nói...

Dưới thời Pháp thì Bác Tạo là người tù vượt ngục nhiều lần nhất.
N.TV

Nặc danh nói...

Bác Tạo còn là hội viên hội nhà văn VN. Có nhà phê bình còn cho rằng các nhân vật của Bác giống các nhân vật của Gorki.
Ngoài hồi ký "Sống để hoạt động" Bác còn có nhiều truyện ngắn và tập truyện . Ví dụ "Nhật ký người đi săn". Bác là người hào sảng, yêu chân lý.
N.TV

TranKienQuoc nói...

Cùng là đảng viên Tân Việt CM Đảng với cụ Tôn Quang Phiệt, Ng Tuân Thức, Lê Duẩn... những năm 1923-30.

Thắng k5 nói...

Bài này rất chuẩn, rất hay, người thực việc thực.
Tk5