Tôi gọi ông là chú Long. Thiếu tướng Nguyễn Minh Long, năm nay vừa 82, dân Đồn Vàng, Cổ Tiết, Tam Nông, Phú Thọ (gần thị trấn Hưng Hóa nơi trường Trỗi đóng quân thời gian 1968-70). Gia đình tôi và cả nhà chú có mối thân tình hơn cả ruột thịt.
Ông Hoàng Minh Phương và ông Minh Long (giữa) trong buổi đón vợ chồng đ/c Luơng Phong từ Bắc Kinh sang thăm TPHCM, 10/2007. |
Sau khi mãn hạn tù Côn Đảo, 1936, cha tôi về quê tiếp tục hoạt động. Năm 1941, là xứ ủy viên Bắc kỳ, cụ được phân công về gầy dựng phong trào Phú Thọ. Cha tôi bám vùng ven sông Thao, nơi có nhiều cơ sở tin cậy (nhà ông Mô, bà bủ Chính…). Trong vai thầy lang bốc thuốc nam, kê đơn bắt mạch, cụ đi tới từng nhà vận động.
Bà cụ nhà chú Long là chủ đồn điền Vàng. Đồn điền trồng chè, sắn; trên vùng bán sơn điạ, đất rộng hàng trăm mẫu, không xa bờ sông. Có mấy người con đều là học sinh HN (chú Trung, chú Châu, chú Thành, chú Long, cô Dung) sau này đều theo cách mạng. Cuối năm 1946, gia đình chú là cơ sở của cụ Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng Ninh, đón Bác và Trung ương từ xuôi lên Việt Bắc theo đường qua Phú Thọ. Cụ coi cha mẹ tôi như con đẻ.
Bà cụ nhà chú Long là chủ đồn điền Vàng. Đồn điền trồng chè, sắn; trên vùng bán sơn điạ, đất rộng hàng trăm mẫu, không xa bờ sông. Có mấy người con đều là học sinh HN (chú Trung, chú Châu, chú Thành, chú Long, cô Dung) sau này đều theo cách mạng. Cuối năm 1946, gia đình chú là cơ sở của cụ Nguyễn Lương Bằng, Trần Đăng Ninh, đón Bác và Trung ương từ xuôi lên Việt Bắc theo đường qua Phú Thọ. Cụ coi cha mẹ tôi như con đẻ.
Chú Long còn là học viên Võ bị Trần Quốc Tuấn khóa 3 (đầu 1947) rồi năm 1950 cùng chú Nguyễn Minh Phương (sau là tổ trưởng tổ phiên dịch của Đại tướng trong chiến dịch Điện Biên Phủ) là những lưu học sinh VN đầu tiên sang TQ học lí luận chính trị.
Thời kì sửa sai 1957, chú Trung từng bị quy kết là đảng viên Quốc dân Đảng rồi bị tống giam ở nhà lao Phú Thọ, chờ xử tử. Cha tôi, khi đó làm Thanh tra Chính phủ, nghe tin đã lên tận nơi giải oan. Sau, ông thay mặt Đảng xin lỗi và vận động chú Trung trở lại làm việc. ("Chứ lúc ấy thì sợ cách mạng lắm rồi!", chú Trung kể lại. Truớc khi nghỉ hưu là TGĐ Liên hiệp Sành, sứ, thuỷ tinh).
Đầu năm 1960, chú Long được sang Liên Xô học ở Học viện Frunze. Trở về được bổ sung ngay cho mặt trận Quảng Trị ác liệt, là sư trưởng F324. Chiến dịch HCM, chú trong cánh quân của QĐ2 giải phóng Huế rồi tiếp tục vào giải phóng SG. Cả cuộc đời gắn với chiến trường. Sau chú là Cục phó Cục tác chiến.
Khi chiến tranh đã kết thúc hàng chục năm, vị sư trưởng tuổi ngoài 70 ấy vẫn đau với nỗi đau của nhiều gia đình LS – những chiến sĩ dưới quyền đã hy sinh nhưng chưa tìm được mộ phần. Với đồng lương của thiếu tướng, chú sắp xếp thời gian cùng đồng đội về lại chiến trường xưa, đi tìm hài cốt LS. Nhiều mộ LS không tên thành có tên, nhiều hài cốt nằm nơi rừng sâu núi thẳm được đón về. Đó là niềm vui, niềm hạnh phúc của người lính già.
Thường ngồi ở « Bia hơi HN » của thằng em Việt Hà (con trung tướng Nam Phong) ngay cổng sân bay TSN, cách đây chục năm. Cứ dịp 7/5 lại thấy mấy vị tướng già (Minh Long, Phi Long, Nam Phong, Minh Phương…) ngồi xe ôm, kéo nhau ra « quán của thằng con trai » họp BLL cựu chiến sĩ Điện Biên. Cụ nào cũng hồ hởi, phấn khởi.
Lần nào ra Bắc, các chú cũng đến anh Văn « thủ trưởng cũ », thăm hỏi, động viên ông với tình cảm chân thành của những lính cũ Điện Biên. Thật ân tình!
Vậy mà hơn tháng nay, chú bị tai biến. Tưởng khá lên, ai ngờ xấu đi. Hôm rồi cùng anh Chiến vào thăm thấy chú ở A1, Viện 175. Chú phải thở oxy, ăn qua ống xông, tuy rằng vẫn nhận biết đau khi bị tiêm, hay biết xoay xở khi quá nằm lâu. Hai mắt chú mở he hé. Nói rõ to, hỏi có nhận ra ai thì không thấy phản xạ gì.
Con người năng động như thế, oanh như thế, nay thì… liệt. Nhưng vẫn cứ cầu mong cho chú… biết đâu đấy, bệnh tình sẽ tiến triển tốt hơn!
6 nhận xét:
Cụ Bình đúng là người vừa có "nhân", có "nghĩa", nhưng đáng khâm phục nhất là cụ có"dũng", chứ tôi biết nhiều người gặp hoàn cảnh "nhẹ" hơn nhiều nhưng ngoảnh mặt làm ngơ vì sợ liên lụy chứ đừng nói tới việc giải cứu, thật sự là một "con người" tuyệt vời.
Tôi quen biết ông Nguyễn Văn Bồng, cựu giáo viên Võ bị khoá 1 (1946), bố Thành Công (học viên Hữu tuyến k8 ĐHQS). Ông nội cùng bố Công từng lãnh đạo khởi nghĩa ở Huơng Canh. Vậy mà cũng bị quy là QDĐ và bị giam chờ xử.
Cụ Bình nghe đuợc, gặp tay cán bộbảo vệ Đảng, mắng vào mặt: "Tôi nói với anh lần này là lần thứ 3, nếu thằng Bồng là QDĐ thì tôi là QDĐ từ lâu rồi, vì tôi là thầy nó".
Cụ vốn là học sinh truờng Dòng. Chúa dạy phải tôn trọng lẽ phải nên cụ làm theo chúa và "dũng cảm" (như bạn nào đã nói) bảo vệ lẽ pảhi.
Ông Khái, bố vợ Phạm Văn Bính HV cũng được cụ cứu như thế, tuy chẳng biết ông Khái là ai.
TĐNgân, Berlin
Đi qua các phố quanh khu trong thành Hà nội nhìn những cụ già lững thững đi bộ, tôi lại nghĩ: "Đây là những người thuộc thế hệ vàng đã làm nên những trang sử oanh liệt của dân tộc" và thấy vô cùng kính trọng các cụ. Trong số đó chắc chắn có những tướng lĩnh đã từng một thời "oanh", nhưng nay chưa đến mức "liệt". Các cụ ròi quân ngũ với hai bàn tay trong sạch và tâm hồn thanh thản. Như cụ nhà tôi, đến lúc nằm xuống rồi, cụ bà bảo:"Con tìm mua cho mẹ cái tủ khác. Cái tủ này mọt lắm rồi mà mẹ bảo thay, mãi bố không chịu cho thay". Cụ ông giữ vì đó là cái tủ chính sách cụ được cấp lúc nghỉ hưu.
Tướng thời nay thì....
Họ không phải là tướng lĩnh mà là tướng chộp.
Thời nay, tuớng lĩnh nhiều như lợn con. Hình như các chú cố lên lấy đuợc, mà nghe nói phải tốn không ít xìn.
Tuớng lĩnh = tuớng lĩnh tiền!
Chú Long học Học viện Prunze cùng chú Cao Pha.Theo chu kể ông Cao Pha vốn là học sinh,giỏi tiếng pháp,khá tiếng Nga,thích khiêu vũ,được nhiều phụ nữ Nga "mến" .Tôi nói với chú rằng thời bọn tôi đi học ,Cục cán bộ cấm tuyệt chuyện "ấy".Chắc cac chú cùng bao che cho bạn. Chú Long tặc lưỡi: Là con người cả,phải thông cảm cho nhau chứ. Con người chu là vậy.
Đăng nhận xét