Thứ Sáu, 6 tháng 5, 2011

Cách mạng Tân Hợi với Việt Nam (Phần I, ST: Kháng Chiến)

Năm 1900, Tôn Trung Sơn lần đầu đến Việt Nam, lần lượt diễn thuyết tại Hà Nội và Sài Gòn, chỉnh đốn cộng đồng Hoa kiều tại Việt Nam. Tôn Trung Sơn từng ở tiệm “Hoàng Tường Kí” của Hoàng Cảnh Nam, (nguyên là hẻm Nha Thái, phố Mai Mai, quận 5, Sài Gòn- 西贡堤岸第五郡梅梅街芽菜港). Hoàng Cảnh Nam sau này trở thành nhân vật cốt cán của hội Hoa kiều đi theo Tôn Trung Sơn. Tôn Trung Sơn cũng kết giao với những Hoa kiều sang Việt Nam du lịch như Lí Trúc Si, Mã Bồi Sinh, Tằng Tích Châu,v.v.


Cuối năm 1902 đến năm 1903, Tôn Trung Sơn sang Việt Nam lần thứ hai do nhận lời mời của Thống đốc Pháp sang tham quan Hội chợ ngành công nghiệp tổ chức ở Hà Nội. Tại đây, ông thành lập “Chi hội Hưng Trung Hội” (đặt tại cửa hàng quần áo Tây  Nguyên Long Sinh, nguyên là số 20 phố Roba de Paul cũ-  保罗巴脱街20), lấy danh nghĩa của “Chí Công Đảng” tổ chức các hoạt động triệu tập thành viên. Tại Sài Gòn, Tôn thành lập “Chi hội Hưng Trung Hội Sài Gòn” do Hoàng Cảnh Nam, Lí Trác Phong, Lưu Dịch Sơ là những nhân vật chủ chốt, thành lập “Tụy Vũ Tinh Lư” (翠武精庐) để triển khai các hoạt động đối ngoại, địa chỉ cũng chính tại tiệm “Hoàng Tường Kí”.

Năm 1904, Lương Khởi Siêu hội kiến bút đàm với Phan Bội Châu tại Yokohama, Nhật Bản.

Đầu năm 1905, Tôn Trung Sơn hội kiến bút đàm với Phan Bội Châu tại Nhật Bản.

Tháng 8/1905, Tôn Trung Sơn cùng Lê Trung Thực, Hồ Nghị Sinh, Đặng Mộ Hàn sang Việt Nam lần thứ ba, nhận được sự tiếp đón nhiệt tình của Lý Trúc Si, Mã Bồi Sinh, Tằng Tích Châu. Thành lập Trung Quốc Đồng minh hội Phân hội cảng Sài Gòn (địa chỉ liên hệ: Xương Kí Hành, nguyên là số 304 phố Mỹ Địch, Sài Gòn-堤岸美迪街304). Biển hiệu của Trung Quốc Đồng Minh hội Chi hội Sài Gòn treo tại tiệm ảnh trên phố Quảng Đông của Hoa kiều Lý Dịch. Tôn Trung Sơn cũng kết giao với rất nhiều Hoa Kiều như Lí Hiểu Sơ, Quan Đường, Lí Diệc Ngu, Nhan Thái Hận, Phạm Tử Đông v.v.

Năm 1906, Tôn Trung Sơn lấy danh nghĩa là Tổng lý Trung Quốc Đồng Minh Hội in  “Trái khoán Chính phủ Cách mạng Trung Hoa” với mệnh giá hàng trăm tệ. Trái khoán phát hành nhận được ủng hộ tích cực của đông đảo Hoa kiều yêu nước. Chỉ một buổi tối đã có hơn 20 Hoa kiều tập trung tại công ty Dụ Hoa, quyên góp được 12 nghìn nhân dân tệ. Số tiền này dùng để ủng hộ cho cuộc đấu tranh khởi nghĩa lật đổ triều đại Mãn Thanh tại các vùng biên giới Việt – Trung, Quảng Đông, Quảng Tây, Vân Nam.

Mùa xuân năm 1907, để lo kinh phí chuẩn bị khởi nghĩa, Tôn Trung Sơn lần thứ ba đến Hà Nội, đổi tên “Chi hội Hưng Trung” thành “Đồng Minh Hội Chi hội Hà Nội”. Những Hoa kiều nổi danh tham gia Hội có: Dương Thọ Bành, Hoàng Long Sinh, Trương Mỹ Trì, Vương Hòa Thuận, Hoàng Minh Đường, Ngô Tường Sinh và hàng trăm Hoa kiều khác. Tôn Trung Sơn thành lập tổng cơ quan lãnh đạo khởi nghĩa (nguyên là phố Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), chỉ huy khởi nghĩa Triều Châu, khởi nghĩa Huệ Châu tháng 4/1907, khởi nghĩa Khâm Châu, khởi nghĩa Khang Châu tháng 7/1907 và khởi nghĩa Trấn Nam Quan(tức Hữu Nghị Quan, Quảng Tây ngày nay) tháng 11/1907. Tại số nhà 61, đường Gambetta (必达大街), Hà Nội, Tôn Trung Sơn thành lập cơ quan chỉ huy của  Đồng Minh Hội. Việt Đông hội sở, lầu Nhật Tân, xưởng diêm là những địa điểm hoạt động thường xuyên của Tôn Trung Sơn. Tôn cũng từng gặp mặt các chí sĩ yêu nước Việt Nam tại quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, trong đó có người sáng lập ra phong trào Nguyễn Quyền, nhà giáo Phạm Tất Tuân (sang thăm Trung Quốc năm 1956). Tôn Trung Sơn từng ở tại số 70 phố Thuốc Bắc, Hà Nội, từng đến Bắc Giang thăm danh tướng Hoàng Hoa Thám.

Mùa xuân năm 1907, Tôn Trung Sơn đến Hải Phòng, tại đó thành lập “Đồng Minh Hội Chi hội Hải Phòng” (nguyên là số 32 nhà Vạn Tân, phố Đài Loan, Hải Phòng- 海防市台湾街32号万新楼), Hội trưởng là  Lưu Kì Sơn, cán sự là Chân Bích, Lâm Hoán Diên, Trần Cảnh Phu.

Năm 1908, Phan Bội Châu gặp Hoàng Hưng, Chương Bính Lân tại Nhật Bản. Phan Bội Châu tham gia biên tập tạp chí Vân Nam do các lưu học sinh tại Nhật Bản lập nên, Phan cũng tham gia Đông Á Đồng Minh Hội.

Tháng 2/1912, Phan Bội Châu đến Quảng Châu dự buổi họp của Duy Tân Hội do danh tướng Lưu Vĩnh Phúc triệu tập, thành lập Việt Nam Quang Phục Hội với tôn chỉ: “Đánh đuổi giặc Pháp, khôi phục Việt Nam, kiến lập Việt Nam Cộng hòa Dân quốc”.

Cuối năm 1912, Phan Bội Châu sang Nam Kinh gặp Tôn Trung Sơn, hội đàm với Hoàng Hưng Hội, hội kiến Tô Thiếu Lầu, Đặng Cảnh Á.

Năm 1913, Phan Bội Châu bị Đô đốc Quảng Châu Long Tế Quang bắt giữ.

Tháng 8/1918, Phan Bội Châu đảm nhận công tác biên tập tại tạp chí Binh Sự, Hàng Châu.
Liêu Trọng Khải bỏ kinh phí dời mộ cho liệt sĩ Phạm Hồng Thái, Trâu Lỗ Đề khắc tên bia mộ.

Mùa hè năm 1924, Phan Bội Châu triệu tập hội nghị tại Quảng Châu, cải tổ Quang phục Hội thành Việt Nam Quốc dân Đảng.

Tháng 12/1924, Hồ Chí Minh từ Moscow đi Quảng Châu, làm thông ngôn cho phái đoàn Cố vấn quân sự Nga giúp Tôn Trung Sơn.

Không có nhận xét nào: