Thứ Năm, 19 tháng 5, 2011

Tuyển tập HV 13

* Nhà ăn cán bộ, giáo viên ở Hiệu bộ có hai khu - đại và trung táo. Khi chờ vào ăn đã có thơ:
Bên kia cửa họ
Bên ni cửa mình
Cửa họ thì mở, cửa mình thì chưa (!)



* Thăm các cháu yêu quý nhân ngày 1-6:
Hôm nay mùng một tháng sàu
Các chù gửi tặng các  chàu  món  qua
Đại diện đơn vị mang ra
Thay mặt đơn vị gọi là  đại biêu

* Nhớ thời “bao cấp” gian khổ:
Đầu đường đại tá bơm xe
Cuối đường trung tá bán chè đỗ đen
Giữa đường thượng sĩ bán kem
Dọc đường đại uý thổi kèn đám ma
Ngoài chợ trung uý “bán hoa” (!)
Trong chợ đại uý bán gà, bán rau
Hỏi rằng thiếu uý đi đâu?
Ba lô lộn ngược xuôi tàu Bắc Nam ...

* Phương tiện ngày ấy lên trường chủ yếu là tầu hỏa. Với bao kỷ niệm chen lấn mỗi lần, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, lê la ngồi trên nóc tầu, cứ ra đường tầu là thầy trò gặp nhau. Chỉ có 60km từ Hà Nội lên Vĩnh Yên mà mất những một2 tiếng đồng hồ, anh em đã ví “Tàu Việt Nam ôm chặt đất anh hùng(!)“, thậm chí muốn “giải toả tình cảm” (“li lái”) cũng khó khăn, rồi đến cả việc “gắn  huân chương củi chỏ”  cho chị em trường Xây dựng , Kiến trúc, Sư phạm ...
    Anh em lúc đó chỉ  có ước mơ giản dị mong chờ ở Tổng cục trưởng Đường sắt :
Hoan hô đ/c Hà Đăng
Ấn  cho tàu chạy băng băng trên đường

* Anh em cán bộ, giáo viên thi thoảng được đi nghỉ  Đồ Sơn, đã có thơ:
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi thì mới biết không hơn đồ nhà
Đồ nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là đồ thật, không là đồ sơn

* Tết Kỷ Mão 1999, vợ đ/c DMĐ sinh con trai, anh em đã nối bài “Đồ Sơn” để ăn mừng :
Chưa đi chưa biết Cà Mau
Đi thì mới biết lâu hơn cà nhà
Cà nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là cà chậm, không là cà mau

Chưa đi chưa biết Côn Sơn
Đi thì mới biết không hơn côn nhà
Côn nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là côn thịt, không là côn sơn (!)

* Thời mở cửa:
Chưa đi chưa biết Quảng Ninh
Đi thì mới biết “cửa mình” mở ra
Hàng Tây, hàng Tàu, hàng Nga
Hàng nào cũng phải đi qua “cửa mình”

Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi thì mới biết không hơn đồ nhà
Đồ nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là rau sạch của bà ngoại cho

Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi thì mới biết không hơn đồ nhà
Đồ nhà bằng cái lá đa
Đồ sơn bằng cái bàn là Liên Xô

7. Nhớ anh Trần Kiều : Khoa Cơ bản có mấy câu ca dao phỏng thơ Nguyễn Du :
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như nước suối chảy qua thân Kiều

8. Thay mặt đơn vị : Họp tổng kết khoa, một  đ/c đứng lên: "Tôi xin thay mặt đơn vị...". Chưa hết câu, cả khoa la ó: ”Mặt xấu quá, không thay mặt được! Anh em có ai rỗ nhiều như ông đâu. Đề nghị: khoa gửi gấp cho anh một rổ ổi xanh”.
    - ???

9. Phấn đấu : “Xin thưa Thủ trưởng, trong đợt thi đua này, chúng em cố gắng bỏ được 50% thói hư tật xấu. Cụ thể : ”Cờ bạc”thì bỏ cờ.- “Trai gái” thì bỏ trai - “Ruợu chè” thì bỏ chè.”.
    - ???

10. Hiệu trồng răng “Toàn lợi” :
    Đi tranh thủ lên, cô giáo Minh (K1) khoe với đồng nghiệp :
    - Bố em vừa mở hiệu trồng răng.
    - Tên gì ?
    - Dạ, “Trồng răng Toàn Lợi”.
-          !!!

11. Đi tranh thủ:  Ngày nghỉ, các đ/c giáo viên thường đi thăm vợ con, em út  ở nơi sơ tán :             
* Anh: ”Cắt cơm - Bơm xe - Nghe thời tiết - Liếc đồng hồ – Thồ bao gạo - Cạo râu - Tâu Thủ trưởng - Ngất ngưởng - Hưởng hạnh phúc - Đúc con - Mòn gối - Chối tỷ - Quỵ (!)”
* Em: ”Báo thêm cơm - Bơm nước hoa - Xoa thêm phấn - Quấn lại tóc - Bóc coóc-xê - Kê chân giường - Giương mắt đợi (!)”

12. Không sợ chết : Đ/c Mạnh lái xe đi Hải Dương với tốc độ ngót nghét 100km/h. Bỗng có một chú phóng xe đạp vượt mũi, Mạnh phanh gấp :
    - Không sợ  chết à ?
    - “Sống” còn không sợ, nữa là sợ chết .
    - ???

13. Đi tầu :  Tầu về Hà Nội chật chội, mỗi khi lên tầu các chú phải vận dụng động tác “vượt rào” đã học - lao  hai chân  xỏ giầy Cô-sư-ghin vào trước qua cửa sổ.
    Vì quen đi tầu với các chú bộ đội , mấy bà buôn cũng học được các “ngôn từ quân sự”: ”Ay , sao chú lại “tấn công” đít vào mặt  tôi?”
    ... Có hôm, tầu chật, đang ngồi có bà hét ầm lên: ” Sao lại ướt hết đít quần tôi thế này ?” Hoá ra vì “hạt bí”, có đ/c đã phải dí vào thành tầu để “lái” và ...
    ... Trên  những chuyến tầu bão táp, thầy trò chung vai sát cánh bám thành tầu, hay treo người lơ lửng giữa hai toa, rồi những cú phải nằm bẹp  trên nóc tầu mỗi khi tầu chạy qua  cầu  Phúc Yên hay Hương Canh... và ngoạn mục  nhất là những pha nhảy tàu ở chắn tàu Trần Phú, Cửa Nam ...Nghĩ đến giờ vẫn còn  hãi(!!!).

6 nhận xét:

Nặc danh nói...

Nghĩ lại mà khiếp.Tại chắn tầu Trần Phú ,vào 1978 có đòan học viên ĐHKTQS,sinh viên ĐHKTrúc nhảy tầu về Hà Nội, sau khi lính ta nhẩy xuống đường , nhẩy qua Brie thì đòan tầu đâm vào một toa hàng từ trong ga đi ra.Tầu phanh gấp,có hai toa lồng vào nhau,có người chết,Lính ta thóat cả,trong đó có Đức em Nhân "chột" con cụ Đinh Đức Thiện.Hú vía.KC

Nặc danh nói...

Ở nhà ăn đơn vị có khẩu hiệu do chính trị viên sáng tác:
Yêu nhau ta nhớ lời nhau dặn dò
Nhớ rằng đầu nhỏ đầu to
Đầu gắp công cộng
Đầu cho vào mồm.
N.TV

Nặc danh nói...

Đã là sỹ quan giáo viên Đại học rồi mà các thầy giáo vẫn phận lính trơn!
Nỗi khổ không của riêng ai là xuất báo tường trong mỗi đợt phát động thi đua, xuất mấy chục cân rau tăng gia ( Trí thức gác lại đã! đóng góp vật chất " nhìn thấy" cho xã hội cần hơn-Kẻ đói- hèn là phải! ) và xin đừng quên cái cảnh 4 giờ sáng bị gọi dậy xuống nhà bềp giúp chị nuôi vặt lông vịt để có bữa ăn tươi nhân ngày lễ quân đội. Hơn nghín con người, hơn trăm con vịt cỏ bằng nắm tay,chia xuất vặt mỗi anh 12-13 con, nước vặt lông nấu nồi quân dụng tổ bố nguội ngắt! lông măng ,lông tơ nháo nhào, trời nhá nhem,nước cạn ,giếng sâu, gió mùa đông căn cắt...Bữa ăn tươiơi là tươi! ( TĐN)

Nặc danh nói...

Nếu em nhớ không nhầm thì thầy TĐN khi xét kết nạp Đ, Chi bộ đã phải thêm thời gian thử thách vì " chưa chú trọng công tác tăng gia sản xuất,tiêu chuẩn rau xanh còn thiếu!" cộng với có khuyết điểm ( liên quan tới thầy TKQ ) hay ngồi uống nước quán chị Thiện !

Nặc danh nói...

Đọc đến câu..." phận lính trơn" ở Comment trên, nhớ đến một chuyện rất riêng của ĐHKTQS : Thời những nắm 70-80, những chuyên ngành riêng của Trường gọi là TỔ BỘ MÔN . Lãnh đạo các Bộ môn gọi là TỔ TRƯỞNG BỘ MÔN . Hàng năm tới niên hạn phong quân hàm, nhiều Tổ trưởng không được đề bạt cũng có nhiều ý kiến!( thắc mắc)... Thiếu tá chính trị K2 Trần Đan kêu anh em lên đả thông : Các anh có cái gì mà công thần! Người ta Tiểu đoàn trưởng,trung đoàn trưởng chỉ huy 100-1000 quân cũng đại úy ,thiếu tá, các anh là Tổ trưởng chỉ huy 7-8 anh em (lính còm)vậy mà cũng thắc mắc đại úy với thiếu tá !...
(TĐ)

TranKienQuoc nói...

Thầy Ngân mãi khi sắp "chào truờng" 1986 mới được vào Đ. vì thành phần "quá cơ bản", hay chơi với đảng viên ngoài đơn vị (khoa khác, K3) nên thoát li sự giúp đỡ của đảng viên trong đơn vị cơ sở và hay đi "3 cùng" vào dân (chị Thiện, anh Lữ, anh Trường nhà Hùng Dốc Láp...).