Năm 1959 ở miền Nam, chính quyền Diệm đàn ác quyết liệt. Tôi và Minh (em trai) được các chú cho lánh sang Phnôm-pênh, nơi có cơ sở của TW Cục miền Nam. Ngày đó chính quyền Sihanuc còn tiến bộ, thân với cả TQ và VN. Nhiều cơ sở cách mạng trong vai các thương nhân, tư sản giàu có hoạt động công khai ở Campuchia. Cảng Sihanuc Ville được dùng làm nơi đón các chuyến tầu chở vũ khí, lương thực cho miền Nam.
Tới 1960, chúng tôi được các chú cho ra Bắc. Chuyến đi đó gồm 14 người lớn và trẻ con, do 1 chú người Hoa có cái tên "Má Chín" (chả hiểu sao lại gọi là "má"?) đưa đường. Vé máy bay tuyến Pnom-pênh - Hongkong được chú chuẩn bị. Chúng tôi đồ đoàn gọn nhẹ, ra sân bay, lên tầu bay đi Hongkong. Lần đầu tiên được đi máy bay, ai cũng thích. Nhưng các chú dặn không được nô đùa, phải giữ kín tiếng làm bạn trẻ ưa nghịch ngợm rất khó chịu.
Cũng chừng hơn 2 tiếng là hạ cánh. Tại sân bay Hongkong, Má Chín cầm giấy tờ đi làm thủ tục. Sau khi nhân viên an ninh kiểm tra passport từng người rồi đóng dấu nhập cảnh. Xe đưa chúng ra ngay bến phà vượt biển sang Trung Hoa Đại lục.
Sóng dạt dào, phà vượt eo biển sang tới đất Quảng Đông. Từ đây nhìn lại Hongkong thấy những chiếc xe ôtô chỉ lớn bằng 2 ngón tay chạy trên đường. Xe đón, chạy mấy chục cây số tới ngã ba lớn, thấy ghi lối rẽ đi Bắc Kinh và Quảng Châu. Xe nháy đèn rẽ về hướng Quảng Châu.
Từ đây, sau khi nghỉ ít ngày, chúng tôi lên tầu về VN qua cửa khẩu Bằng Tường. Tới HN, chúng tôi về sống ở 19 Tông Đản (nay là trụ sở TW Hội Đông Y VN). Tôi còn nhớ gặp anh em Tất Thắng, Tất Thịnh con chú Lê Toàn Thư, cả anh em Võ Dũng đang sống cùng gia đình cô Bảy Huệ.
Sau này mới biết Võ Dũng, Hiếu Dân ra trước từ năm 1959; còn Công Trường tới 1963 mới ra (vẫn theo đường này). Đó là chuyến "tập kết đặc biệt" mà tôi còn nhớ mãi.
CÒN ĐÂY LÀ TÂM SỰ CỦA CHÍNH NGƯỜI TRONG CUỘC:
Cho mình nói thêm một chút về con đường bí mật này. Đây là con đường bí mật ít ai biết được. Các cán bộ cao cấp của ta (có các Tổng bí thư sau này) đã đi bằng con đường này vào Nam ra Bắc.
Năm 1962, phái đoàn của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam cũng đi bằng con đường này ra thăm miền Bắc. Thủ đô Phnôm-pênh ngày đó rất vui, Việt kiều mình rất đông, làm ăn rất phát đạt.
Chính phủ Campuchia còn tốt với ta, cho phép ta được ra một tờ báo bằng tiếng Việt, lấy tên là "Trung lập" và một rạp chiếu phim riêng của người Việt. TP cùng các bạn đã xem các bộ phim "Chung một dòng sông", "Lửa trung tuyến", "Trở lại Điện Biên", "Công trình Thuỷ nông Bắc-Hưng- Hải", "Đáng đời thằng cáo"... ở rạp này.
Người đưa đoàn mình ra Bắc là một chú người Hoa khoảng 30 tuổi, nói tiếng Việt rất thạo. Chú có bí danh là "Má chín". Đây là mật khẩu quy định.
Từ sân bay Pôchentông (Phnôm-pênh), chúng mình bay sang Hongkong bằng máy bay của hãng Air France. "Má chín" đã làm mọi thủ tục để đoàn sang Quảng Châu (Quảng Đông - Trung Quốc). Chúng mình ở một khách sạn 15 tầng nằm trên bờ sông Châu Giang.
Ngay tối hôm đó, đại diện của tham tán Việt Nam đến thăm và chúc mừng. Các chú nói: "Chúc mừng các cháu đã tới quê hương Xã hội chủ nghĩa. Chúc các cháu ăn cơm ngon và sau đó đi xem hát Tiều cùng các chú".
Từ Quảng Châu, "Má chín" đưa chúng tôi tới ga Bằng Tường. Từ đây, chúng tôi tiếp tục đi xe lửa về Hà Nội.
Chúng tôi đến Hà Nội vào ngày 28/12/1960 (âm lịch). Thủ đô Hà Nội rất vui! Cờ và biểu ngữ khắp đường phố! Chúng tôi về ngôi nhà số 19 phố Tông Đản. Đây là một villa rất đẹp. Ngôi nhà này là trạm đón tiếp nhiều cán bộ cao cấp vào Nam ra Bắc.
Đến hôm nay, mình mới kể lại chuyện này với các bạn. Các bạn bảo rằng, bây giờ không cần bí mật nữa. Xin nói thêm từ năm 1970, sau khi Norodom Sihanouk bị bè lũ Lonnol lật đổ thì con đường này bị cắt đứt. Lúc đó, chúng ta phải đi bằng đường bộ trên đất Campuchia và Lào để ra miền Bắc. Từ năm 1973, chúng ta đi bằng đường Trường Sơn để ra Bắc học tập.
Một ít tư liệu xin kể cho các bạn cùng nghe.
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Thông bíu !!!
Thứ Năm, 2 tháng 6, 2011
"Tập kết ra Bắc" không phải ai cũng biết (Trần Phong k5 kể)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
5 nhận xét:
Kiến Quốc! Cho mình nói thêm một chút về con đường bí mật này. Đây là con đường bí mật ít ai biết được. Các cán bộ cao cấp của ta (có các Tổng bí thư sau này) đã đi bằng con đường này vào Nam ra Bắc. Năm 1962, phái đoàn của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam cũng đi bằng con đường này ra thăm miền Bắc. Thủ đô Phnôm-pênh ngày đó rất vui, Việt kiều mình rất đông, làm ăn rất phát đạt. Chính phủ Campuchia còn tốt với ta, cho phép ta được ra một tờ báo bằng tiếng Việt, lấy tên là "Trung lập" và một rạp chiếu phim riêng của người Việt. TP cùng các bạn đã xem các bộ phim "Chung một dòng sông", "Lửa trung tuyến", "Trở lại Điện Biên", "Công trình Thuỷ nông Bắc-Hưng- Hải", "Đáng đời thằng cáo" ở rạp này.
Người đưa đoàn mình ra Bắc là một chú người Hoa khoảng 30 tuổi, nói tiếng Việt rất thạo. Chú có bí danh là "Má chín". Đây là mật khẩu quy định. Từ sân bay Pôchentông (Phnôm-pênh), chúng mình bay sang Hongkong bằng máy bay của hãng Air France. "Má chín" đã làm mọi thủ tục để đoàn sang Quảng Châu (Quảng Đông - Trung Quốc). Chúng mình ở một khách sạn 15 tầng nằm trên bờ sông Châu Giang. Ngay tối hôm đó, đại diện của tham tán Việt Nam đến thăm và chúc mừng. Các chú nói: "Chúc mừng các cháu đã tới quê hương Xã hội chủ nghĩa. Chúc các cháu ăn cơm ngon và sau đó đi xem hát Tiều cùng các chú". Từ Quảng Châu, "Má chín" đưa chúng tôi tới ga Bằng Tường. Từ đây, chúng tôi tiếp tục đi xe lửa về Hà Nội. Chúng tôi đến Hà Nội vào ngày 28/12/1960 (âm lịch). Thủ đô Hà Nội rất vui! Cờ và biểu ngữ khắp đường phố! Chúng tôi về ngôi nhà số 19 phố Tông Đản. Đây là một villa rất đẹp. Ngôi nhà này là trạm đón tiếp nhiều cán bộ cao cấp vào Nam ra Bắc. Đến hôm nay, mình mới kể lại chuyện này với các bạn. Các bạn bảo rằng bây giờ không cần bí mật nữa. Xin nói thêm từ năm 1970, sau khi Norodom Sihanouk bị bè lũ Lonnol lật đổ thì con đường này bị cắt đứt. Lúc đó, chúng ta phải đi bằng đường bộ trên đất Campuchia và Lào để ra miền Bắc. Từ năm 1973, chúng ta đi bằng đường Trường Sơn để ra Bắc học tập. Một ít tư liệu xin kể cho các bạn cùng nghe.
Cảm ơn Trần Phong, hay thế mà nay mới viết. Còn KQ chỉ nghe và chấp bút vớ vẩn.
KQ
Chú Trần Độcó kể về chuyến đi B cúng chú Lê Trọng Tấn bằng đường biển từ Quảng Châu đến Xihanukvin vào 1964.Các Bạn Trung Quốc lúc đó chăm lo cho hai chú đi đến nơi ,về đến chốn.Nghĩ lại thấy Xihanuk rất có công với cách mạng Việt Nam,nhân dân Trung Quốc cũng vậy.Đáng tiếc quan hệ V-T không còn được như xưa,mấy ngày hôm nay TQ lại gây sự trên Biển Đông. KC
Chào TP & KQ. Chuyện hay lắm.
Tại bệnh viện Thống Nhất có bác sỹ Thịnh,trưởng khoa phục hồi chức năng,bác sỹ chuyên khoa 2,chuyên gia châm cứu, quê Củ Chi .Cha là thường vụ tỉnh ủy Tây Ninh ,hy sinh 1957.Năm 1964 được Trung Ương cục đưa ra Bắc,học tại Trường HSMN tại Quế Lâm,học Đại học Trung y tại BẮc Kinh.Đọc bài này tôi thấy Bác Hồ,Đảng ta rất quan tâm đến chuẩn bị thế hệ kế tiếp cho cách mạng.KC
Đăng nhận xét