Trong bộ sưu tập đặc sắc của Philippe Chaplain,
có những hình ảnh khiến người xem không khỏi sửng sốt.
Đó là hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam khỏa thân trong nhiều tư thế, dáng điệu, bối cảnh và cách phục sức khác nhau. Trong nhiều thập niên sinh sống tại Đông Dương, nhiếp ảnh gia người Pháp Pierre Dieulefils (1862-1937) đã ghi lại hàng nghìn bức ảnh chân thực về Việt Nam thời Pháp thuộc. Ngày nay, rất nhiều bức ảnh của ông đã được nhà sưu tập bưu ảnh nổi tiếng người Pháp Philippe Chaplain mua và lưu giữ.
Qua những hình ảnh được Philippe Chaplain công bố, người Việt Nam lại có cơ hội được chiêm ngưỡng những khía cạnh khác nhau về đời sống và con người thuộc thế hệ cha ông mình từ hơn một thế kỷ trước.Trong bộ sưu tập đặc sắc của Philippe Chaplain, có những hình ảnh khiến người xem không khỏi sửng sốt. Đó là hình ảnh những người phụ nữ Việt Nam khỏa thân trong nhiều tư thế, dáng điệu, bối cảnh và cách phục sức khác nhau.
Những hình ảnh này được người Pháp dùng làm bưu thiếp. Vào thời thuộc địa, bưu thiếp là vật dụng rất phổ thông, được dùng làm phương tiện truyền tải thông tin, quảng bá nghệ thuật và tuyên truyền tư tưởng.Khi được giới thiệu tại Việt Nam trong một triển lãm ảnh năm 2010, những bức ảnh khỏa thân kể trên đã gây ra nhiều tranh cãi trong giới học giả, chủ yếu theo hai luống ý kiến đối lập nhau.
Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng những bức ảnh này đã được chụp bởi một “tay phó nhòm chuyên nghề chụp ảnh khiêu dâm” với ý đồ chính trị là khai thác những hình ảnh dung tục của người phụ nữ Việt nhằm hạ thấp Việt Nam như một dân tộc thuộc địa thấp kém, đồng thời cũng nhằm lôi cuốn đàn ông Pháp sang phục vụ công cuộc khai thác Đông Dương.
Luồng ý kiến ngược lại cho rằng, dù không tránh khỏi cái nhìn về người Việt Nam như một dân tộc lạc hậu dưới con mắt của một nước lớn, nhưng những bức ảnh trên cũng không hề dung tục.Đó là những bức ảnh chân thực, giàu tính tư liệu, được được chụp bởi tay máy chuyên nghiệp biết tôn trọng văn hoá bản địa. Những bức ảnh này được chụp với với một tinh thần dân tộc học rõ nét nhằm truyền đạt những thông tin văn hóa bằng hình ảnh.Dưới đây là một số hình ảnh khỏa thân trong bộ sưu tập của Philippe Chaplain.
***
Năm 1885, Pierre Dieulefils gia nhập pháo binh Pháp ở Bắc Kỳ.
Năm 1886, ông mở triển lãm ảnh đầu tiên của mình tại Hà Nội.
Từ năm 1888, sau khi giải ngũ, ông hành nghề ảnh tại Hà Nội.
Năm 1889, ông đoạt huy chương đồng tại Exposition Universelle tại Paris nhờ những bức ảnh chụp tại Đông Dương.
Ông cưới vợ là bà Marie Glais năm 1889 và đưa vợ sang sống tại Hà Nội.
Năm 1900 ông đoạt huy chương vàng tại Exposition Universelle tại Paris. Năm 1910, ông lại đoạt huy chương vàng tại l’Exposition Internationale de Bruxelles.
Những năm cuối đời ông sống và làm thơ tại quê nhà ở Malestroit.
Theo Đất Việt
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Câu đối của dân Đè Nẽng (Hoài Lưu k5)
Thứ Năm, 6 tháng 10, 2011
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
3 nhận xét:
Không hề dung tục, đây là bộ sưu tập quý!
Cảm ơn Đạt!
Những bức ảnh này có giá trị nghệ thuật,nhân chủng học,lịch sử văn hoá của người Việt cách đây hơn 130 năm. Thủ hỏi thế hệ @ ngày nay nếu không có những tấm ảnh này làm sao họ biết được người Việt xưa có tục nhuộm răng đen.Người phụ nữ có hàm răng cành đen ,càng được cho là đẹp.Cám ơn Đạt . KC
Rất thanh, không tục tí nào!
Đăng nhận xét