Mỗi dân tộc đều có bản sắc nghệ thuật, âm nhạc, vũ điệu dân gian của riêngmình. Nếu một số vũ điệu như Flamenco -Tây Ban Nha, Samba - Brazil, … đã góp phần giúp thế giới hiểu hơn về nền văn hóa của mỗi dân tộc, thì những điệu nhảy Nga cũng như vậy. Những điệu nhảy Nga phản ánh phong cách sống, tính cách con người Nga. Đi kèm theo chúng là những bản nhạc đi sâu vào long người, là những câu chuyện về dân tộc, về những nhân vật lịch sử, về quê hương, đất nướcvà vùng đất Nga vĩ đại.
Nói tới văn hóa Nga,có lẽ rất nhiều người sẽ nghĩ ngay tới nghệ thuật múa ballet. Quả đúng như vậy, từ thời xưa các Nga hoàng và quan lại Nga luôn quan tâm tới sự phát triển của khiêu vũ, đặc biệt là ballet - một điệu nhảy cổ điển xuất phát từ Italy cổ. Đến năm 1738, theo đề nghị của các vũ sư người Pháp Jean-Baptiste Lande, trường dạy ballet đầu tiên ở Nga đã được xây dựng tại St.Petersburg, nay là Học viện Ballet A.I. Vaganova.
Những bản sắc dân tộc Nga được đưa vào trong ballet từ đầu thế kỷ XIX do công của biên đạo múa người Pháp Charles Frederic Louis Didelot. Tuy nhiên, sự nghiệp ballet ở Nga chỉ thực sự nổi tiếng nhờ vở vũ kịch ballet nổi tiếng “Hồ thiên nga”.
Vở ” Hồ thiên nga” là của nhà soạn nhạc lừng danh Peter Illitch Tchaikovsky .
Peter Illitch Tchaikovsky sinh ngày25/5/1840 ở Votkinsk (thuộc Uran), trong một gia đình kỹ sư mỏ. Sống trong gia đình quý tộc bậc trung, cậu bé được giáo dục toàn diện, rất yêu thích và có năng khiếu về âm nhạc từ nhỏ. Nhưng bố mẹ không muốn cho con theo con đường nghệ thuật nên đã gửi Tchaikovsky’s đến Petersburg để học ở trường Trung cấp Luật ( từ năm 1850-1859). Trong thời gian này cậu bé say mê học âm nhạc.
Theo lời khuyên của A.Rubinsten, Tchaikovsky bỏ nghề luật và thi vào Nhạc viện S.Petersburg (1862). Sau ba năm học tập, Tchaikovsky tốt nghiệp với huy chương bạc và trở về hoạt động ở Moscow rồi trở thành giáo sư của Nhạc viện thành phố (1865). Tchaikovsky’s hoạt động âm nhạc rất hăng say trong lĩnh vực sáng tác, lý luận, giáo dục... Trong khoảng 12 năm (từ 1865-1877) ông đã sáng tác nhiều tác phẩm.
Năm 1877, Tchaikovsky đã vấp phải một sai lầm tai hại khi cưới một trong những học trò của mình, Antonina Ivanova Miliukova. Tchaikovsky, một người đa cảm quá mức, bất hạnh và luôn giấu kín bệnh đồng tính của mình: whistling, hy vọng rằng một cuộc hôn nhân đáng trân trọng với một học trò tôn kính thần tượng sẽ là một giải pháp khả thi cho cảnh ngộ khó khăn. Thật không may, ông đã chọn phải một phụ nữ không chỉ không thông minh, lại còn mắc chứng cuồng tưởng. Cuộc hôn nhân này kéo dài được 9 tuần, và lên tới đỉnh điểm đổ vỡ khiến Tchaikovsky nghĩ tới việc tự tử bằng cách nhảy xuống sông (để lại cho ông chứng viêm phổi). Modest, người em của ông, cũng bị bệnh đồng tính, đã cứu sống ông và đưa ông về St Petersburg, nơi Tchaikovsky trải qua một cuộc khủng hoảng tinh thần thực sự.
Vào thời gian này, Tchaikovsky đã bắt đầu một quan hệ với một goá phụ giàu có, bà Nadejda von Meck, người đã trở thành "người bảo trợ" cho ông trong 14 năm tiếp sau. Bà lúc đó 46 tuổi, là mẹ của 7 đứa trẻ. Nhưng bà đã đề nghị được trợ cấp cho Tchaikovsky với điều kiện họ không bao giờ gặp nhau. Trong quá trình trao đổi thư từ rất nhiều giữa hai người, bà đã viết " ... Tôi sợ sự giao thiệp với ngài. Tôi muốn nghĩ về ngài từ một khoảng cách xa, để nghe ngài nói trong nhạc của ngài và chia sẻ những xúc cảm của ngài qua đó”.
Mỗi khi họ gặp mặt nhau tại một buổi hoà nhạc, hai người chẳng ai nói lời nào và họ quay mặt đi trong bối rối, ngại ngùng. Mối quan hệ bất thường này cùng với những khoản tiền hoa hồng ngày càng nhiều cho phép Tchaikovsky từ bỏ việc dạy nhạc và sống một cuộc đời sung túc, đầy đủ ở một vùng quê yên bình.
Tuy nhiên, cuộc sống nơi vắng vẻ cũng không thể làm ông khuây khoả bớt những tổn thương về xúc cảm, và ông tiếp tục trải qua những cơn đau đầu, thường khiến ông phải vật vã và uống rất nhiều rượu để vượt qua. Trong nhật ký, ông viết: Đương nhiên, việc lạm dụng rượu là rất có hại. Tôi hoàn toàn đồng ý với điều này. Nhưng tôi, một người đau ốm, luôn bị khủng hoảng thần kinh, hoàn toàn không thể làm được việc gì mà không dùng đến rượu. Khi Nadja chấm dứt mối quan hệ của họ một cách đột ngột vào năm 1890, do các lo ngại của bà về nguy cơ phá sản, Tchaikovsky đã bị tổn thương nặng nề về tinh thần. Bà từ chối trả lời các bức thư của ông và do đó, mọi "niềm tin của ông về con người' 'đã bị đảo lộn. Tchaikovsky không biết rằng, Nadja đã phải chịu đựng căn bệnh thần kinh của bà.
Tchaikovsky rời đến New York năm 1891 để tham gia vào các hoạt động khánh thành Nhà hát Carnegie Hall. Nước Mỹ đã quyến rũ ông, nhưng ông đã viết rằng: Tôi ưa thích tất cả mọi thứ như một người ngồi trước một bàn ăn bày tất cả những tinh hoa của nghệ thuật ẩm thực nhưng thiếu cảm giác ngon miệng.
Năm 1893, ông đã qua đời với nguyên nhân được cho là bị nhiễm khuẩn tả do uống nước không đun sôi, (có thể là do chủ ý của ai đó?). Cũng có một số giả định cho rằng, có thể ông đã bị đầu độc để ngăn chặn sự bại lộ của một vụ scandal tình dục đồng giới có liên quan đến tầng lớp quý tộc.
Vở ballet “ Hồ Thiên Nga” một vũ kịch nổi tiếng gắn liền với tên tuổi Tchaikovsky, tác phẩm đã ra đời từ hơn 100 trước, vào năm 1877, nhưng đến nay nó vẫn là niềm say mê với những ai yêu thích nghệ thuật, bởi nó bộc bạch được những tâm tư cháy bỏng rất đỗi con người. Đó là, tình yêu tuyệt đối, ước mơ cao cả, nỗi thất vọng và sự cám dỗ của đời thường...
Xin mời các bạn thưởng thức "Điệu nhảy thiên nga" (trích từ vở ballet "Hồ Thiên nga").
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Thứ Năm, 29 tháng 12, 2011
Tchaikovsky và vở ballet "Hồ Thiên nga" (Thủy k42)
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
6 nhận xét:
Đúng là vừa đi thực tập vừa viết nên nhiều lỗi ngữ pháp (nhiều từ chả chịu tách). Thông cổm nhưng lần sau cố sửa để BT5 đỡ mệt nghe!
BT5
Có khi Thủy phải học thêm "Lý-Sáng-Chỉ" ở Nhạc viện?
Cháu cảm ơn bác đã đóng góp. Cháu sẽ sửa ạ.
Cháu thường tranh thủ viết bài gửi đến báo liếp lúc đêm đã về khuya. Cháu mang laptop lên giường, vừa nằm xoài ra vừa viết ( cháu nằm xấp rất là khó chịu, chỉ muốn nhanh nhanh cho xong) . Nhiều hôm cháu ngủ lúc nào cũng ko biết nữa ạ.
Như bài " Gánh lúa " sáng qua ạ. Ôi, cháu ngủ dậy muộn, mắt nhắm mắt mở viết bài gửi đến báo liếp. Cháu viết vội quá nên đoạn phân tích cháu cũng chưa được hài lòng. Cháu còn chưa đọc lại mình đã viết những gì nữa cơ ạ, nên cháu cũng chưa sửa lỗi chính tả + câu pháp.
Cháu sẽ lưu ý để bài viết ko gây khó chịu đến bạn đọc ạ.
Nhưng các bác ơi, cháu đã gửi cho bác Quốc một số bài viết, có lẽ là những bài đó vẫn bị mắc lỗi ạ. Vì sự nhiệt tình nên cháu mong các bác thông cảm cho cháu nhé.
Cháu cảm ơn bác đã đóng góp.
Cháu Thủy.
cháu thủy{k42)bác đã đọc nhiều com men của cháu nhắm mắt bác hình dung một cháu gái nhiệt tình nhí nhảnh trong sáng đến là vô tư.hình như cháu cảm nhận được cái hồn của những người lính già.bác hình dung:cháu sống thiên về nội tâm nhưng không mất cái nhiệt tình của giới trẻ.cháu có sự hiểu biêt về âm nhạc{nhất là cổ điển}tâm hồn cháu đã thấm đẫm trong nền nhạc bác học{điều này hơi hiếm}cháu đả có bạn trai chưa?góp ý với cháu nhé:không thể là:nằm xấp-mà phải là nằm sấp.trong nhiều bài của cháu.tại sao không nói về sopanh.theo bác ông này"hơi bị thiên tài"đấy.mong cháu khỏe công tác tốt và luôn mở rộng tấm lòng biết thông cảm với những khốn khó của những người không may mắn trong đời thường.
3
Cháu cảm ơn bác Phúc Chiến ạ.
Nhạc cổ điển, những bản cháu giới thiệu ở đây, có thể nói là cháu thuộc lòng giai điệu và nghe là có thể hình dung ạ.
Giới trẻ cháu ít người thích thể loại nhạc này trừ một số ít những người biết nghe và chơi nhạc cổ điển. Thế nên, sở thích của cháu có lẽ là hơi kì. Tuy nhiên về âm nhạc cháu có nhiều sở thích ạ.
Vì phiên chợ Ba Tư là bản nhạc rất quen thuộc với những ai nghe nhạc cổ điển nên cháu đã chọn để giới thiệu lần đầu tiên. Cháu lo là nhạc cổ điển không hợp với các bác lính vì thường thì các bác lính thích nhạc tiền chiến Và cháu rất vui khi bài giới thiệu đầu tiên đó được các bác ủng hộ và còn được bác Kiến Quốc lập thêm một mục nhạc cổ điển. Qua đó cháu cảm nhận rằng: yêu nhạc cổ điển cũng là một trong những nét rất đặc trưng của các bác lính Trỗi.
Nhạc cổ điển quả thực nếu không có khả năng cảm nhận nhạy bén và không có kiến thức về thể loại nhạc này thì rất khó hiểu.
Cháu nhớ cách đây 6 năm, cháu có giới thiệu với cô bạn thân của cháu về bản ouverture de carmen. Bạn cháu nói, bạn cháu nghe ko hay, chẳng có gì là thú vị cả.
Cháu chưa có bạn trai ạ và cháu cũng chưa có mối tình đầu.
Cháu nhớ là ngày cấp 3, cháu tập trung ôn luyện để đỗ đại học để sau khi vào đại học thì mới yêu... Ngày đó, giới trẻ bọn cháu cũng đã biết yêu từ năm cấp 2 rồi ạ.
Nhưng khi vào đại học, cháu lại thấy trong quân đội khi phân công tác mỗi người một nơi nên tình cảm thường hay bị chia ly nên cháu quyết định thôi để khi ra trường ổn định công việc thì tình yêu mới có thể tiến tới hôn nhân. Cháu sống nặng tình cảm nên cháu rất sợ sự đổ vỡ trong tình yêu, chính vì thế mà cháu rất thận trọng trong về vấn đề này ạ.
Và bản thân cháu cũng không thích một cô gái trải qua nhiều mối tình. Có lẽ là cháu vẫn còn phong kiến và lạc hậu ạ.
Con gái của bọ nói hay quá.
Góp ý vậy thôi, có sai có sửa. "Không biết thì hỏi, tự li làm gì...".
Đăng nhận xét