“Triệu bông hồng” có xuất xứ từ một bài hát Latvia do Andrei
Vosnesensky viết lại lời Nga cho bài hát tiếng Latvia của Raimond
Pauls.
Bài hát “Triệu bông hồng” (ban đầu) thực ra không phải về anh họa sỹ
nghèo, mà về một cô bé thuở ấu thơ được nghe mẹ hát một khúc hát, sau
này khi lớn lên cô đã hát tặng con gái mình giai điệu này. Lúc đầu
Raimond Pauls viết bằng tiếng Latvia. Chỉ sau này, Andrei Voznesensky
nghe giai điệu này đã viết lời theo cách khác của mình, sau khi nhớ
lại một truyền thuyết đẹp về tình yêu của một anh họa sỹ. Nhờ Andrei
Voznesensky mà ca khúc được phổ biến rộng rãi.
Và đây là câu chuyện tình yêu:
Andrei Voznesensky nói đây là “một truyền thuyết tình yêu” nhưng đó
lại là một câu chuyện có thật xảy ra ở xứ Gruzia.
Cậu bé Niko mồ côi cha mẹ từ năm 8 tuổi, phải đi ở cho một gia đình
khá giả. Năm 25 tuổi, Niko cầu hôn người chị nuôi tên Elisabet, một
góa phụ tuổi 40 và bị chối từ.
Sau 3 năm làm nhân viên hỏa xa, bị sa thải vì thường xuyên bỏ việc chủ
yếu do nghiện rượu, ông mở một quán bán sữa rồi dành dụm tiền xây cho
chị gái một ngôi nhà ở quê (nay là viện bảo tàng của danh họa). Mọi
mai mối tìm vợ cho ông đều vô ích vì ông không muốn lấy vợ : “ Tôi cóc
cần vợ con. Trong đầu tôi chỉ có : rót đi! Uống đi!”
Tháng 3 năm 1909, các áp-phích ở Tbilisi quảng cáo rầm rộ về 7 đêm
diễn của cô ca sỹ phòng trà – vũ nữ người Pháp Margarita. Nhìn thấy
nàng trên sân khấu, Niko thốt lên: “đó không phải là một phụ nữ, đó là
viên ngọc trai trong hộp trang sức!”
Phần sau của câu chuyện tình giữa hai người được kể theo nhiều cách
khác nhau, nhưng tất cả đều truyền tụng chuyện chàng họa sỹ đã tặng cô
ca sỹ rất nhiều hoa để sau đó vài ngày, cô ca sỹ lên tàu đi cùng một
người giàu có và không bao giờ trở lại. Tiền đâu để chàng họa sỹ nghèo
mua nhiều hoa thế? Nghe nói, chàng đã bán nhà và cả quán sữa của mình
để từ ấy sống trong cùng kiệt.
Sau đây, xin mời các bạn thưởng thức ca khúc!
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- Thiên An Môn (Huy Đức)
- Bia “MET" Berlin (Trần Đình - Berlin)
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
- Thông bíu !!!
Chủ Nhật, 8 tháng 1, 2012
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
2 nhận xét:
Ở ta Ái Vân hát rất hay bài này!
Ở Nga thường có những ca khúc được phóng tác từ ca khúc gốc. Tỷ như "Green Field" được viết thành "Gorod destva" (Thành phố tuổi thơ) mà nội dung của nó hay không kém lời gốc.
Chắc "Milion rosy" cũng vậy chăng?
KQ
Đăng nhận xét