Cảm xúc như hạt cát trong lòng bàn tay, không
chặt quá không lỏng quá, vừa phải sẽ gìn giữ được nhiều...
Chợt muốn viết một cái gì đó, muốn kì cạch kì
cạch gõ gõ và trải lòng cùng bàn phím…
Không yêu Hà Nội nhiều, không thấy ấm lòng
khi Hà Nội vào đông, thấy Hà Nội cô quạnh và buồn,.Thấy mình như chơi vơi với
sự lựa chọn, thế nào là chọn lựa, thế nào là suy nghĩ và lí trí, muốn tan ra
với mong ước bứt phá mình, con ngựa lang thang, không dừng chân bước, tung
hoành trên đồng cỏ xanh…
Bùm vào một mớ lo toan, chợt thấy buồn nhiều
khi mình đã có cố gắng nhưng chưa làm được bao nhiêu...
Có 2 giả thiết, một là cố gắng chưa đủ hai là
thiếu chút gì may mắn, chắc là mình thiếu cả hai. Thiếu cả ba - bốn - năm - sáu - bảy
- tám - chín - mười v.v và v.v nữa nhỉ?
Căng như dây đàn, câu chuyện nhỏ cũng khiến
sự việc trầm trọng, trên suốt con đường đi về chiều nay, mình chỉ mong thật nhanh tới nhà,
rửa mặt cho mắt đỡ cay. Ý tưởng từ bỏ hiện lên chập chờn. Chưa bao giờ cảm thấy
mình già nua như bây giờ, mọi thứ kéo theo một chuỗi sự liên kết, không phải
chỉ sống mình mình và sống cho riêng mình.
Có 2 sự lựa chọn, bước tiếp và dừng lại. Mình
không còn quyền chọn phương án 2, chỉ là bước đi như thế nào, để bớt khó khăn,
bớt vấp ngã, bớt làm mình xước sát chân tay.
Không thích nói buồn, nhưng thực sự buồn lắm,
Vô cảm kinh khủng, không còn ngôn từ để có thể thoát ra khỏi cái đầu u tối,
muốn được call cho một ai đó, chẳng biết call cho ai, vì phải chấp nhận sự lựa
chọn của mình.
Lá rơi trong chiều lạnh, cô quạnh và run
rẩy...
Bài đăng Phổ biến
- Bài hát chế "HN - niềm tin và hy vọng"
- Nguồn Gốc Chữ Nôm của Đỗ Thành (ST: Quốc Việt)
- Làng Cổ Nhuế qua bài viết của Phạm Thế Việt (ST: KC)
- Thơ gửi từ Úc: THƯỜNG DÂN (Ngô Hà, dân Guilin 1950)
- Hồ Xuân Hương và bài thơ Vịnh cái quạt (Huỳnh Văn Úc)
- TẠI SAO GIỚI TUYẾN HAI MIỀN LẠI LÀ VĨ TUYẾN 17? (Việt Dũng)
- CÂU CHUYỆN TẬP KẾT RA BẮC (1954 – 1956) - (Việt Dũng)
- Bài thơ Xứ Quảng (Phan Hoài Thuận)
- Tiệc mừng Ts Bs Văn Công Phước nhận nhiệm vụ mới
- Bức tranh sơn dầu "Bắc Kinh 2008", họa sĩ Lưu Dật có ý gì?
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét